« Home « Kết quả tìm kiếm

Ngữ văn lớp 6: Cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo.
- Truyện đeo nhạc cho mèo là một truyện ngụ ngôn hay đã tạo cho người đọc tiếng cười thoải mái bởi những câu chuyện hài hước của loài chuột bày mưu để buộc vào cổ mèo một cái chuông to để báo hiệu..
- Đeo nhạc cho mèo là 1 truyện ngụ ngôn chưa đựng những ý nghĩa phê phán xã hội phong kiến xưa tàn ác và mục rỗng.
- Từ xưa tới nay loài chuột luôn sợ mèo, chuột là một loài động vật luôn đi phá hoại mùa màng hay là không có ích gì cho con người mà nó chỉ là những loài đi phá hoại.
- Mèo là một loài có ích biết bắt chuột để giúp cho người dân có một mùa màng bội thu, từ khi sinh ra lũ chuột đã sợ mèo, vì mèo ăn thịt chuột, để tránh khỏi sự nguy hiểm các loài chuột từ chuột cống chuộc trù, chuột nhỏ, bé đều tụ nhau vào bày mưu đeo cho mèo chuông để khi mèo đi đến đâu báo hiệu đến đó..
- Trong lễ hội làng chuột chúng đã tụ họp nhau lại để bàn cách chống lại mèo, chuột cống đã đưa ra ý kiến đeo nhạc cho mèo để mèo đi đến đâu kêu đến đó để ta biết mà tránh sự nguy hiểm, ý kiến đó chông có vẻ khả thi, đang bàn đến lợi ích của cả họ chuột là tránh khỏi sự nguy hiểm của mèo vì vậy chúng đã hô nhau tán thưởng.
- Nhưng khi đến việc phân công người đi đeo nhạc cho mèo thì ai cũng từ chối và lấy đủ mọi lý do để không nhận, cuối cùng đã phải dồn trách nhiệm này cho chuột trù vì thân phận của con chuột này thấp hèn cũng không có lý do gì để từ chối vì vậy chuột trù đành phải nhận đi, nhưng khi đi và gặp mèo chuột trù đã sợ và bỏ chạy và làm bay ra cả nhạc.
- Tất cả đều muốn lợi ích cho mình nhưng lại không ai dám nhận trách nhiệm cao cả đó, chúng thật là một lũ nhút nhát và khi đi làm nhiệm vụ đeo nhạc vào trên cổ mèo thì chuột trù cũng sợ điều đó thể hiện công lý ánh sáng luôn thắng, vì vậy cho đến nay loài chuột vẫn luôn sợ loài mèo..
- Qua câu chuyện này thể hiện một điều trong cuộc sống rằng không nên nhút nhát, và đã nói là làm, khi lý thuyết của lũ mèo đưa ra cho lũ chuột là một bài bản rất công phu nhưng trên thực tế lũ chuột lại không làm được những điều đó do ai cũng đều sợ sệt, chính chuột cống là người nảy nở ra ý tưởng đó nhưng khi đến việc phân công người đi làm nhiệm vụ.
- thì lại trốn tránh sợ sệt, sợ nguy hiểm sợ ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng khi nhắc đến lợi ích thì lại hân hoan sung sướng, người chỉ biết hưởng thụ chứ không chịu hi sinh, chỉ nghĩ tới lợi ích mà không nghĩ gì đến việc mình phải đáp ứng những nhiệm vụ đó mới có được lợi ích, nhút nhát của tất cả các loài chuột khi trốn tránh trách nhiệm để đùn đẩy cho chuột trù.
- Do vậy từ xưa tới nay lũ chuột rất sợ mèo..
- Bằng những hình ảnh đặc sắc nhân gian ta đã xây dựng nên những tình huống rất sinh động về loài chuột, để ngầm nói về chế độ phong kiến mục nát xưa, loài chuột tượng trưng cho những cấp làng xã quanh năm không lao động làm ăn mà chỉ tụ họp bàn bạc mà chẳng được cái lợi ích nào cho nhân dân.
- Truyện ngụ ngôn được sáng tác nhằm mục đích chính là phản ánh những vấn đề xã hội, đồng thời từ đó rút những bài học cho các thế hệ sau.
- Đeo nhạc cho mèo là truyện ngụ ngôn được sáng tác với mục đích trên.
- Gốc rễ của kế hoạch đeo nhạc cho mèo là nỗi sợ mèo truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ chuột này sang thế hệ chuột nọ của họ nhà chuột.
