« Home « Kết quả tìm kiếm

NGÔN NGỮ @ NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT


Tóm tắt Xem thử

- NGÔN NGỮ @ NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Nguyễn Thị Thu Thủy 1.
- Ngôn ngữ.
- Tiếp theo bài viết “Thực trạng ngôn ngữ nhắn tin (SMS) của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ và học sinh THPT Trần Đại Nghĩa và Châu Văn Liêm Thành phố Cần Thơ” kì trước, bài viết này phân tích nguyên nhân, chỉ ra ảnh hưởng của nó đến ngôn ngữ học đường, đến sự phát triển tư duy và việc hình thành tính cách của học sinh, sinh viên (HS - SV).
- Cuối cùng bài viết trình bày các biện pháp kiểm soát sự lan tràn của hiện tượng ngôn ngữ này trong học đường và các ngữ vực khác thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa..
- Cách sử dụng ngôn ngữ của học HS-SV trên các kênh giao tiếp này nhìn chung là giống nhau và được xã hội gọi bằng một cái tên chung là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ.
- Bài viết này bàn về nguyên nhân, biện pháp kiểm soát của tất cả các hiện tượng ngôn ngữ trên và gọi chung là ngôn ngữ @ (NN@)..
- Đã có nhiều ý kiến khác nhau từ các chuyên gia ngôn ngữ học, các nhà giáo dục, HS-SV - những người trong.
- Nguyên nhân thứ nhất, do đặc thù của tiếng Việt, hệ thống chữ viết tiếng Việt và đặc thù của hình thức giao tiếp mail, chat, nhắn tin..
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích tính.
- Một từ tiếng Việt có thể gồm một âm tiết hoặc nhiều âm tiết.
- Điều này xảy ra ít hơn nhiều ở các ngôn ngữ khuất chiết, họ Ấn Âu..
- Bên cạnh đó, tiếng Việt còn là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, có mô hình âm tiết phong phú, dễ tạo.
- Hệ thống từ vựng tiếng Việt - cũng như tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới - luôn rộng mở để dung nạp cho mình những từ mới tích cực..
- Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là giao tiếp và tư duy.
- Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng phải đổi thay để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của cộng đồng.
- Mai Xuân Huy cho rằng: “Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: xu hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Interrnet… và trong ngôn ngữ, đó chính là quy luật tiết kiệm.
- Trong tình hình ấy, tiếng Anh vượt lên vị trí là một trong những ngôn ngữ phổ dụng nhất thế giới.
- Tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ chiếm ưu thế trong giao tiếp xã hội, chính trị mà còn là ngôn ngữ của khoa học.
- Ở Việt Nam, trong nhà trường, ở các cấp học, tiếng Anh là ngôn ngữ được lựa chọn học tập và giảng dạy.
- Mặc dù đất nước đã hoàn toàn thống nhất gần bốn mươi năm nhưng cho đến nay nước ta vẫn chưa có một văn bản chính thức quy định về chuẩn mực ngôn ngữ một cách chính thống và thống nhất cho tất cả các lĩnh vực hoạt động trong cả nước.
- Nguyễn Văn Khang, 2013, cho rằng “Sự thiếu vắng những quy định mang tính luật hóa về ngôn ngữ đang tạo ra sự không nhất quán trong sử dụng một thời gian dài đến nay được miêu tả bằng các cụm từ như “rối ren”,.
- “rối loạn”, “không nhất quán”, “không có quy chuẩn”, “làm ô nhiễm” ngôn ngữ… Thực tế sử dụng ngôn ngữ hiện nay ở Việt Nam như vậy cho.
- thấy cần thiết phải có luật ngôn ngữ”.
- Ngoài ra môi trường sống, bạn bè, những người chung quanh cũng là một nhân tố tác động đến thói quen sử dụng ngôn ngữ của học sinh.
- Thật vậy, nhiều học sinh tâm sự rằng chúng cảm thấy ngại ngùng, cảm thấy như bị lạc lõng khi mình giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ không giống với bạn bè.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường giao tiếp xấu thì thói quen ngôn ngữ của học sinh cũng ít nhiều nguy cơ bị lây nhiễm..
