« Home « Kết quả tìm kiếm

NGƯỜI HỌC TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU - MỘT CÁCH LÀM MỚI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


Tóm tắt Xem thử

- NGƯỜI HỌC TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU - MỘT CÁCH LÀM MỚI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ.
- Đánh giá kết quả học tập có nhiều ý nghĩa với người học, người dạy cũng như với người quản lý và các nhà khoa học.
- Khi kết quả học tập được đánh giá một cách khoa học, chất lượng dạy học và đào tạo được nâng cao.
- Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số vấn đề lý thuyết về đánh giá kết quả học tập của sinh viên và những cải tiến phương pháp kiếm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ..
- Chúng tôi cũng đưa ra những đề xuất khắc phục những tồn tại trong việc kiểm tra và đánh giá hiện nay..
- Từ khóa: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, kết học học tập, siêu nhận thức 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.
- CỦA SINH VIÊN 1.1 Đánh giá là gì?.
- Laws (2006) định nghĩa “Đánh giá là tiến trình thu thập và phân tích bằng chứng đưa đến kết luận về một vấn đề, một phẩm chất, giá trị, ý nghĩa hoặc chất lượng của một chương trình, một sản phẩm, một người, một chính sách hay một kế hoạch nào đó .
- Theo Deketele (1999) “Đánh giá là so sánh mức độ phù hợp giữa một tập hợp thông tin có giá trị, thích hợp, đáng tin cậy với một tập hợp tiêu chí thích hợp, đáng tin cậy với mục tiêu đề ra”.
- 1.2 Ý nghĩa của đánh giá.
- Đánh giá có nhiều ý nghĩa với người học, người dạy cũng như với người quản lý và các nhà khoa học.
- Với sinh viên, đánh giá tạo cơ hội để họ (1) thể hiện các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tóm tắt, khái quát, hệ thống hoá, vận dụng.
- Với giáo viên qua kết quả học tập của sinh viên, giáo viên sẽ (1) biết thái độ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như những tiến bộ của sinh viên.
- (3) tự đánh giá hiệu quả giờ dạy của bản thân về nội dung, phương pháp dạy học để có sự điều chỉnh cần thiết..
- Với các nhà quản lý, kết quả học tập của sinh viên sẽ giúp họ hiểu rõ chất lượng dạy và học, từ đó có những cải tiến về nội dung dạy học, trang bị cơ sở vật chất phù hợp..
- Vậy làm thế nào để đánh giá đáp ứng được các mục tiêu nêu trên và thật sự có ý nghĩa đối với các đối tượng liên quan?.
- 1.3 Nội dung và thời điểm đánh giá kết quả học tập.
- Người học cần được đánh giá về nhiều mặt: nhận thức, tình cảm, kĩ năng tư duy, kĩ năng hành động.
- đánh giá về nhận thức nghĩa là đo lường được mức độ hiểu kiến thức, khả năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập, vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn...đánh giá về mặt tình cảm đối với việc học nghĩa là đo lường những chuyển biến trong thái độ học, động cơ học (thể hiện qua các hoạt động học).
- Giáo viên có thể đánh giá năng lực tư duy, kỹ năng hành động của người học thông qua những sản phẩm cụ thể: bài kiểm tra, thao tác thực hiện thí nghiệm, các bài báo cáo, những sản phẩm tự tạo… Hoạt động đánh giá được thực hiện trong các thời điểm ấn định (còn gọi là đánh giá định kì), ví dụ như: đánh giá giữa kì, cuối học kì (summative assessment), bao gồm kiểm tra 15’, 45.
- đánh giá cuối học kì, thi tốt nghiệp.
- đánh giá thường xuyên (formative assessment) là tiến trình theo dõi liên tục những tiến bộ của người học trong quá trình học tập, là cách thu thập bằng chứng về sự hiểu, kĩ năng ứng dụng và nhiều kỹ năng khác mà người học nhận được từ bài học.
- Nếu giáo viên chỉ sử dụng hình thức đánh giá định kỳ có thể xảy ra tình trạng sau: sinh viên A thường xuyên nghỉ học nhưng khi đi thi, do trúng tủ hoặc do gian lận lại được điểm cao, trong khi đó, sinh viên B rất chăm chỉ và có nhiều cố gắng trong học tập nhưng chẳng may bị bệnh trong kỳ thi nên bài làm bị điểm thấp.
- Do vậy, đánh giá thường xuyên sẽ bổ sung cho đánh giá định kì tính công bằng, tính chính xác cho người học (xem Hình 1a và 1b):.
