« Home « Kết quả tìm kiếm

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn


Tóm tắt Xem thử

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận.
- ngành: Luật Hình sự.
- Tổng quan những vấn đề lý luận về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (NCQLNVLQ) đến vụ án trong tố tụng hình sự (TTHS) như: khái niệm, đặc điểm, phân biệt NCQLNVLQ với một số người tham gia tố tụng khác…Nghiên cứu, phân tích quyền và nghĩa vụ pháp lý của NCQLNVLQ đến vụ án theo pháp luật TTHS Việt Nam và tìm hiểu thực tiễn áp dụng.
- Đề xuất hướng hoàn thiện chế định NCQLNVLQ trong pháp luật TTHS và đưa ra một số kiến nghị về lập pháp, về áp dụng pháp luật, về công tác cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật TTHS để giải quyết các vụ án hình sự khách quan, toàn diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của NCQLNVLQ cũng như những người tham gia tố tụng khác trong TTHS..
- Luật hình sự.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tố tụng hình sự.
- Trong giải quyết vụ án hình sự, vấn đề trọng tâm và quan trọng là xác định trách nhiệm hình sự.
- Tuy nhiên, ở nhiều vụ án còn đặt ra vấn đề trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng.
- Thực tế, trong tổng số các vụ án hình sự, số lượng án đòi hỏi phải giải quyết phần dân sự và vật chứng chiếm tỷ lệ không ít, nếu không muốn nói là tương đối nhiều.
- Để giải quyết vụ án triệt để, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đưa những người có liên quan đến các vấn đề đó vào vụ án hình sự để xem xét và quyết định về quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ.
- Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như các văn bản pháp luật tố tụng hình sự từ trước đến nay quy định chưa cụ thể, rõ ràng về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
- Nhiều nội dung quan trọng còn bỏ ngỏ như: chưa quy định khái niệm, các quyền và nghĩa vụ tố tụng ghi nhận chưa đầy đủ, chưa có văn bản hướng dẫn để làm cơ sở cho sự phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án với một số người tham gia tố tụng khác… Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong xác định tư cách tham gia tố tụng, thường xảy ra sự nhầm lẫn giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.
- Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nói riêng và những người tham gia tố tụng nói chung..
- Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng, tránh những nhầm lẫn không nên có, giúp cho việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự được đúng đắn, thống nhất, việc nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận lẫn thực tiễn về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong tố tụng hình sự là đòi hỏi cần thiết trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.
- Vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn".
- với mong muốn phần nào đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự cũng như áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự nước ta..
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Trong khoa học luật tố tụng hình sự, có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận cho từng vấn đề của tố tụng hình sự.
- Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết và có hệ thống về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
- Mặc dù là đề tài hẹp, song do đòi hỏi của tính khách quan, toàn diện trong giải quyết vụ án hình sự, xuất phát từ tình hình thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều trường hợp xác định không chính xác tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà đề tài này cần được quan tâm tìm hiểu.
- Là một cán bộ ngành Tòa án làm công tác thực tiễn, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có vai trò, ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, một trong những nhiệm vụ của giải quyết án hình sự..
- Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận, nội dung các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các biện pháp đảm bảo xác định đúng tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Qua đây nhằm đóng góp một vài ý kiến vào việc xây dựng chế định này trong pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng..
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là Tòa án trong việc xác định, giải quyết quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án..
- Trên cơ sở mục đích, đối tượng nghiên cứu đã xác định phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Việt Nam.
- Luận văn cũng có tìm hiểu, so sánh với pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới về vấn đề này..
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Với cơ quan lập pháp: Kết quả nghiên cứu đề tài người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự sẽ giúp xác định được khái niệm, những quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Việc xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp, đầy đủ, có hệ thống sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết vụ án hình sự..
- Với cơ quan thực hiện pháp luật: Trên cơ sở sự nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bằng thực tiễn tiến hành các hoạt động tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định được đầy đủ, chính xác tư cách người.
- có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- những mối quan hệ pháp luật giữa họ với những người tham gia tố tụng khác cần được giải quyết, áp dụng đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với họ..
- Từ đó góp phần giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như các đương sự khác..
- Với người tham gia tố tụng: Bản thân người tham gia tố tụng khi có sự hiểu biết về pháp luật nói chung và về chế định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng sẽ giúp họ xác định được mình có vị trí tố tụng như thế nào, có những quyền gì, được làm gì và làm đến đâu.
- có nghĩa vụ gì, thực hiện nghĩa vụ đó ra sao.
- Luận văn đi vào làm rõ những vấn đề lý luận về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở của việc quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong luật tố tụng hình sự, phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với một số người tham gia tố tụng khác….
- phân tích nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Trên cơ sở đó, trong luận văn đề xuất hướng hoàn thiện chế định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong pháp luật tố tụng hình sự và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như những người tham gia tố tụng khác..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong tố tụng hình sự..
- Chương 2: Quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 03/1990/NQ-HĐTP ngày 19/10 hướng dẫn áp dụng một số các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội..
- của Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội..
- Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2004), Tài liệu tập huấn về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội..
- "Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức".
- Đỗ Đức Anh Dũng Tòa án cấp phúc thẩm có quyền triệu tập người tham gia tố tụng đến phiên tòa phúc thẩm đúng với tư cách của họ", Tòa án nhân dân, (17)..
- Học viện Cảnh sát nhân dân (2005), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Đình Huề Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết như thế nào khi Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập sai tư cách người tham gia tố tụng", Tòa án nhân dân, (10)..
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội..
- "Luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp.
- Đinh Văn Quế (2007), Bình luận án và một số vấn đề thực tiễn áp dụng trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Đinh Văn Quế Một số vấn đề cần chú ý khi xác định người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự", Tòa án nhân dân, (13).
- Hoàng Thị Sơn Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Luật học, (6)..
- Hoàng Thị Minh Sơn Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các Bộ luật tố tụng hình sự", Luật học, (1)..
- Hồ Khánh Thiện Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay người bị hại", Dân chủ và pháp luật, (4)..
- Tòa án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 35/1999/KHXX ngày 26/4 giải đáp việc xác định người tham gia tố tụng trong một số trường hợp cụ thể, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2003), Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9 về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tham luận về công tác xét xử án hình sự năm 2006, Hà Nội..
- Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo một số nội dung rút kinh nghiệm về xét xử các vụ án hình sự năm 2006, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.