- Ngôn ngữ “chat” cũng thế, lạ nên dễ thu hút nhưng khi đã dùng nhiều sẽ tạo thói quen, không ý thức được mình đang dùng thứ ngôn ngữ ấy trong trường hợp nào”.
- Giáo sư Trần Hữu Dũng, một trí thức Việt kiều cho rằng đó là do “Sự giảm sút tình yêu tiếng Việt, ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân dân.”....
- Do “Xu hướng lai căng, vọng ngoại”… do “Sự thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng”.
- Ở một đoạn khác, tác giả viết: Sự “rối loạn”, “ô nhiễm” trong đời sống ngôn ngữ hiện đại là có thật và gây ra nhiều hậu quả, thể hiện sự thiếu tôn trọng, yêu quý tiếng mẹ đẻ và tiềm ẩn nguy cơ mai một những giá trị đạo lý truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bởi vì ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp, phương tiện của tư duy mà còn là sự kết tinh những giá trị bản sắc, tinh hoa của một dân tộc trong lịch sử phát triển lâu dài”..
- Tóm lại có mấy nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành ngôn ngữ @ như sau: do đặc thù về mặt ngữ âm, từ vựng của tiếng Việt và chữ Quốc ngữ.
- Dù đánh giá ở góc độ nào thì một sự thật không thể phủ nhận đó là hành động làm biến dạng đến méo mó của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ dân tộc trên kênh giao tiếp mạng.
- Để có thể tìm ra một hướng xử trí phù hợp, một mặt không kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ tự nhiên của giới trẻ, mặt khác vẫn đảm bảo sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt, cần chỉ ra ảnh hưởng của chúng đối với ngôn ngữ học đường và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh, sinh viên cùng tính cách của chúng..
- Mức độ luôn luôn sử dụng có 43/700 người (6,2%),.
- Thường xuyên sử dụng có 98/700 người (14%),.
- Thỉnh thoảng sử dụng có 219/700 người (31,4%),.
- Hiếm khi sử dụng có 193/700 người (27,6%).
- Không bao giờ sử dụng có 145/700 người (20,8%)..
- Không sử dụng có 457/700 người (65%),.
- Luôn luôn sử dụng có 52/700 người (7,43%),.
- Thường xuyên sử dụng có 41/700 người (5,86%),.
- Thỉnh thoảng sử dụng có 57/700 người (8,14%),.
- Hiếm khi sử dụng có 91/700 người (13%)..
- Có sử dụng vào vở ghi: 72%.
- “Sự tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ”.
- của nhóm sinh viên Nguyễn Đàm Thanh Trang, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp 05CNP02 – Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, 2008, cho rằng hiện tượng ngôn ngữ này đang lan tràn khắp nơi “ngôn ngữ chat đang lan ra đường phố, trường học, gia đình.
- Thầy giáo Nguyễn Thanh Phong, Giáo viên Trường THPT Phú Thịnh, Tam Bình (Vĩnh Long), cho biết: “Tôi thấy các em sử dụng ngôn ngữ tuổi teen trong các bài viết tập ghi chép rất nhiều, thậm chí các em viết quên bỏ dấu”..
- Tác giả bài viết “Còn gì tiếng Việt” cho rằng:.
- và việc sử dụng lâu dần đồng thời.
- làm việc đại khái, thiếu nhẫn nại trong học hành, sống hời hợt, vô cảm và tác động xấu đến việc hình thành nhân cách sau này” (Nguyễn Thị Ngọc Lựu, 2011) Ngôn ngữ là thói quen, mà thói quen thì khó bỏ..
- Từ ngữ là phương tiện định danh sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, do vậy từ ngữ nói riêng hay ngôn ngữ nói chung là phương tiện diễn đạt, phát triển tư duy.
- Hậu quả của NN@ lên ngôn ngữ học đường và tính cách, tư duy, năng lực ngôn ngữ của giới trẻ là điều không thể phủ nhận.
- Tuy nhiên nhìn nhận của các chuyên gia ngôn ngữ về vấn đề này như thế nào?.
- Nguyễn Đức Dân, 2010, trong bài viết Số phận của những “từ lạ” cho rằng “Ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, thường xuyên xuất hiện những từ lạ - những từ ngữ không bình thường.
