« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU VỀ HUYẾT HỌC CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) BỆNH TRẮNG GAN TRẮNG MANG


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU VỀ HUYẾT HỌC CÁ TRA.
- Mục tiêu đề tài nhằm xác định các chỉ tiêu huyết học như hồng cầu và bạch cầu, mầm bệnh vi khuẩn và kí sinh trùng của 164 mẫu cá bệnh TGTM trong 17 ao cá tra.
- Kết quả phân tích cho thấy số lượng hồng cầu ở cá bị TGTM giảm trầm trọng, chỉ còn 4,57% so với cá khỏe.
- Xuất hiện nhiều dạng bất thường của hồng cầu như sự gia tăng tế bào tiền trưởng thành hoặc sự hiện diện của tế bào mất nhân, hồng cầu hai nhân cũng thường thấy trong máu cá TGTM.
- Bên cạnh đó, tế bào bạch cầu ở cá bệnh cũng giảm nghiêm trọng.
- Bạch cầu của cá bị TGTM giảm thấp khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với cá khỏe.
- Cá bệnh nặng, tỳ tạng cá bị TGTM nặng teo nhỏ..
- Pha loãng máu cá với dung dịch nhuộm hồng cầu theo tỷ lê 10 µl máu cá và 990 µl dung dịch Natt-Herrick (độ pha loãng 100 lần) đối với cá khỏe, với tỷ lệ 10 máu và 190 µl dung dịch Natt-Herrick (độ pha loãng 20 lần) ở cá có biểu hiện TGTM..
- Đinh lượng hồng cầu bằng buồng đếm Neubauer ở vật kính hiển vi 40X (Natt and Herrick, 1952) và tổng bạch cầu ở vật kính 100X (Humason, 1979).
- mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm để nhuộm bạch cầu bằng dung dịch Wright (3-5 phút), dung dịch pH phút), dung dịch Giemsa (20-30 phút) và dung dịch pH 6,2 (5-30 phút) (Humason, 1979).
- 3 KẾT QUẢ.
- 3.1 Kết quả phân tích hồng cầu.
- Đối với cá tra bị TGTM, hồng cầu có sự thay đổi rõ rệt về hình thái và số lượng so với cá tra khỏe (Hình 1).
- Sự hiện diện của các dạng hồng cầu không bình thường như hồng cầu có nhân trực phân, hồng cầu bị mất nhân, bị tan nhân và điểm chú ý là có sự gia tăng của hồng cầu tiền trưởng thành - hồng cầu có nhân to, bắt màu nhạt hơn hồng cầu trưởng thành, tế bào chất có vẻ mỏng manh, màu hồng hoặc xanh sáng và phân cách nhân - tế bào chất không rõ (Hình 2)..
- Mật độ hồng cầu của cá tra khỏe xác định được là 2,27x10 6 tb/mm 3 .
- Kết quả thống kê cho thấy mật độ hồng cầu cá bệnh giảm nghiêm trọng.
- Mật độ hồng cầu giảm dần từ cá không có biểu hiện TGTM đến cá TGTM nhẹ và thấp nhất ở cá bị TGTM nặng (Hình 3).
- So với cá khỏe, cá không có biểu hiện TGTM trong ao TGTM mật độ hồng cầu đã giảm khoảng 30%, cá TGTM nhẹ hồng cầu cá giảm chỉ còn 18,7% và 4,57% ở cá bị TGTM nặng.
- Mật độ hồng cầu ở 4 nhóm cá đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 1)..
- Hình 1: Hồng cầu cá tra khỏe (100X) Hình 2 : Hồng cầu cá TGTM (100X).
- A: Hồng cầu trưởng thành, B: Hồng cầu tiền trưởng thành, C: Hồng cầu có 2 nhân.
- Bảng 1: Mật độ hồng cầu của cá tra khỏe và cá trong ao TGTM.
- Tình trạng cá Số mẫu Mật độ hồng cầu (tế bàox10 5 /mm 3.
- Cá TGTM nhẹ c.
- Cá TGTM nặng d.
