« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU VỀ TUỆ TĨNH


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU VỀ TUỆ TĨNH NGHIÊN CỨU VỀ TUỆ TĨNH.
- Tuệ Tĩnh là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
- Không những thế, thiền sư- y sư Tuệ Tĩnh còn là một nhà khoa bảng, tham gia vào công việc quản lý đất nước, đại diện những người trí thức của cả một dân tộc đi sứ sang Bắc quốc.
- Mô hình nhân cách của Tuệ Tĩnh (mô hình tăng quan) có thể coi là một đặc trưng về loại hình học nhân vật lịch sử đáng lưu ý.
- Bài viết sẽ đi vào biện luận với các tác giả cho rằng: Tuệ Tĩnh sống vào thời Lê Trung Hưng (tk XVI- XVII), như Trần Văn Giáp, Nguyễn Lang, Lê Văn Quán và Hà Văn Tấn.
- Tuệ Tĩnh liệu có phải là người của thế kỷ XVII?.
- Người đầu tiên cho rằng Tuệ Tĩnh sống vào thời Lê là Trần Văn Giáp.
- Ông cho rằng: Tuệ Tĩnh sống vào thời Lê Thần Tông có lẽ là Nguyễn Quốc Tĩnh (đi thi, đỗ và làm quan đến hết đời).
- “Theo tục truyền Tuệ Tĩnh thiền sư tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh, đậu Thái học sinh đời Trần Dụ Tông .
- Mặt khác, theo như những thông tin về Tuệ Tĩnh qua cuốn Đại Việt lịch triều đăng khoa lục do Võ Duy Đoán biên tập năm Thịnh Đức 2 (1654) thì Nguyễn Bá Tĩnh là một nhân vật lịch sử có thật, khác với Nguyễn Quốc Tịnh người Bắc Ninh.
- Như thế, việc học giả Trần Văn Giáp đánh đồng Nguyễn Bá Tĩnh thành Nguyễn Quốc Tịnh, để chứng minh rằng Tuệ Tĩnh là nhân vật của thế kỷ XVII là một kết luận chưa thỏa đáng..
- Cùng ý kiến với Trần Văn Giáp, Nguyễn Lang cho rằng: “Thiền sư Tuệ Tĩnh sinh vào cuối thế kỉ XVII…Bài tựa sách Khoá hư lục được viết năm 1631 cho nên ta biết ông sinh vào cuối thế kỉ XVII.”[2].
- Trong cuốn Nghiên cứu về chữ Nôm (1981), Lê Văn Quán cũng có xu hướng chứng minh Tuệ Tĩnh là người của thế kỷ XVII.
- Ông đưa ra ba cứ liệu trong Thập tam phương gia giảm để chứng minh tác phẩm này được trước tác vào thế kỷ XVII để từ đó khẳng định Tuệ Tĩnh là người sống vào thế kỷ XVII..
- Và dĩ nhiên càng chưa thể xác quyết rằng Tuệ Tĩnh- tác giả của nó là người của giai đoạn này..
- Hà Văn Tấn dựa trên các cứ liệu bi kí tại chùa Giám (Cẩm Giàng, Hải Dương) cho rằng Tuệ Tĩnh sống vào quãng giai đoạn cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.
- “Nghiêm sư” đó là ai? Trong danh sách những người bỏ công của để làm việc này, ta gặp dòng đầu ghi Hưng công hội chủ sa môn Chân An Giác Tính Tuệ Tĩnh thiền sư.
- Như vậy là thiền sư Tuệ Tĩnh có cái tên đầy đủ là Chân An Giác Tính Tuệ Tĩnh, đã đứng đầu trong việc đúc tượng Quan Âm năm 1711.
- Có người cho là Tuệ Tĩnh vẫn còn sống vào năm lập bia tức 1717.
- Vậy là có thể biết Tuệ Tĩnh mất năm Quý tỵ tức năm 1713…Đáng mừng là trên một cây hương (cột thiên đài) bằng đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) có dòng chữ: hưng công hội thủ uẩn tồn tây thổ tự ấu xuất gia tiệm tu giới hạnh Trúc lâm đầu đà Ma ha tỉ khâu Chỉ Ngu hòa thượng sa môn Chân An.