- Hình 1: Các loại đánh giá.
- 1.4 Phương tiện của việc đánh giá kết quả học tập.
- Bài kiểm tra là phương tiện quan trong bậc nhất và được sử dụng chủ yếu trong vấn đề đánh giá người học.
- Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không chủ tâm trình bày hai loại đánh giá này.
- Tuy nhiên, nếu chủ thể được tham gia vào quá trình đánh giá thì sẽ có nhiều lợi ích, không chỉ trong việc đánh giá mà cả trong việc giáo dục sinh viên.
- Loại đáng giá này được tổ chức thường xuyên nhưng nhẹ nhàng, đó là sinh viên đánh giá lẫn nhau và sinh viên tự đánh giá chính mình.
- Loại đánh giá này chúng tôi gọi là đánh giá thường xuyên.
- Muốn thực hiện được loại đánh giá này, trước hết, giáo viên cần rèn luyện cho sinh viên một số những kĩ năng, tập cho họ có thói quen đánh giá trung thực, phải cùng với sinh viên xây dựng những tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng bài học, từng vấn đề.
- Gần đây, các nhà nghiên cứu giáo dục nêu ra khái niệm siêu nhận thức (meta-cognition) trong đánh giá.
- Đánh giá kết quả học tập chính xác hay không còn tuỳ thuộc việc kết hợp sử dụng nhiều hình thức đánh giá đan xen nhau một cách phù hợp cả về yêu cầu lẫn thời điểm đánh giá.
- Vì thế, ở khoa Sư Phạm trường ĐHCT, một số giáo viên đã kết hợp nhiều hình thức đánh giá ở nhiều thời điểm khác nhau nhằm thu thập bằng chứng để có thể đưa ra một kết luận có giá trị, thích hợp và đáng tin cậy về kết quả học tập của sinh viên.
- Bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập, chúng tôi cũng đánh giá được cả thái độ học tâp của sinh viên..
- 1.5 Vài số liệu từ một nghiên cứu nhỏ về loại đánh giá.
- Trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung bàn về đánh giá thường xuyên.
- Trước hết, chúng tôi điều tra về các hình thức đánh giá mà cán bộ giảng dạy trong Khoa Sư Phạm đã và đang sử dụng.
- Đánh giá thường xuyên Biết.
- Đánh giá định kỳ.
- tác với các trường đại học Hà Lan (chương trình MHO4), trường đại học Michigan (chương trình Shell, LG), các trường đại học của Vương quốc Bỉ (chương trình VLIR) về đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên, giáo viên trong khoa đã thử nghiệm nhiều nhiều công cụ đánh giá sinh viên trong học tập.
- Một cuộc điều tra cho thấy, có 69/249 giáo viên có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân với thâm niên giảng dạy khác nhau đang công tác tại khoa đã sử dụng nhiều hình thức đánh giá có hiệu quả..
- Sự phong phú của các kiểu đánh giá thể hiện ở biểu đồ (Hình 2) dưới đây.
- 2.1 Hình thức và thời điểm đánh giá.
- Qua các phiếu trả lời của các giáo viên cho thấy, họ đã sử dụng nhiều hình thức đánh giá như tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, xê-mi-na, thực hành, nhóm làm đề án…Về thời điểm đánh giá, các giáo viên còn cho biết, các hình thức đánh giá này đã được thực hiện giữa kì (trong thời gian đang học môn của họ) và cuối học kỳ (kết thúc môn học - xem biểu đồ Hình 2)..
- Hình 2: Tỉ lệ % giáo viên sử dụng các hình thức đánh giá vào giữa và cuối kỳ.
- 2.2 Nội dung đánh giá.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài việc đánh giá sự hiểu biết, vận dụng kiến thức, khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề (yêu cầu cao nhất trong các hoạt động nhận thức của Bloom), 60,8 % giáo viên được hỏi đã đánh giá được thái độ học tập của sinh viên..
- 2.3 Công cụ sử dụng trong đánh giá.
- Ngoài việc sử dụng những bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ bằng hình thi vấn đáp, xê- mi-na hay cho nhóm làm đề án, 72,46 % giáo viên được hỏi đã thử nghiệm đánh giá kết quả học tập qua các portfolio của sinh viên (sản phẩm sinh viên làm ra.
- CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀO GIỮA HỌC KỲ VÀ CUỐI HỌC KỲ.
- Đánh giá vào giữa học kỳ Đánh giá vào cuối học kỳ.