- Cá TGTM nặng.
- Mật độ hồng cầu (tế bàox10^5/mm^3).
- Hình 3: Mật độ hồng cầu của cá tra khỏe và cá trong ao TGTM.
- 3.2 Kết quả phân tích bạch cầu 3.2.1 Kết quả phân tích tổng bạch cầu.
- Biến động tổng bạch cầu của cá tra khỏe và cá trong ao TGTM được trình bày ở bảng 2..
- Bảng 2: Mật độ tổng bạch cầu của từng nhóm cá.
- Nhóm cá Số mẫu Mật độ tổng bạch cầu (tế bào x 10 4 /mm 3.
- Cá TGTM nặng c.
- Mật độ tổng bạch cầu của cá có sự thay đổi rõ rệt giữa các nhóm cá (Hình 4).
- Bạch cầu cá không có biểu hiện TGTM trong ao bệnh (11,4x10 4 tế bào/mm 3 ) tăng 1,12% so với cá khỏe (10,1x10 4 tế bào/mm 3.
- Nhưng đối với cá TGTM, bạch cầu của cá giảm rõ rệt, đặc biệt khi cá bị TGTM nặng (Bảng 2)..
- Mật độ TBC (tế bàox10^4/mm^3).
- Hình 4: Mật độ tổng bạch cầu của cá tra khỏe và cá trong ao TGTM.
- 3.2.2 Kết quả phân tích chỉ tiêu về bạch cầu.
- Trên tiêu bản quan sát được 4 loại tế bào bạch cầu ở cá tra: tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và tiểu cầu (Hình 6).
- Ngoài ra còn có sự xuất hiện của bạch cầu ưa bazơ và đại thực bào.
- Tuy nhiên, tần số xuất hiện hai loại tế bào này rất thấp nên không tính được mật độ bạch cầu ưa bazơ và đại thực bào..
- Bảng 3: Chỉ tiêu bạch cầu trên cá tra khỏe và cá trong ao TGTM.
- Nhóm cá Tế bào lympho (tbx10 3 /mm 3.
- Bạch cầu đơn nhân (tbx10 3 /mm 3.
- Bạch cầu trung tính (tbx10 3 /mm 3 ) Cá khỏe 81,0±41 a 16,1±9,33 a 2,59±2.61 a 2,59±1,42 a Cá không TGTM a 7,15±9,81 b 9,25±7.07 b 9,25±3,13 a Cá TGTM nhẹ b 1,74±2,96 c 2,88±2.71 a b Cá TGTM nặng c 0,25±0,45 d 1,24±1.53 c b.
- Hình 5: Biến động chỉ tiêu bạch cầu của cá TGTM so với cá khỏe.
- Theo số liệu thống kê chỉ có sự gia tăng mật độ bạch cầu đơn nhân ở cá không có biểu hiện TGTM trong ao bệnh là có ý nghĩa (p<0,05) (Bảng 3).
- Cá bị TGTM nặng, mật độ bạch cầu đơn nhân có giá trị thấp nhất (p<0,05).
- Bạch cầu trung tính cũng gia tăng mật số ở nhóm cá không có bệnh trong ao bệnh TGTM nhưng không đáng kể (p>0,05).
- Ở cá TGTM, mật độ bạch cầu trung tính giảm nhưng sự khác biệt giữa cá TGTM nhẹ và cá TGTM nặng là không có ý nghĩa (p>0,05).
- Song song đó, sự khác biệt về số lượng tế bào lympho (Hình 7) giữa cá khỏe và cá bệnh trắng gan trắng mang cũng được ghi nhận.
- So với cá khỏe, mật độ tế bào tăng lên ở nhóm cá không bệnh trong ao cá bệnh TGTM nhưng lại giảm ở cá bệnh TGTM và giảm mức thấp nhất ở cá bệnh nặng.
- Tiểu cầu của cá trong ao TGTM giảm dần từ cá không có biểu hiện TGTM trong ao bệnh đến cá TGTM nhẹ và thấp nhất ở cá TGTM nặng..