- Con giun xéo mãi cũng quằn, vậy nên họ nhà chuột tập trung, họp bàn nhau làm sao để vượt qua được nỗi sợ truyền kiếp ấy, để từ nay chuột hết sợ mèo.
- Bằng nghệ thuật nhân hóa, dân gian ta đã phác họa nên một làng chuột đầy sinh động: Từng thân phận, cấp bậc có số má như ông chuột Cống cho đến kẻ khù khờ như anh Chù hôi hám.
- Tác giả dân gian khéo léo lồng ghép các chi tiết nhân cách hóa xã hội loài chuột mang dáng dấp của xã hội loài người, nơi đó cũng đầy đủ các kiểu dạng người khác nhau.
- Muốn thế cần đeo cho mèo một cái nhạc để những lúc mèo tới, nhạc trên cổ mèo sẽ kêu lên báo cho bà con họ hàng chuột có thời gian chạy trốn.
- Với vị trí cao trong xã hội chuột, cùng ý tưởng và lý giải quá hợp lý, “cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận”.
- Kế hoạch của chuột Cống đã dấy lên trong lòng làng chuột một hy vọng mãnh liệt, rằng ngày loài chuột chiến thắng nỗi sợ mèo đang đến ngày càng gần.
- Nhưng khi kiếm được nhạc rồi, mọi việc tưởng chừng như xong xuôi lại phát sinh ra thêm một vấn đề nan giải hết sức, đó là đeo nhạc cho mèo bằng cách nào? Và ai sẽ đảm nhiệm trách nhiệm cao cả ấy? “Cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”..
- Tất cả hội đồng chuột, hoặc im lặng, hoặc đùn đẩy nhau.
- Khi tất cả đồng ý để chuột Cống đi đeo nhạc cho mèo, Cống không khỏi lo sợ bởi không nghĩ tới trường hợp này.
- Nhưng rồi ông Cống với lý do là người cao nơi cửa quyền không thích hợp làm việc này đã nhẹ nhàng thoát khỏi công việc nguy hiểm.
- Không ai khác chính là chuột Chù.
- Một chi tiết đáng cười xuất hiện: Lúc đầu việc đeo nhạc cho mèo, tránh tai họa cho làng được xem là việc trọng đại bậc nhất thì nay, từ ông to đến kẻ ở giữa đều đá văng tầm quan trọng của nó, xem nó là việc quá tầm thường so với địa vị của mình trong làng cũng như tài năng, chức trước cá nhân.
- Chuột Chù là kẻ thấp cổ bé họng trong làng, Chù cũng biết đó là việc nguy hiểm nhưng chẳng thể làm gì khác.
- Cả làng đã quyết, chuột Chù đành vác cả thân mình lẫn cái nhạc đi đeo cho mèo..
- Giang sơn khó đổi bản tính khó rời, sự sợ mèo của loài chuột chằng thể thay đổi trong bất cứ trường hợp nào.
- Cả làng nghe tin cấp báo của chuột Chù cũng chạy loạn tứ phương.
- Nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận rằng chuột vẫn muôn đời sợ mèo.
- Từ một sáng kiến hay biết bao nhiêu liền tan vỡ thành một kế hoạch viển vông.
- Kết hợp giữa trí tưởng tượng phong phú cùng ý nghĩa sâu sắc, dân ta đã mượn câu truyện để mô phỏng lối sống trong cộng đồng làng xã thuộc xã hội phong kiến thời trước..
- Hội đồng chuột với cuộc họp, quyết sách viển vông cùng ông Cống, Nhắt… chình là hình ảnh thu nhỏ của làng xã xưa.
- Và rồi kẻ chịu trận chính là những kiếp người tận cùng cực khổ, phận cùng đinh trong xã hội..
- Tuy ra đời từ rất lâu nhưng câu truyện Đeo nhạc cho mèo vẫn còn giữ nguyên giá trị, mang lại bài học lớn lao cho thế hệ trẻ ngày nay soi chiếu và noi theo.
- Khi gặp khó khăn, nguy hiểm hay những công việc liên quan đến cộng đồng cần phải có quyết tâm, không nên đùn đẩy trách nhiệm cho người khác..
- Đây vốn là một truyện ngụ ngôn của Ê-dốp, nhà văn cổ đại Hi Lạp.
- Điều hấp dẫn thứ nhất là cảnh họp làng chuột đầy những chi tiết đối lập.
- Sau khi nghe ông Cống - một con chuột to lớn nhất đàn, loại chuột chuyên sống trong cống rãnh nêu sáng kiến "đeo nhạc vào cổ mèo", cả làng chuột đều "dẩu mõm, quật đuôi..
