« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN HỒ SƠ, TÀI LIỆU.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ Mã số .
- Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tôi, còn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước.
- Hệ thống tổ chức và tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự.
- Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự.
- Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Đặc điểm, nội dung và thành phần tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự.
- Vận dụng lý luận, thực tiễn về xác định giá trị trong xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự.
- Tổng quan về Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.
- Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.
- Ý nghĩa và tác dụng của Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.
- Cơ sở và phương pháp chung xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.
- Sự cần thiết phải xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi.
- hành án dân sự.
- Vận dụng lý luận, thực tiễn xác định giá trị để định thời hạn bảo quản cho tài liệu ngành thi hành án dân sự.
- Cơ sở lý luận về xác định giá trị tài liệu.
- Khái niệm về xác định giá trị tài liệu.
- Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu.
- Cơ sở thực tiễn xác định giá trị tài liệu ngành thi hành án dân sự.
- Quy định của pháp luật về xác định thời hạn bảo quản của tài liệu.
- Nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu trong thực tế của các cơ quan thi hành án dân sự.
- Xác định thời hạn bảo quản cho các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự.
- Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự.
- Kết cấu Bảng thời hạn bảo quản tài liệu.
- Hướng dẫn sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự.
- Tài liệu lưu trữ là một sản phẩm của lịch sử, là nguồn tài nguyên thông tin quá khứ vô cùng phong phú của dân tộc.
- Giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ đã được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…Trong mọi cơ quan, tổ chức, tài liệu lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như cung cấp thông tin có giá trị pháp lý cao và chính xác.
- Đối với ngành thi hành án dân sự thì hồ sơ, tài liệu sản sinh trong quá trình giải quyết công việc không chỉ phản ánh đường lối, chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước trong công tác thi hành án dân sự mà còn là nguồn thông tin chủ yếu để xử lý và thực hiện các nghiệp vụ thi hành án.
- Tuy nhiên, tại các cơ quan thi hành án dân sự, công tác lưu trữ vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế như kho bảo quản tài liệu chật hẹp, chưa đảm bảo diện tích theo quy định.
- tài liệu chưa được thu thập và lập hồ sơ đầy đủ.
- việc phân loại, sắp xếp và quản lý tài liệu lưu trữ chưa khoa học.
- Đặc biệt, một trong những hạn chế nhất hiện nay của công tác lưu trữ là việc xác định giá trị tài liệu chưa được thực hiện một cách triệt để.
- Cụ thể là, tại các cơ quan thi hành án dân sự, các hồ sơ, tài liệu quản lý hành chính được đối chiếu và định thời hạn bảo quản theo Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
- còn đối với những hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ thi hành án thì chỉ dừng lại ở việc xác định các mức bảo quản tạm thời, bảo quản lâu dài và bảo quản vĩnh viễn chứ chưa định được thời hạn bảo quản theo số năm cụ thể.
- Cá biệt một số cơ quan thi hành án dân sự còn chưa thực hiện công tác xác định giá trị đối với tài liệu lưu trữ của cơ quan mình..
- Trong công tác lưu trữ, xác định giá trị tài liệu là một khâu nghiệp vụ quan trọng, nó có liên quan và quyết định đến số phận của tài liệu.
- Kết quả của công tác này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, nội dung và thành phần tài liệu của Phông lưu trữ của các cơ quan.
- Việc không xác định rõ thời hạn bảo quản dẫn đến.
- nhiều hồ sơ, tài liệu bảo quản không đúng theo giá trị thực của chúng.
- tài liệu hết giá trị, đến hạn tiêu hủy nhưng vẫn còn được lưu trữ, gây lãng phí trong việc bố trí kho tàng, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí bảo quản..
- Thực tế này đặt ra yêu cầu cho Tổng cục Thi hành án dân sự - cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, trực thuộc Bộ Tư pháp là phải xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu áp dụng trong toàn ngành để thống nhất thực hiện nghiệp vụ xác định giá trị tài liệu, đồng thời tiêu chuẩn hóa thời hạn bảo quản cho các loại tài liệu chuyên ngành.
- Bảng thời hạn bảo quản tài liệu cũng giúp cán bộ lưu trữ tránh được cách nhìn phiến diện, chủ quan trong khi xác định giá trị, đồng thời tạo cơ sở để lựa chọn những tài liệu có giá trị đưa vào bảo quản trong kho, loại bỏ những tài liệu không còn giá trị.
- Nó không chỉ là phương tiện để tiến hành xác định giá trị tài liệu trong kho lưu trữ cơ quan chủ quản mà còn có ý nghĩa chỉ đạo và hướng dẫn cho các cơ quan trong toàn ngành về vấn đề này..