- Hình 6: Bạch cầu đơn nhân (A), bạch cầu trung tính (B) và tiểu cầu (C) (100X).
- Hình 7: Tế bào lympho (100X) (mũi tên).
- tế bào hồng cầu, tạo nên màu đỏ tươi thường thấy ở mang.
- Thận trước và tỳ tạng của cá là cơ quan tạo máu quan trọng của cá, là ngân hàng dự trữ máu tạm thời trước khi tế bào máu trưởng thành tham gia vào vòng tuần hoàn máu (Anderson, 1974;.
- Hiện tượng tỳ tạng của cá bệnh TGTM sưng to hoặc teo nhỏ so với bình thường được giải thích là do lượng hồng cầu trong tỳ tạng giảm làm thoái hóa cơ quan này..
- Mặt khác, ở cá bệnh TGTM là máu nhạt dần, bệnh nặng máu chỉ còn màu trắng kem.
- Khi số lượng hồng cầu trong máu giảm sẽ làm cho máu giảm màu đỏ và ít nhớt.
- Kết quả phân tích hồng cầu cá bệnh cho thấy, ở nhóm cá không bệnh trong ao TGTM, mật độ hồng cầu đã giảm khoảng 30% so với cá khỏe, cá bệnh nhẹ hồng cầu cá giảm 81,3% và giảm nhiều nhất ở cá bệnh nặng 95,4%.
- Hiện tượng giảm hồng cầu ở cá được nhiều tác giả lý giải.
- (2004) chỉ ra rằng thiếu máu ở cá trê phi ngộ độc đồng là do sự sưng phồng và hủy hoại của hồng cầu.
- Một số nghiên cứu cho rằng cơ chế thiếu máu ở cá có thể do hồng cầu vỡ, chu kỳ sống của hồng cầu bị rút ngắn hay quá trình chuyển hóa chất sắt để tạo hồng cầu bị hạn chế.
- Quá trình tạo hồng cầu bị gián đoạn, có thể tạo ra những dạng hồng cầu không hoàn chỉnh.
- Thật vậy, máu cá bệnh TGTM có sự hiện diện của các loại tế bào không bình thường như tế bào hai nhân, tế bào mất nhân và đặc biệt là sự gia tăng của tế bào tiền trưởng thành - một dạng tế bào có ở thận trước và tỳ tạng, hiếm khi gặp trong máu tuần hoàn khi cá ở trạng thái bình thường (Chinabut et al., 1991.
- Svecevièius 1997) đều cho thấy sự gia tăng đột ngột của hồng cầu tiền trưởng thành trong máu ngoại vi.
- Như vậy, sự gia tăng của hồng cầu tiền trưởng thành trong máu tuần hoàn là một dạng biểu hiện bệnh lý cho tình trạng bất thường của cơ thể.
- Ở cá TGTM, hồng cầu chưa trưởng thành nhưng đã tham gia vào vòng tuần hoàn máu là bằng chứng cho sự rút ngắn vòng đời hồng cầu cũng như cho thấy sai sót trong quá trình tạo máu.
- (1991), ở hồng cầu tiền trưởng thành lượng hemoglobin giảm, do đó hồng cầu tiền trưởng thành và hồng cầu dị dạng không đảm bảo được chức năng của hồng cầu..
- Bên cạnh sự suy giảm và thay đổi của tế bào hồng cầu, kết quả về sự thay đổi về số lượng của nhóm tế bào bạch cầu trong mẫu cá bệnh TGTM cũng được ghi nhận..
- Số lượng tổng bạch cầu giảm mạnh và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với cá khỏe.
- Bên cạnh đó số lượng của mỗi loại bạch cầu như bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào lympho và tiểu cầu cũng biến động..
- Theo Houston (1990), bạch cầu có vai trò thực bào và đáp ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh xâm nhập và các nhân tố bất lợi khác.
- Điển hình như ở cá, tế bào lympho là dạng bạch cầu thường thấy nhất trong máu tuần hoàn chiếm 70-90%.
- tổng bạch cầu của cá (Hibiya, 1982).
