« Home « Kết quả tìm kiếm

Ngữ văn lớp 6: Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng


Tóm tắt Xem thử

- Thời đại Hùng Vương là thời đại có thật trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc nhưng chưa có chính sử ghi chép lại một cách đầy đủ.
- Truyền thuyết dân gian Hùng Vương đã tồn tại đồng hành cùng những bước thăng trầm với lịch sử dân tộc Việt Nam, đã xây dựng truyền thống yêu nước, thương dân, hình thành nên cốt cách tâm hồn con người Việt, hàm chứa những khát vọng về cuộc sống của cư dân Văn Lang với nền văn minh sông Hồng – văn minh trồng lúa nước..
- Kể từ khi hình thành quốc gia, dân tộc đến nay, trải qua hàng ngàn năm, nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ chống lại các thế lực xâm lược, đô hộ để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
- Rồi đến lượt chính văn hóa giữ nước ấy, góp phần quyết định cho lịch sử dựng nước và giữ nước vẫn là dòng chảy liên tục từ quá khứ tới hiện tại và tương lai, giữ cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn..
- Chúng ta biết rằng, thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt: Lạc Long Quân- Âu cơ, Trầu Cau, Sơn tinh- Thủy Tinh…Truyền thuyết Thánh Gióng-Phù Đổng Thiên Vương, khoảng thời kỳ Vua Hùng Vương thứ sáu là một trong những truyền thuyết dân gian được lưu truyền rộng rãi, nói về lòng khao khát độc lập, tự do của người Việt Nam ta..
- Vì những lý do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Phân tích truyện Thánh Gióng theo loại hình học” với mong muốn góp phần bảo tồn truyền thống dựng nước, giữ nước, đó là những giá trị truyền thống cần được gìn giữ và phát huy.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, tìm ra ý nghĩa, giá trị của truyện và tinh thần dân tộc việt nam thể hiện qua truyền thuyết dân gian Thánh Gióng.
- Phân tích nội dung truyền thuyết dân gian Thánh Gióng, từ đó cho thấy tinh thần dân tộc việt nam thể hiện qua truyền thuyết dân gian thánh gióng.
- TÓM TẮT TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN THÁNH GIÓNG.
- Để’ tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ.
- PHÂN TÍCH TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN THÁNH GIÓNG 2.1.
- Với chủ đề đánh giặc cứu nước , truyện Thánh Gióng nằm trong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước.
- Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toát lên tinh tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về đọc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bất khuất..
- Kết cấu của câu chuyện cũng thể hiện ý thức mãnh liệt và truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
- (2) Với chủ trương cầu hiền và đoàn kết dân tộc, Hùng vương được Thánh Gióng giúp sức đã đánh giặc thắng lợi.
- (3) Hùng vương và toàn dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng 2.2.
- Mô típ truyền thuyết.
- Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh đến lúc hoá thân..
- Trong ngôn ngữ dân gian “về trời” và chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhân vật thành bất tử.
- Truyện Thánh Gióng đánh dấu một mốc trưởng thành của dân tộc ta thời Hùng vương dựng nước.
- Đứng đầu nhà nước là Hùng vương, rồi các quan, sứ giả làm nhiệm vụ thông tin… Thánh Gióng được cử làm tướng, đi theo ông có hàng trăm người khác (Vùng Bắc Ninh có hệ thống nhân vật anh hùng đi theo Gióng).
- Đó là sự khởi đầu cho truyền thống tự lực, tự cường của dân tộc trong các thời đại sau..
- Truyện đã thể hiện sức mạnh phi thường và tinh thần quật khởi vô song của dân tộc.
- Ba năm chuẩn bị sức người, sức của nói trên là ba năm hun đúc cho sự hùng mạnh và tinh thần quật khởi dân tộc ta tạo thành một lực lượng vô địch, có thể đập tan quân giặc trong một thời gian ngắn.
- Sức mạnh phi thường và khí thế tiến công thần tốc của dân tộc ta thể hiện qua nhân vật Gióng..
- Tên của Gióng có liên quan đến việc sử dụng vũ khí của ông: Ngựa, roi, mũ, áo sắt… Cho nên Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Thánh Gióng tiêu biểu cho sức mạnh đang lên.
- Sự lớn mạnh phi thường của dân tộc ta biểu hiện qua hình tượng Gióng là tinh thần quật khởi của tổ tiên ta được hun đúc, tôi luyện qua hàng nghìn năm lịch sử.
- Gióng là một dạng anh hùng ca của Việt Nam.
- Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh đến lúc hoá thân.
- Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng.
- Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân.
- Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
- Đi khắp cùng trung châu đều có dấu vết của bước chân, vó ngựa Thánh Gióng:.
- Làng Bàng, xã Ngọc Xá, Quế Võ: có bãi cát trắng tương truyền là bọt mép ngựa Thánh Gióng để lại.
- Như vậy, quan hệ giữa Gióng và nhân dân là quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
- Gióng là nhân vật anh hùng nhưng đại diện cho cả cộng đồng, mang sức mạnh của cộng đồng.
- Đó là biểu tượng đẹp đẽ cho truyền thống đấu tranh của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước..
- TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM THỂ HIỆN QUA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN THÁNH GIÓNG.
- Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm.
- Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.
- Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.
- Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc..
- Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ.
- Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng..
- Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.
- Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc..
- Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng.
- Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
- Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương.
- Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt).
- Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc..
- Ý NGHĨA XÃ HỘI QUA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN THÁNH GIÓNG.
- Truyện Thánh Gióng có thể được xem như một cách mà ông cha ta tổng kết lịch sử các cuộc chiến thắng chống ngoại xâm thời cổ đại.
- Nét đẹp của truyện ngày một được tô đậm qua từng lời truyền miệng của nhân dân để rồi qua thời gian, truyện trở nên đẹp trong từng chi tiết và ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: ông Thánh là hình ảnh tượng trưng cho những.
- Chắc hẳn nhân dân sáng tác và trau dồi truyện thánh Gióng muốn nói rằng dân tộc ta một khi đứng trước một nhiệm vụ lịch sử nặng nề, tưởng chừng như quá sức gánh vác của mình, thì, bởi sẵn lòng yêu nước nồng nàn, bởi biết chung sức với nhau, bởi nhiều mưu trí và sáng tạo mà vươn lên mau chóng cho kịp nhiệm vụ được giao.
- Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công..
- Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta..
- Thánh Gióng còn là một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp.
- Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng.
- Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta..
- Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc.
- Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam..
- Về mặt thể loại, truyện Thánh Gióng cũng có thể xếp vào thần thoại bởi vì trong truyện có những yếu tố kì ảo như cách nhân vật này được sinh ra, sự lớn lên như thổi.
- truyện liên quan đến sự thật lịch sử: truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nên chúng ta xếp vào thể loại truyền thuyết là hợp lí hơn, hay nói một cách chính xác thì đây là loại thần thoại được lịch sử hoá thành truyền thuyết.
- Hình tượng người anh hùng cứu nước Thánh Gióng được, xây dựng bằng hào quang của thần thoại nên đã trở nên chói loà, rực rỡ..
- Nhân vật Thánh Gióng có sự ra đời và lớn lên kì lạ, khác thường: bà mẹ mang thai do ướm chân mình vào vết chân lạ, Gióng ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi được đánh giặc cứu nước, lớn lên như thổi.
- Trụyện Thánh Gióng đã thần thánh hoá nhân vật người con trai làng Gióng để đề cao người anh hùng cứu nước Thánh Gióng..
- Truyện Thánh Gióng có sự kết hợp tự nhiên, hài hoà giữa yếu tố kì ảo và chi tiết đời thường.
- Thánh Gióng là nhân vật kì lạ nhưng lại không xa lạ với nhân dân ta.
- Như vậy, Thánh Gióng trước hết là một con người.
- người anh hùng Thánh Gióng được nhân dân sinh ra và nuôi dưỡng, chiến đấu vì nhân dân và cuối cùng về sống mãi trong lòng nhân dân..
- Thánh Gióng là người anh hùng tiêu biểu cho lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Sức mạnh của Thánh Gióng có từ nhân dân, nhân dân đã truyền sức mạnh cho Thánh Gióng: góp gạo, góp cà nuôi Gióng lớn lên, góp sắt để đúc ngựa, đúc áo, đúc roi đánh giặc….
- Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.
- Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta..
- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm..
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc.
- Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng.
- con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân.
- Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù.
- Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng..
- Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con..
- Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên.
- Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy.
- Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
- Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.
- Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước..
- Gióng chính là hình ảnh của nhân dân.
- Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười.
- Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công.
- Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang.
- Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt.
- Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn..
- Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
- Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta..
- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng.
- Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng..
- Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử.
- Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.