- Việc xây dựng Bảng thời hạn bảo quản của ngành cũng là một vấn đề được các cấp Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm và là một nội dung quan trọng trong Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự” của Tổng cục Thi hành án dân sự đã được Bộ trưởng Tư pháp phê duyệt theo Quyết định số 3542/QĐ-BTP ngày và bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2015..
- Nhận thấy sự cấp thiết này, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự”.
- làm đề tài luận văn Thạc sỹ ngành Lưu trữ học.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và qua việc khảo sát, tìm hiểu thực tế, chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hoàn chỉnh để phục vụ việc nghiên cứu áp dụng trong thực tế, giúp nâng cao chất lượng và khắc phục những hạn chế trong công tác xác định giác trị nói riêng và công tác lưu trữ nói chung của toàn ngành thi hành án dân sự..
- Về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về thời hạn bảo quản của các loại tài liệu hình thành trong hoạt động của ngành thi hành án dân sự, bao gồm cả tài liệu hành chính và tài liệu chuyên môn nghiệp vụ..
- Về phạm vi nghiên cứu: đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu và định thời hạn bảo quản cho loại hình tài liệu giấy, đề tài không đề cập đến các loại hình tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử, tài liệu khoa học kỹ thuật.
- Ngoài ra, đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu xác định thời hạn bảo quản của khối tài liệu chuyên ngành thi hành án dân sự, còn thời hạn bảo quản của các tài liệu quản lý hành chính được đưa ra chủ yếu dựa trên những quy định đã có của Nhà nước..
- Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục tiêu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự làm tài liệu tham khảo, ứng dụng trong thực tế công tác của ngành..
- Tìm hiểu và khái quát những lý luận chung về xác định giá trị tài liệu và vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản;.
- nghiên cứu nội dung, thành phần tài liệu hình thành chủ yếu trong hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương qua các báo cáo về tình hình công tác lưu trữ;.
- Vận dụng lý luận và thực tiễn để nghiên cứu và xác định giá trị, định thời hạn bảo quản cụ thể cho các nhóm tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự;.
- Hệ thống hóa và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự..
- Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu không phải là vấn đề mới, trong cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” xuất bản năm 1958 tại Liên Xô, các tác giả đã đưa ra và phân tích khái niệm về công tác đánh giá tài liệu văn kiện, bảng thời hạn bảo quản tài liệu văn kiện và phương pháp công tác đánh giá tài liệu văn kiện.
- Đây là những nội dung mang tính chất lý luận được khái quát lên qua thực tiễn công tác đánh giá, xác định giá trị tài liệu ở Liên Xô trước đây, có thể nói, đó là cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển các vấn đề lý luận về xây dựng bảng thời hạn bảo quản sau này ở nhiều nước trên thế giới..
- Cuốn “Những văn bản pháp quy về lưu trữ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ xuất bản năm 1992 cũng có những quy định cụ thể về vấn đề xác định thời hạn bảo quản của tài liệu như phần Quy định của Cục Lưu trữ nhà nước Trung Hoa về thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ cơ quan, trong đó trình bày chi tiết các nguyên tắc xác định thời hạn bảo quản tài liệu, đồng thời đưa ra các Bảng thời hạn bảo quản cho nhiều loại tài liệu khác nhau (tài liệu hành chính, tài liệu kế toán, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu chuyên ngành...)..
- Ở nước ta, việc nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản được đề cập tương đối nhiều ở các mức độ và hình thức nghiên cứu khác nhau.
- Đây là một trong những nội dung lý luận cơ bản để chúng tôi nghiên cứu, vận dụng trong việc xác định giá trị và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự.
- “Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan” của tác giả Dương.
- Văn Khảm do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1998 cũng đưa ra các khái niệm về thời hạn bảo quản, bảng thời hạn bảo quản và đề cập đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu, song chủ yếu tác giả tập trung vào mô tả quy trình xử lý và vận dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị nhằm lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan chứ không đi vào giải quyết về vấn đề định thời hạn bảo quản cho các loại hồ sơ, tài liệu..
- Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học tập trung vào vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản như đề tài “Xác định giá trị tài liệu và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tại Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Nguyễn Trọng Thư chủ nhiệm (1996);“Nghiên cứu xác định thời hạn bảo quản hồ sơ nhân sự” do Lã Thị Hồng chủ nhiệm.
- (2005);“Nghiên cứu, xây dựng Bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu phổ biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” do Nguyễn Lệ Nhung chủ nhiệm (2008).
- Ngoài ra, các luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp ngành Lưu trữ học cũng đề cập đến vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu như đề tài luận văn “Cơ sở khoa học để định thời hạn bảo quản văn bản quản lý nhà nước ở cấp huyện” năm 1998 của tác giả Nguyễn Nghĩa Văn, “Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động của tỉnh ủy và các ban tham mưu, giúp việc tỉnh ủy” năm 2003 của tác giả Nguyễn Hồng Phượng,.