- Nhưng sau khi kiếm được nhạc, bàn việc cử người đeo nhạc vào cổ mèo thì...".
- cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả".
- Sự đối lập tiếp tục diễn ra ớ cuối truyện là việc chuột Chù thay mặt cả làng mang nhạc đeo vào cổ mèo.
- “cắm đầu, vác cái thân ì ạch chạy khốn chạy khổ” và cả làng chuột “cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái nhạc.
- Thế là “sáng kiến” của làng chuột trở thành "tối kiến".
- Mỗi con chuột đã được nhân hoá, mang ngoại hình và tính cách con người, gợi cho chúng ta nghĩ tới một số người trong xã hội.
- Ở đây là xã hội phong kiến ngày xưa.
- Cảnh làng chuột họp bàn cử người đeo nhạc vào cổ mèo cũng là hình ảnh làng xã ngày xưa.
- nhưng cuối cùng chẳng quyết định được điều gì ích nước, lợi dân mà toàn những chuyện viển vông, hão huyền không thể thực hiện được, y như chuyện chuột quyết định đeo nhạc vào cọ mèo vậy!.
- Có thể nói, truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động làng chuột và từng loại chuột khi đề xuất và khi thực hiện không thành một quyết định hão huyền mà cứ tưởng đó là sáng kiến.
- Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ nói mà không làm, trút khó khăn, nguy hiểm cho người dưới quyền.
- Thành ngữ "đeo nhạc cho mèo treo chuông cổ mèo hội đồng chuột".
- trong lời ăn tiếng nói thường ngày của nhân dân ta chắc đã sinh ra từ truyện ngụ ngôn đặc sắc này..
- Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo..
- Đeo nhạc cho mèo là một truyện ngụ ngôn hài hước, thú vị, chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc.
- Truyện kể về cuộc họp mặt của làng chuột để bàn cách chống mèo.
- Chuột cống có sáng kiến đeo nhạc cho mèo để mèo đi đến đâu, chuột sẽ biết trước mà tránh.
- Cả họ nhà chuột đồng tình với sáng kiến đó nhưng không ai dám đi đeo nhạc vào cổ mèo.
- Cuối cùng, chuột vẫn cứ bị mèo ăn thịt và mãi mãi khiếp sợ mèo..
- Thông qua truyện, người xưa muốn phản ánh đôi nét hiện thực của cuộc sống đương thời dưới xã hội phong kiến trì trệ và đầy mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị..
- Truyện bắt đầu bằng nỗi sợ hãi truyền kiếp của loài chuột đối với loài mèo.
- Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột luôn mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.
- Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống lại mèo..
- Lí do họp làng thật chính đáng: Vừa bàn cách chống tổn thất, vừa để con cháu chuột mãi mãi về sau không sợ mèo.
- cả xã hội loài chuột có mặt đông đủ trong cuộc họp lạ lùng này.
- Nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca, nào chú Nhắt,… nào ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ… Bút pháp dân gian miêu tả khéo léo, tài tình đã làm nổi bật hình dáng, tính nết của từng loài chuột và nghệ thuật nhân hoá đặc trưng của ngụ ngôn đã tạo nên bức tranh sinh động về xã hội loài chuột, phảng phất hình bóng xã hội loài người..
- Chuột Cống (loại chuột lớn nhất), tự cho mình là thông minh hơn cả đã đưa ra sáng kiến đeo nhạc cho mèo: Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi.
- Bây giờ, bà con ta nên mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa..
- Chuột Cống nêu nguyên nhân vì sao mèo hại được chuột, rồi đưa ra cách giải quyết thật nhẹ nhàng và khẳng định chắc chắn là mèo không còn làm gì nổi loài chuột nữa.
- Lời lẽ của chuột cống mới nghe qua thấy đúng.
- Bây giờ đeo nhạc (lục lạc) vào cổ mèo thì mèo đi đến đâu, tiếng nhạc sẽ vang lên, báo cho chuột biết trước mà trốn.
- Ý kiến của chuột Cống hay tới mức xua tan được nỗi sợ hãi bấy lâu và khơi dậy niềm hi vọng thoát khỏi nanh vuốt của mèo, khiến cả làng chuột nghe nói, dầu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chỉ ụ của ông Cống và đồng thanh ưng thuận..
- Vậy là sáng kiến của chuột cống đã được tán đồng.