- Chân An, như ta đã thấy, tức Tuệ Tĩnh.
- Qua câu này ta thấy Tuệ Tĩnh đã xuất gia từ bé.
- Chúng tôi không hề phủ nhận rằng có một thiền sư pháp hiệu Tuệ Tĩnh từng tu tập tại chùa Giám.
- Nhưng vị thiền sư này không phải là y sư Tuệ Tĩnh mà lâu nay mọi người vẫn nhắc đến.
- Chứng cứ là thiền sư Tuệ Tĩnh thế kỷ XVII-XVIII có hiệu là Chân An, khác hẳn với tự của Tuệ Tĩnh đời Trần (Tráng Tử Vô Dật).
- Xét theo bài kệ truyền thừa[14] dòng Lâm Tế thế kỷ XVII-XVIII thì Chân An Tuệ Tĩnh sẽ ngang hàng với ông Chân Nguyên Tuệ Đăng tu tại chùa Quỳnh Lâm, Long Động ở Yên Tử, tức là hai ông này đều là học trò của Minh Lương, còn Minh Lương và Minh Hành thì đều là đệ tử truyền thừa y bát của Viên Văn Chuyết Chuyết thiền sư .
- Một lý do nữa để chúng tôi cho rằng có hai thiền sư Tuệ Tĩnh khác nhau đó là, các nội dung có đề cập đến qua tư liệu văn bia tại chùa Giám Cẩm Giàng không hề có thông tin nào trùng khít với hành trạng và trước tác của Tráng Tử Vô Dật Tuệ Tĩnh.
- Chỉ có một chi tiết trùng hợp ngẫu nhiên là Chân An Tuệ Tĩnh tu hành ngay tại quê hương của Tráng Tử Vô Dật đời Trần..
- Nghiên cứu về Tuệ Tĩnh qua các nguồn tư liệu.
- Đại Việt lịch triều đăng khoa lục, Hồng nghĩa Giác Tư y thư, Nam dược thần hiệu, Thập tam phương gia giảm, Nguyễn tiên sinh bảo y thư…đều ghi là Tuệ Tĩnh.
- Như thế, Huệ Tĩnh hay Tuệ Tĩnh là pháp hiệu của một nhân vật lịch sử nổi tiếng mà trước nay chúng ta đều biết tới..
- Tư liệu lịch sử sớm nhất về Tuệ Tĩnh (từ đây trở đây đều dùng âm này) có lẽ là sắc phong năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) triều Lê, phong Tuệ Tĩnh làm thành hoàng tại xã Yên Lư huyện Thụy Nguyên, Hải Phòng do Nguyễn Bính giữ chức Đông các Đại học sĩ tại viện Quản Mật.
- Cao Minh Đại Vương là phúc thần hàng thượng thượng đẳng, được ban mỹ tự là Cư Sĩ Linh Ứng, Thông Minh Chính Trực, Dương Uy Tích Phúc.” Ngoài ra, Lê Trần Đức cũng cho biết, hiện nay, đền còn cho tòng tự mẹ của Tuệ Tĩnh là Thánh mẫu Hoàng Thị Ngọc, bố của Tuệ Tĩnh là Thánh phụ Nguyễn Văn Vỹ cùng tiên công Phạm Văn Gia húy là Trịnh.
- và Tuệ Tĩnh còn được thờ chung với các vị thành hoàng khác của xã là: bà họ Lư đời Lý.
- Tư liệu lịch sử thứ hai ghi chép về Tuệ Tĩnh là cuốn Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 大越歷朝登科錄do Võ Duy Đoán biên tập năm Thịnh Đức 2 (1654).
- Đệ nhị giáp hữu sai gồm: Nguyễn Bá Tĩnh, người Hải Đông, đi sứ Bắc lam Điền hộ, nhà Minh giữ lại, đi tu lấy hiệu là Tuệ Tĩnh.
- Như thế, theo tư liệu cổ nhất hiện còn này, Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở xứ Hải Đông (nay thuộc địa phận hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên), ông là một nhà khoa bảng, đỗ Đệ nhị giáp Hữu sai, có xuất gia, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh.