- Những tế bào lympho đảm nhiệm chức năng bảo vệ cơ thể bằng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể (Lê Thị Hoàng Mỹ, 2007).
- Ở cá tra, tế bào lympho có nhân tròn, bắt màu xanh tối, đôi khi thấy nhân hơi lõm vào.
- Tế bào chất của tế bào lympho rất ít, chỉ là một lớp mỏng bao quanh nhân (Hình 7).
- Như vậy, tế bào lympho của cá tăng ở nhóm cá không có biểu hiện TGTM trong ao TGTM so với cá khỏe nhưng mức độ tăng không có ý nghĩa thống kê.
- Khi cá chuyển sang TGTM thì mật độ tế bào lympho giảm dần (p<0,05), thấp nhất ở cá TGTM nặng.
- Tương tự như ở tế bào lympho, sự suy giảm về số lượng tế bào bạch cầu đơn nhân và tế bào trung tính ở cá bệnh TGTM cũng được tìm thấy..
- Ở người, bạch cầu đơn nhân chỉ tồn tại trong máu vài giờ rồi đi vào mô, nhanh chóng trở thành đại thực bào có kích thước lớn, bào chất chứa lysosom, ty lạp thể và những không bào lớn, có khả năng thực bào (Lê Thị Hoàng Mỹ, 2007).
- Còn đối với bạch cầu trung tính, cũng theo tác giả loại tế bào này trên người giữ vai trò quan trọng trong kháng viêm, thực bào trước khi một lượng lớn đại thực bào được huy động đến nơi tổn thương.
- Ở cá, khả năng thực bào của bạch cầu trung tính vẫn còn là vấn đề được tranh luận (trích dẫn bởi Chinabut et al., 1991 và Houston, 1990).
- Tuy nhiên, có nhiều tác giả báo cáo về sự di chuyển bạch cầu trung tính của cá đến khu vực nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay bị tổn thương cơ học như (Thorpe &.
- Một điểm đặc biệt là tế bào lympho và bach cầu đơn nhân đều gia tăng mật số ở cá không có biểu hiện TGTM trong ao bệnh và cá TGTM nhẹ.
- Tuy nhiên, ở cá TGTM nặng, hệ miễn dịch suy giảm trầm trọng nên mật độ bạch cầu đơn nhân của cá giảm.
- Ngoài ra 3 loại tế bào trên, số lượng tiểu cầu của cá bệnh giảm dần và thấp nhất ở cá TGTM nặng.
- Tế bào tiểu cầu cá tra thường có dạng dài, nhân xanh đen chiếm hầu hết tế bào, tế bào chất chỉ là viền mỏng quanh nhân (Hình 6).
- Qua phân tích huyết học cá bệnh TGTM cho thấy số lượng của hồng cầu và các loại bạch cầu giảm rất thấp ở cá bệnh và có sự hiện diện hồng cầu hư tổn, hồng cầu biến dạng.
- Bằng chứng rõ nhất là ở cá bệnh TGTM nặng tỷ lệ cảm nhiễm và thành phần ký sinh trùng kí sinh trên các cơ quan cao hơn so cá khỏe..
- Một điểm đáng chú ý trong nghiên cứu này là sự hiện diện của bệnh gan thận mủ trong ao cá bệnh TGTM.
- ictaluri trên mẫu cá bệnh trắng gan trắng mang xảy ra cùng với bệnh gan thận mủ.
- hình que tấn công trong tế bào máu, tương tự vi khuẩn E.
- ictlaluri phân lập từ ao cá bệnh mủ gan ở ĐBSCL.
- Ở cá bệnh TGTM, có sự suy giảm nghiêm trọng về mật độ tế bào hồng cầu ở cá bệnh nặng chỉ còn 4,57% so với cá khỏe, nhiều dạng tế bào không bình thường như tế bào chưa trưởng thành, tế bào mất nhân hoặc phân nhân.
- Bên cạnh đó, mật độ tế bào bạch cầu cũng giảm, thấp nhất ở cá bệnh nặng.
- Tạo máu và sinh lý hồng cầu