- GS.TS Đinh Văn Đức phát biểu: “Ngôn ngữ lớp trẻ ngày nay đang đi tiên phong trong đổi mới.
- Thế hệ trẻ không làm hỏng ngôn ngữ của cha ông, mà trái lại đang làm phong phú nó, làm cho nó dân chủ và sáng tạo hơn.
- Ngôn ngữ thường xuyên biến động theo sự biến động của xã hội.
- Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội hay là chiếc "nhiệt kế".
- Do vậy sự tồn tại của nhóm ngôn ngữ xã hội của cư dân mạng là điều tất yếu.
- Quy luật phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy, có cái sẽ được tiếp nhận, nhưng có cái sẽ bị đào thải.
- Tiến sĩ Ngôn ngữ học Mai Xuân Huy, 2011, cho rằng, về mặt cảm tính thì ông có lo lắng, tuy nhiên “về mặt lý tính, chúng ta cũng nên nhìn nhận hiện tượng này một cách khách quan vì nó là một quy luật của xã hội và của cả ngôn ngữ nữa.
- Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi, và đến lượt mình, ngôn ngữ cũng tác động trở lại cuộc sống.” và “Chúng ta chỉ hạn chế, dung hòa và làm trung tính nó chứ không thể “tẩy sạch”.
- Khi giới trẻ nói chuyện riêng với nhau bằng ngôn ngữ của riêng họ thì ta làm sao cấm được vì họ có nói cho.
- Dù muốn hay không, toàn cầu hóa nói chung, “toàn cầu hóa văn hóa” và “toàn cầu hóa ngôn ngữ” nói riêng hiện đang là xu hướng không thể nào đảo ngược được.
- Văn hóa và ngôn ngữ là tài sản của toàn dân, nên việc chuẩn hóa phải được tiến hành hết sức thận trọng, không chỉ trên cơ sở kết quả nghiên cứu của giới khoa học và vai trò quyết định của chính quyền, mà còn phải tôn trọng sự đóng góp của cộng đồng, cả trẻ lẫn già, cả bình dân lẫn bác học….
- Đừng nên quá lo lắng và phóng đại các nguy cơ: ngôn ngữ như một cơ thể sống luôn biết tự nó điều chỉnh.”.
- Từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan, dựa trên quy luật phát triển của ngôn ngữ và ý kiến của các chuyên gia ngôn ngữ, các nhà giáo dục, có thể đề ra các biện pháp kiểm soát hiện tượng NN@ như sau:.
- Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần ban hành Luật ngôn ngữ.
- Nhiều nước trên thế giới đã có Luật ngôn ngữ: Luật ngôn ngữ của Ba Lan (1999), Luật ngôn ngữ của Latvia, Luật ngôn ngữ Liên bang Nga, Luật ngôn ngữ của Pháp, Luật ngôn ngữ của Trung Quốc… trong đó có quy định chức năng, phạm vi sử dụng của ngôn ngữ quốc gia (Ví dụ Luật ngôn ngữ của Ba Lan quy định việc sử dụng tiếng Ba Lan trong lĩnh vực giao tiếp công vụ như: các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan lập pháp, tòa án, tư pháp, trong quân đội, trong giáo dục, các cơ quan.
- quy định về việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ quốc gia (Ví dụ Luật ngôn ngữ Liên bang Nga quy định một số nội dung cụ thể như: tăng cường việc nghiên cứu để chuẩn hóa ngôn ngữ, tăng cường giảng dạy và biên soạn các tài liệu công cụ phục vụ cho nhiệm vụ này.
- Luật ngôn ngữ của Latvia quy định việc biên soạn các loại từ điển, các sách ngữ pháp tiếng Nga.
- Luật ngôn ngữ của Trung Quốc quy định việc thành lập các ban giám sát việc thực hiện luật ngôn ngữ và chuẩn hóa ngôn ngữ quốc gia.
- quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm luật ngôn ngữ.
- Từ ngày giải phóng, tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất sử dụng trong cả nước và chữ Quốc ngữ là phương tiện giao tiếp chính thức chung của các nước trên văn bản.
- Tuy nhiên về mặt tiểu tiết vẫn còn nhiều chỗ bất cập, chưa thống nhất giữa các cơ quan, ban – ngành về mặt chính tả, phiên âm, chuyển tự, về mặt xác định ngôn ngữ chuẩn.