- Bước một (lí thuyết) đã xong, cái lục lạc cũng đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp để bàn bạc cử người đi đeo nhạc vào cổ mèo (bước hai – thực hành)..
- Hãy xem không khí vui mừng, náo nhiệt của làng chuột.
- Nực cười thay, lúc hội đồng hỏi ai dám đem nhạc đeo vào cổ mèo, tức là thực hiện cái sáng kiến tuyệt vời ấy thì cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả.
- Trái ngược với lúc nghe chuột cống nói, làng chuột con nào con nấy dẩu mõm, quật đuôi, lao xao, hớn hở.
- Không ai dám nhận công việc vô cùng nguy hiểm đến tính mạng ấy nên làng chuột đành cử ông Cống phải đi, vì chính ông cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy.
- Mọi người cho rằng chuột Cống nói được ắt phải làm được..
- Đây là điều bất ngờ với chuột cống vì nó cho rằng mình chỉ là người đưa ra cách chống mèo thôi, còn thực hiện ắt phải là kẻ khác.
- Chuột Cống tinh ranh vịn ngay vào chức vị của mình (kẻ trên), nêu ra sự bất xứng giữa chức vị ấy với cái việc tầm thường (đeo nhạc vào cổ mèo) và vội vàng đùn đẩy phần nguy hiểm sang cho kẻ khác (đề cử chuột Nhắt).
- Đáng cười ở chỗ lúc nêu ra sáng kiến đeo nhạc cho mèo, chuột cống cho đây là đại sự (việc lớn), đến lúc bị làng cắt phải làm, chuột cống lại từ chối khéo với lí do đó là việc tầm thường, không xứng với địa vị, chức tước, tài năng của mình..
- Nó chẳng dại gì nhận phần nguy hiểm nên cãi lí rằng.
- Chuột Nhắt khôn ở chỗ lấy ngay cái lí do của chuột Cống làm lí do của mình (xét địa vị trong làng chuột), khẳng định mình không phải làm vì còn ở chiếu trên, tức là chưa phải hạng cùng đinh..
- Đồng thời Nhắt nhanh nhảu tiến cử ngay chuột Chù là kẻ bị khinh rẻ nhất trong làng chuột..
- Chuột Chù thấp cổ bé miệng, không biết cãi sao đành chấp nhận nhưng cũng không khỏi lo lắng.
- Câu nói thật thà của Chù đã được chuột cống chớp nhanh chẳng kém gì mèo vồ chuột.
- Thế là chuột Chù đành phải vác nhạc đi tìm mèo.
- Chuyện làng chuột mà y như chuyện hội đổng làng xã ngày xưa.
- Cuối cùng, kẻ có địa vị thấp kém nhất thường phải làm những công việc vất vả và nguy hiểm nhất..
- Cảnh chuột Chù vác nhạc đi tìm mèo để đeo vào cổ nó (thực hành cái sáng kiến được cho là chí lí của chuột Cống) được miêu tả thật sinh động và hài hước: Khôn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến.
- Thái độ của làng chuột cũng thảm hại chẳng kém, mới nghe Chù báo đã hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái nhạc, nó bon đi đâu và bon tự bao giờ không biết.
- Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi..
- Sáng kiến của hội đồng chuột đưa ra thật hay, thật hấp dẫn nhưng bất ngờ và đáng buồn cười là từ kẻ hiến kế cho đến kẻ bị bắt đi đeo nhạc, từ hạng có địa vị cao đến hạng cùng đinh, không một ai đủ can đảm để thực hiện diệu kế ấy.
- Kẻ bị bắt buộc phải làm thi ươn hèn, dốt nát, làm sao cố thể cáng đáng được công việc lớn lao! Rốt cuộc, chuột vẫn sợ mèo..
- Đeo nhạc cho mèo là một truyện ngụ ngôn đặc sắc, có ý nghĩa thâm Thúy.
- Trí tưởng tượng phong phú của dân gian đã xây dựng nên hình ảnh sinh động về xã hội loài chuột nhưng mang đậm nét của xã hội loài người với những hạng người có cá tính khác nhau..
- Cái hội đồng chuột trong truyện đâu có khác với cái hội đồng làng xã trong chế độ phong kiến xưa kia, quanh năm bận rộn họp hành, bàn cãi toàn chuyện tưởng như đại sự nhưng cuối cùng thì chẳng làm được việc chi có ích, chỉ tốn phí thời gian, tiền của mà thôi..
- những lúc gặp khó khăn nguy hiểm thi vội vàng trút hết trách nhiệm cho người khác.