- Tư liệu nữa đề cập đến Tuệ Tĩnh là tấm bia của Nguyễn Danh Nho năm 1699 tại văn chỉ quê hương của Tuệ Tĩnh.
- Tuy nhiên, năm 1939, không biết khai thác từ nguồn tư liệu bi kí nào tại địa phương, Nguyễn Xuân Dương đã công bố bài viết Truyện Tuệ Tĩnh trên Đông Y tùng báo số 01 (ngày trong bài viết này có đoạn “năm Tân Mão niên hiệu Thiệu Phong (1351) ông Tuệ Tĩnh thi đỗ vào Hoàng Giáp”.
- Và sau đó, năm 1957, Hồng Sơn đã viết bài Đi thăm đền thờ Tuệ Tĩnh trên Tạp chí nhân thuật (số 4, 5 tháng 2-3/1957, tr.4) với thông tin đầy đủ hơn: “Trong đền không có một tấm bia nào, chỉ thấy mấy tấm ở văn chỉ cạnh đền.
- Một tấm ghi rõ 32 vị đại khoa trong làng Nghĩa Phú và tổng Văn Thái, có ghi tên Tuệ Tĩnh đậu Hoàng Giáp năm Tân Mão (1351).
- tên ông Nguyễn Danh Nho đỗ Tiến sỹ khoa Canh Tuất triều Lê (1670), chính tiến sĩ Nguyễn Danh Nho[22] là người đã lập bia Văn chỉ từ năm Bính Tý là năm Chính Hoà thứ 17 đời Lê Hy Tông Theo như thông tin của những tư liệu trên, có điểm khác biệt duy nhất về Tuệ Tĩnh là thông tin về năm đỗ đại khoa: cuốn Đại Việt lịch triều đăng khoa lục ghi ông đỗ đệ nhị giáp hữu sai năm 1351.
- Nghiên cứu về vấn đề này, Mai Hồng đã lý giải và đưa ra giả thuyết như sau: “Như vậy, tuy bia của Nguyễn Danh Nho khắc năm 1699 như địa phương đã xác nhận, nhưng cũng đã được Nguyễn Xuân Dương dẫn lại trong Đông y tùng báo năm 1929 khi khẳng định Tuệ Tĩnh đậu khoa Tân Mão (1351).
- Lê Huy Phác nói Nguyễn Tuệ Tĩnh đậu khoa Tân Mão(1351).
- Vì các khoa thi Thái học sinh như thường lệ, đều không ghi tên người đậu, và từ năm 1345 không được sử chép nữa, thì ta cũng có thể tìm được việc thi đậu của Tuệ Tĩnh vào khoa Tân Mão (1351).
- Hơn nữa những người đậu Thái học sinh được thi vào thi đình, thì Tuệ Tĩnh đã có tiêu chuẩn dự thi.
- Như vậy, chúng tôi thấy có nhiều khả năng Tuệ Tĩnh đã đậu Thái học sinh năm 1351, và sau lại thi đậu Hoàng Giáp năm Cách lập luận trên là khá hữu lý..
- Các quan trong Y viện lại khảo tiếp nữa để tăng bổ.” Trang đầu quyển thượng của cuốn sách này còn ghi: 洪義堂戇子無逸宿禪慧靖著東關逸士黎德全法晟錄 “Hồng Nghĩa đường Tráng Tử Vô Dật túc thiền Tuệ Tĩnh trước, Đông Quan Hoè Nhai, dật sĩ Lê Đức Toàn Pháp Thạnh lục” nghĩa là “Túc Thiền Tuệ Tĩnh hiệu Tráng Tử, Vô Dật ở Hồng Nghĩa đường trước tác, dật sĩ Lê Đức Toàn ở chùa Hoè Nhai thành Đông Quan sao chép”.[26] Lê Trần Đức lập luận rằng: “Nam dược quốc ngữ phú của Tuệ Tĩnh đã được Lê Đức Toàn ở Hòe Nhai, thành Đông Quan (thời thuộc Minh) sao lục và tra soạn lại.
- Như thế, có thể thấy Tuệ Tĩnh được ghi nhận là người đầu tiên có công dịch các tác phẩm y dược học Trung Quốc sang tiếng Việt.