- cùng một từ, người này viết kiểu này nhưng người kia lại viết kiểu khác… Việc luật hóa ngôn ngữ tiếng Việt là cơ sở vững chắc cho mọi dạng thực hành ngôn ngữ trong đời sống, học tập, nghiên cứu, tạo một môi trường lành mạnh, trong sáng về ngôn ngữ giữa các ban - ngành, các lĩnh vực hoạt động xã hội để học sinh, sinh viên có thể noi theo và học tập.
- Ít nhất phải có sự thống nhất ngôn ngữ giữa những người lớn tuổi thì mới có thể giáo dục cách dùng ngôn ngữ cho con cháu được.
- Luật hóa ngôn ngữ còn là một yêu cầu bức thiết để đưa hình ảnh văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam ra thế giới trong thời kì hội nhập toàn cầu..
- nhưng ngược lại những kiến thức về Tiếng Việt sẽ là hành trang cho tất cả học sinh ở tất cả các lĩnh vực trong tương lai bởi ngôn ngữ là phương tiện của tư duy và giao tiếp.
- Không có kĩ năng ngôn ngữ vững chắc thì khó có thể tư duy rành mạch và diễn đạt lưu loát, chắc chắn.
- Việc làm này còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục ý thức về tiếng mẹ đẻ, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt..
- Nguyễn Đức Dân, 2011, cho rằng để giới trẻ biết nâng niu, giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt phải bắt đầu từ người lớn..
- “Tiếng Việt ngày càng dở đi.
- Khi chấm bài phải bắt lỗi chính tả một cách nghiêm túc, yêu cầu học sinh phải dùng tiếng Việt toàn dân..
- Việc phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trong toàn trường từng học kì cũng là một biện pháp hay tạo điều kiện để HS - SV giúp nhau cùng tiến..
- Ngoài ra, nhân tố gia đình và bản thân HS cũng giữ vai trò quyết định đến thói quen, năng lực ngôn ngữ của các em.
- Ngôn ngữ như một cơ thể sống luôn biết tự nó điều chỉnh.
- Nhưng rõ ràng, tiếng Việt có nhiều vấn đề phải quan tâm nếu không, ngôn ngữ yêu quý này có nguy cơ bị vẩn đục, do chính thái độ của chúng ta.
- “Ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”.
- Bùi Khánh Thế, 2012, Sự cần thiết về bộ luật ngôn ngữ trong tình hình giao tiếp ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay, Tc Ngôn ngữ và đời sống, số 5- 2012..
- Nguyễn Văn Khang, 2012, Những vấn đề về luật ngôn ngữ và kinh nghiệm xây dựng luật ngôn ngữ của một số quốc gia, Tc Ngôn ngữ số .
- Nguyễn Văn Khang, 2013, Việt Nam với luật ngôn ngữ : những cơ sở xã hội – ngôn ngữ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam, Tc Ngôn ngữ số 1 -2013..
- Nguyễn Đức Tồn, 3013, Quan điểm mới về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ, Tc Ngôn ngữ số 1-2013..
- Hồng Hạnh, 2011, Giải mã ngôn ngữ @ của tuổi teen, http://dantri.com.vn/suc-manh-so/giai-ma- ngon-ngu--cua-tuoi-teen-458535.htm .Truy cập lúc 12 giờ ngày 20/3/2013..
- Nguyễn Đàm Thanh Trang, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Sự tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, 2008, http://tailieu.vn/xem-tai-.
- Nguyễn Đức Dân, 2011, Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng thay đổi,.
- Phạm Văn Tình, 2013, Tiếng Việt có còn trong sáng?, http://www.tgn.edu.vn/bai-.
- Thu Phương (thực hiện), 2011, Các nhà ngôn ngữ bàn về "tuổi teen sử dụng ngôn ngữ hỗn tạp",.
- Trấn Ngọc Thêm, 2010, Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ trong thời kì toàn cầu hóa, http://www.baomoi.com/Phat-trien-va-giu- gin-su-trong-sang-cua-ngon-ngu-trong-ky- nguyen-toan-cau-hoa epi