- “Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng)” năm 2013 của tác giả Dương Thị Thanh Huyền, khóa luận tốt nghiệp đề tài “Tìm hiểu các Bảng thời hạn bảo quản tài liệu ở các cơ quan Lưu trữ cấp Bộ và cơ quan Trung ương” năm 2002 của tác giả Nguyễn Thị Dịu… Các đề tài này đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, đưa ra.
- Nguyễn Thị Lan Anh: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu phông Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Luận văn thạc sỹ ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2006.
- Nguyễn Thiên Ân (chủ nhiệm): Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu chủ yếu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước cấp huyện, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội, 2013.
- Báo cáo số 05/BC-VP ngày của Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự về tình hình thực hiện công tác lưu trữ trong toàn ngành.
- Công văn số 25/NV ngày 10/9/1975 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng Ban hành Bảng thời hạn bảo quản tài liệu văn kiện mẫu, www.archives.gov.vn.
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Ban Quản lý dự án ADB): Tài liệu khóa học nâng cao kỹ năng nghiệp vụ quản lý công tác văn thư, lưu trữ theo tiêu chuẩn quốc tế, Hà Nội, 2006.
- Nguyễn Thị Dịu: Tìm hiểu các Bảng thời hạn bảo quản tài liệu ở các cơ quan Lưu trữ cấp Bộ và cơ quan Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2002.
- Trần Đạo, Thái Hà: Vai trò của Bảng thời hạn bảo quản trong hệ thống công cụ xác định giá trị tài liệu, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 01/1992.
- Nguyễn Cảnh Đương: Bàn về phân nhóm các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 04/2014.
- Nguyễn Cảnh Đương, Hoàng Văn Thanh: Tìm hiểu các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 11/2013.
- Nguyễn Liên Hương: Xác định giá trị tài liệu – nhiệm vụ khó khăn nhất trong công tác lưu trữ hiện nay, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 10/2011.
- Dương Văn Khảm: Bảng thời hạn bảo quản và việc lựa chọn các nguồn sử liệu, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 02/2005.
- Dương Văn Khảm: Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
- Dương Thị Thanh Huyền: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng), Luận văn thạc sỹ ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2013.
- Hà Huề: Ý nghĩa quan trọng của Bảng thời hạn bảo quản tài liệu chuyên ngành, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4/1993.
- Trần Thị Loan: Xác định giá trị tài liệu hình thành trong hoạt động của các trường trung học chuyên nghiệp, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lưu trữ học và tư liệu học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2004.
- Nguyễn Hồng Long (chủ nhiệm): Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định giá trị tài liệu và xây dựng danh mục thời hạn lưu trữ tài liệu của Kiểm toán Nhà.
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), NXB Tư pháp, Hà Nội, 2015.
- Thanh Mai: Bàn về vấn đề xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 05/2011.
- Thanh Mai: Những nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu ở nước ta nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 08/2012.
- Thanh Mai: Bàn về thời hạn và nơi bảo quản hồ sơ nhân sự trong các cơ quan, tổ chức, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 07/2014.
- Nguyễn Lệ Nhung: Xác định giá trị sử liệu tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Lệ Nhung: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu các cơ quan quản lý nhà nước, Trung tâm Khoa học và công nghệ văn thư lưu trữ - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội, 2006.
- Hoàng Tùng Phong: Xây dựng danh mục và xác định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến ở Sở Nội vụ, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2011.
- Nguyễn Hồng Phượng: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động của tỉnh ủy và các ban tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, Luận văn thạc sỹ khoa học Lưu trữ học và tư liệu học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2003.
- Vương Đình Quyền: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xác định giá trị tài liệu quản lý của các cơ quan Nhà nước địa phương, Hội nghị khoa học về xác định giá trị tài liệu, Hà Nội, 1994.
- Quyết định số 3542/QĐ-BTP ngày của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự”.
- Quyết định số 1904/QĐ-BTP ngày 22/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Bộ Tư pháp.
- Quyết định số 64/2009/QĐ-TANDTC ngày của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu Phông lưu trữ Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
- Thông tư số 13/2011/TT-BNV ngày của Bộ Nội vụ Quy định thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hoàng Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Nhân: Một số ý kiến về việc xác định giá trị tài liệu của các Đảng đoàn, Ban cán sự, Đảng ủy các cơ quan nhà nước và Đoàn thể Trung ương, Hội nghị khoa học về xác định giá trị tài liệu – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội, 1994.
- Nguyễn Nghĩa Văn: Cơ sở khoa học để định thời hạn bảo quản văn bản quản lý nhà nước ở cấp huyện, Luận văn thạc sỹ khoa học Lưu trữ học và tư liệu học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 1998