- Người sao chép văn bản sống ở thế kỷ XV, như thế tác phẩm này cũng như tác giả của nó - Tuệ Tĩnh phải sống trước đó..
- Về các tác phẩm của Tuệ Tĩnh, Đạm Trai Trần Huy Phác[28] trong Hải Dương phong vật chí 海洋風物誌 (kí hiệu A.882) viết năm Gia Long 10 (1812) ghi: “Thầy thuốc Tuệ Tĩnh tiên sinh, người xã Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) chuyên dùng thuốc Nam cứu người rất công hiệu, trứ tác có các tập Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm lưu hành ở đời.”[29].
- Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝憲章類誌thiên Văn tịch chí ghi: “sách Nam dược thần hiệu, 6 quyển, Tuệ Tĩnh tiên sinh ở Cẩm Giàng soạn.”[31].
- Theo Lê Trần Đức, sách Hồng Nghĩa Giác Tư y thư洪 義 覺 斯 醫 書(kí hiệu A.162) ghi: “Thượng cổ lão thiền Hoàng Sưởng Vô Trạch Tuệ Tĩnh soạn tập” [tờ 35a, tờ 36b].
- Quốc sử di biên 國史遺編[32] ghi: “Trước kia vào thời Lý - Trần, Lê Đức Toàn người Mỹ Lư tự xưng là Tuệ Tĩnh thiền sư, hái thuốc nam trị bệnh cho người nước Nam, tiếng vang đến Nam Tống.
- Như vậy, tư liệu trên đây cho biết một thông tin không hề thấy chép trong các tư liệu khác, tên thật của Tuệ Tĩnh là Lê Đức Toàn, người Mỹ Lư.
- Còn việc phá bỏ tấm bia thờ Tuệ Tĩnh là có thể tin cậy được.
- Chúng tôi coi đây là một thụy hiệu (hiệu đặt cho người đã mất) của Tuệ Tĩnh.
- Truyền thuyết dân gian luôn thống nhất tin rằng Tuệ Tĩnh là người đời Trần, có thi đỗ tiến sĩ năm 35 tuổi rồi bị cống sang nhà Minh năm 45 tuổi.
- Theo Lê Trần Đức: “các văn tế và đối liễn ở đền Bia (xã Cẩm Văn) và đền Thánh thuốc Nam (xã Cẩm Vũ) thờ Tuệ Tĩnh đều ghi: “Tuệ Tĩnh đậu nhị giáp tiến sỹ đời nhà Trần, đi sứ sang Trung Quốc và làm thày thuốc ở bên ấy (Danh khôi nhị giáp tiêu Trần giám/ Sứ mệnh thập toàn tỉnh Bắc y) hay (đoạt giáp văn chương danh lưỡng quốc/ Hoạt nhân đức trạch phổ thiên thu.’”[38].
- Về tư liệu tiếng Việt Nguyễn Trọng Thuật có chép lại một bản thần tích về Tuệ Tĩnh của nhân dân địa phương gửi lên vua Bảo Đại, bài viết này được đăng trên Đuốc tuệ.
- Đỗ Tất Lợi đã phê phán chi tiết Tuệ Tĩnh “cùng với bà Liễu Hạnh chữa bệnh ở chùa Yên Trang”, ông lập luận rằng Liễu Hạnh là một nhân vật của thế kỷ XVII.
- Ông lý giải như sau: “có thể dưới thời phong kiến hay Pháp thuộc muốn được vua phong thần cho một nhân vật nào trong làng xã, địa phương cần làm một bản thành tích của nhân vật đó…Có lẽ do đó, nhân thấy Tuệ Tĩnh đã dịch Khóa hư lục của vua Trần Thái Tông, nên người ta nghĩ ngay là Tuệ Tĩnh phải sống và hoạt động từ thời Trần.
- Một nguyên nhân khác nữa, cách viết không thật chính xác khi đan xen hành trạng nhân vật với giai đoạn Tuệ Tĩnh hiển ứng sẽ dẫn đến cách đọc sai văn bản như Đỗ Tất Lợi.
- Trong đó, “vị hội chủ đứng đầu là Chân An Giác tính Tuệ Tĩnh thiền sư.
