« Home « Kết quả tìm kiếm

Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Luật tố tụng dân sự.
- Người đại diện.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Việc tham gia TTDS góp phần vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
- giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật và quyền bình đẳng của mọi cá nhân, cơ quan tổ chức trong TTDS là những nguyên tắc quan trọng trong BLTTDS và phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 của nước ta.
- BLTTDS năm 2004 cũng đã quy định đương sự có quyền tham gia phiên tòa.
- Vì vậy, chế định về người đại diện theo ủy quyền có ý nghĩa rất quan trọng..
- Trong những năm vừa qua, từ hoạt động của mình, người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS đã và đang dần khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong tố tụng, ngày càng chứng tỏ là một trong những thành phần khó có thể thiếu trong TTDS.
- Việc xác định đúng đắn vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
- Các hoạt động của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS có tác động không chỉ đến hoạt động của những người tham gia tố tụng mà đến cả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần thúc đẩy sự dân chủ, tiến bộ của xã hội, hoàn thiện và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa..
- Chế định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS được quy định và ngày một hoàn thiện trong BLTTDS năm 2004.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 ra đời và có hiệu lực ngày cũng góp phần hoàn thiện về quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong TTDS.
- Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quy định được pháp luật ghi nhận một cách chung nhất, khái quát nhất về địa vị pháp lý cùng những vấn đề có liên quan đến người đại diện nói chung và người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS mà lại thiếu những văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành dẫn tới việc thực hiện những quy định này còn nhiều thiếu sót, bất cập.
- Thực tiễn trong quá trình tố tụng tại TA cho thấy còn tồn tại nhiều trường hợp hình thức, nội dung văn bản ủy quyền tham gia tố tụng không rõ ràng dẫn đến việc xác định sai người dại diện.
- xác định phạm vi đại diện theo ủy quyền không rõ ràng làm hạn chế quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền.
- cũng như khiến cho người đại diện theo ủy quyền lúng túng, gặp khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng..
- Xuất phát từ vai trò của người đại diện theo ủy quyền, thực tiễn pháp luật và thực tiễn tố tụng, việc tìm hiểu, nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS đã trở thành một nhu cầu cấp bách… Mặt khác, các quy định của pháp luật cũng như các công trình nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS còn hạn chế, và cần thiết phải nghiên.
- cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về chế định người đại diện theo ủy quyền.
- Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam".
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Trong lĩnh vực TTDS đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về người đại diện của đương sự nói chung.
- Luận án tiến sĩ luật học "Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự".
- của nghiên cứu sinh Nguyễn Công Bình năm 2006.
- Luận văn thạc sĩ luật học "Người đại diện của đương sự trong TTDS".
- Khóa luận tốt nghiệp "Chế định người đại diện của đương sự trong pháp luật TTDS Việt Nam".
- Khóa luận tốt nghiệp "Người đại diện của đương sự trong TTDS".
- bài viết “Một số suy nghĩ về đại diện của đương sự trong TTDS” của tác giả Tưởng Duy Lượng đăng trên Tạp chí Khoa học pháp luật số .
- Những công trình trên đây đều nghiên cứu một cách tổng thể về người đại diện, cũng như được khai thác dưới góc độ bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.
- bảo đảm sự tham gia tố tụng của người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
- và là cơ sở để có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về người đại diện theo ủy quyền của đương sự..
- Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền còn hạn chế, đã có các bài viết như sau: "Ủy quyền tham gia tố tụng".
- “Bàn về quyền người đại diện theo ủy quyền của đương sự được quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả TS.
- "Một người có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng".
- "Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự".
- Những công trình nghiên cứu này cũng chỉ đề cập một cách chung chung, khái quát, hoặc tập trung nghiên cứu về một số khía cạnh cụ thể của đại diện theo ủy quyền mà chưa đi sâu vào nghiên cứu chế định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS một cách tổng thể, toàn diện nhất..
- Mục đích nghiên cứu.
- Việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS… Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS, thấy được những bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS và thực tiễn thực hiện, tìm ra nguyên nhân của nó để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự TTDS..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Dựa trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS như khái niệm, đặc điểm, vai trò… của người đại diện theo ủy quyền trong TTDS.
- phân loại người đại diện theo ủy quyền trong TTDS....
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật TTDS Việt Nam về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS như quy định của BLTTDS năm 2004.
- các quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS về những vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS như quy định về điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền.
- các căn cứ làm phát sinh và phạm vi đại diện theo ủy quyền, những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong TTDS….
- Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS tại các Toà án trong những năm qua..
- Tính mới trong nội dung nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
- Luận văn về đề tài “Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam” cho ta có cái nhìn đây đủ hơn về khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS, qua đó đưa ra được các cách phân loại và cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự..
- Đặc biệt, Luận văn đã phân tích rõ các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng từ năm 2005 trở lại đây, từ đó rút ra những hạn chế thiếu sót của pháp luật về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng như phương pháp thống kê, thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau..
- Chương 1: Những vấn vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự..
- Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự..
- Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam và một số kiến nghị..
- Th.s Nguyễn Hải An (2006), “Một người có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (17)..
- Hồ Nguyên Bình (2010), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Bộ luật Tố tụng Dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), NXB Chính trị quốc gia, bản dịch tiếng Việt, Hà Nội..
- Bộ luật Tố tụng Dân sự Cộng hòa Liên bang Nga (2005), bản dịch tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Bộ luật Tố tụng Dân sự Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Dũng (2006), “Bàn về quyền người đại diện theo ủy quyền của đương sự được quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề luật, (4)..
- Nguyễn Phú Đức (2012), “Một số vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”, Toà án nhân dân tối cao..
- Nguyễn Thị Ngọc Hà (2012), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Th.s Nguyễn Thị Hạnh (2010), “Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề luật, (6)..
- Nguyễn Minh Hằng Đại diện theo ủy quyền: Từ pháp luật nội dung đến tố tụng dân sự", http://thongtinphapluatdansu.edu.vn..
- HĐTPTANDTC (1990), Nghị quyết 03/1990/NQ-HĐTP ngày hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự , Hà Nội..
- Phan Vũ Linh - TAND Cần Thơ (2012), “Một số vấn đề bàn về trường hợp ủy quyền tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự”, Tòa án nhân dân tối cao, http://toaan.gov.vn..
- Nguyễn Thị Long (2011), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Tưởng Duy Lượng (2007), “Một số suy nghĩ về đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1)..
- Phòng 5 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam (2013), “Một bản ản có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng đăng trên trang Viên kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam”, http://vienkiemsathanam.gov.vn..
- Quốc Hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội..
- Quốc Hội (2011), Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội...
- phạm luật tố tụng”, http://dantri.com.vn..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Hồng Tú (2011), “Ủy quyền về tài sản trong án ly hôn”, http://phapluattp.vn.