- Một số tư liệu nửa đầu thế kỷ XX có đề cập đến Tuệ Tĩnh đều nhất quán ghi Tuệ Tĩnh là người đời Trần, ví dụ như Nguyễn Xuân Dương năm 1939[43] và Gaspardone[44]..
- Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quán hiệu là Hồng Nghĩa, còn có Nho hiệu là Thận Trai hayVô Dật, đạo hiệu là Tráng Tử, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (Huệ Tĩnh), xuất thân từ một gia đình bần nông, cha là Nguyễn Công Vỹ, mẹ là Hoàng Thị Ngọc ở Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm, Hồng Châu Thượng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hưng Yên).
- Có thể thấy, Tuệ Tĩnh là một trong những nhân vật lịch sử có nhiều điểm đóng góp cho lịch sử.
- tr.421..
- tr.153..
- Tuệ Tĩnh giải nghĩa, Trần Trọng Dương khảo cứu, dịch và phiên chú.
- Tr.156..
- tr.157..
- Tr.158..
- tr.182..
- tr.159.
- tr.159..
- Bia chùa Giám với Thiền sư Tuệ Tĩnh.
- Tuệ Tĩnh toàn tập.
- tr.367..
- Cũng theo Mai Hồng, Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Bắc, có ghé qua thăm mộ Tuệ Tĩnh và cho in giập bia mộ Tuệ Tĩnh về để lập đền thờ.
- Theo chúng tôi, đó có lẽ là một tấm bia ghi chép về hành trạng, công đức của Tuệ Tĩnh.
- Và theo suy luận của chúng tôi, tấm bia đá tại đền Bia thờ Tuệ Tĩnh chính là một phủ bản của tấm bia bên đất Bắc.
- Tìm hiểu tư liệu về Tuệ Tĩnh.
- [25] Tuệ Tĩnh.
- Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỷ nào? Tc Nghiên cứu Lịch sử.
- Ngay đoạn văn trên cũng cho thấy tính đại khái của người viết sử, viết áng chừng Tuệ Tĩnh sống vào đời Lý Trần, tương ứng với triều Nam Tống bên Trung Quốc.
- [35] Địa danh nơi chính quán của Tuệ Tĩnh từ năm 1397 về trước gọi là Hồng Châu Thượng..
- [37] Lê Văn Quán dịch: “Hồng Nghĩa đường, túc thiền Tuệ Tĩnh trứ.
- trước tác của nhà sư Tuệ Tĩnh quê ở Hồng Nghĩa) [1981.
- Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh.
- Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỷ nào? TC Nghiên cứu Lịch sử số .
- [42] Mai Hồng và Phó Đức Thảo trong bài Về nhân vật lịch sử Tuệ Tĩnh [tc Nghiên cứu Lịch sử .
- “Tấm bia này nói về công việc tác tượng Phật bà Quan Âm, sơn lại các tượng và tu sửa ở chùa Nghiêm Quang do nhà sư Sa môn Chân An Giác Tính hiệu Tuệ Tĩnh chủ trì.
- Còn danh y đời trước làm thuốc ở chùa ấy có để lại sách thuốc và đã giải nghĩa sách Thiền tông khóa hư lục là Thận Trai , Tráng Tử Vô Dật Tuệ Tĩnh.
- Tuệ Tĩnh.
- Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỷ nào? Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 03 (228) năm 1986.
- 42] thì phần tiểu sử Tuệ Tĩnh trong bản dịch Nam dược thần hiệu (do phòng Tu thư huấn luyện Viện Nghiên cứu Đông Y khảo dịch, nhà xuất bản Y học Hà Nội xuất bản năm 1960) có đoạn viết: Gaspardone trong cuốn Bibliographie annamite [BEFEO XXXIV cho rằng Tuệ Tĩnh sinh vào đời Trần Duệ Tông.
- Theo Đỗ Tất Lợi, người chấp bút viết tiểu sử Tuệ Tĩnh trong cuốn sách này là bác sĩ Lê Khánh Đồng.
- 2004.Tuệ Tĩnh toàn tập.
- Hiện chúng tôi cũng không tìm thấy cuốn thần phả nào về Tuệ Tĩnh được trữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.