- Bằng cách sử dụng bảng câu hỏi dạng đóng, viết nhật ký, giáo viên tạo điều kiện để sinh viên tự đánh giá những ưu, nhược điểm của bản thân hoặc của nhóm mình trong việc thực hiện các hoạt động học tập và đề ra phương hướng để học tốt hơn..
- 2.4 Đối tượng tham gia đánh giá.
- Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng 86,5 % giáo viên tham gia trả lời bảng hỏi đã tạo điều kiện để sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
- Kết quả học tập của sinh viên sẽ là trung bình cộng của điểm do sinh viên tự đánh giá, điểm do nhóm đánh giá các thành viên trong nhóm và điểm do giáo viên cho..
- 3 MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ HÌNH THỨC SINH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ 3.1 Sinh viên đánh giá lẫn nhau trong môn Viết tiếng Anh.
- Ông cho rằng quá trình này gồm ba giai đoạn: xây dựng kế hoạch, thực hiện và tự đánh giá.
- Giáo viên cùng sinh viên thảo luận, xây dựng những tiêu chí của một bài luận tiếng Anh:.
- Nêu những yêu cầu cơ bản và cấu trúc một bài luận - Nêu tiêu chí đánh giá với từng mức điểm cụ thể..
- Sinh viên viết bài luận và trao đổi bài trong nhóm để đánh giá lẫn nhau dựa vào bảng tiêu chí đã thống nhất.
- Sinh viên tự chỉnh sửa lại bài viết và nộp cho giáo viên.
- Những lần sau, sau khi chỉnh sửa, nộp bài, giáo viên cho hai sinh viên trong một nhóm bất kì chấm công khai bài của các sinh viên nhóm bạn trước lớp.
- Qua những hoạt động trên, sinh viên dần dần biết tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân (trong môn viết)..
- 3.2 Sinh viên tự đánh giá trong hình thức thuyết trình.
- Tuy nhiên, học nhóm cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức, qua đó, sinh viên có thể đánh giá và tự đánh giá của từng buổi học.
- Chúng tôi giới thiệu một kiểu tổ chức học nhóm và cho sinh viên tự đánh giá: Hình thức thuyết trình..
- Sinh viên được chia làm các nhóm nhỏ thực hiện những nhiệm vụ do giáo viên giao: chuẩn bị bài thuyết trình sau khi nghiên cứu lý thuyết một nội dung nào đó;.
- Sau đây là tiêu chí đánh giá bài thuyết trình của các nhóm (Hình 3):.
- Hình 3: Mẫu đánh giá thuyết trình.
- Cách làm này đòi hỏi mỗi sinh viên phải theo dõi thật sự phần trình bày của nhóm bạn (nghe, đọc) để có những nhận xét để đánh giá hợp lý và thuyết phục đồng thời có thể học hỏi những điều hay từ bạn mình..
- Ví dụ ở môn “đánh giá kết quả học tập môn Văn”: Sau khi học xong cách thiết kế đề thi trắc nghiệm, sinh viên được chia thành nhiều nhóm thực hành thiết kế một đề trắc nghiệm và trình bày kết quả trên các poster.
- Sinh viên sẽ nhận xét các câu hỏi hay, câu sai một lần nữa và cùng cho điểm các sản phẩm của từng nhóm (cả đề trắc nghiêm và các nhận xét).
- Qua lần đánh giá thứ hai, sinh viên dần quen với cách làm việc và đặc biệt là có thể tự điều chỉnh những sai sót.
- Với cách làm này, sinh viên “trưởng thành” nhanh hơn trong viêc tự thiết kế đề trắc nghiệm.
- Bên cạnh đó, giáo viên còn đánh giá được tinh thần làm việc của các nhóm: nhóm nào hiểu bài, làm việc nghiêm túc sẽ có không khí làm việc sôi nổi, có những đánh giá, nhận xét đúng và nhanh các ưu điểm, nhược điểm của nhóm, nêu được phương án hay để sửa những câu hỏi sai..
- Khi tổ chức thảo luận, giáo viên còn sử dụng bảng kiểm nghiệm để sinh viên đánh giá các thành viên trong nhóm mình về tinh thần hợp tác, sự chủ động tích cực (Hình 4)..
- Hình 4: Sinh viên đánh giá lẫn nhau.
- Hình 5 giới thiệu một số câu hỏi đã được dùng cho sinh viên tự đánh giá hoạt động của nhóm (cách tự đánh giá meta-cognition).
- Phiếu trả lời của nhóm đã giúp giáo viên biết nhóm đã xác định đúng mục đích yêu cầu của công việc mình được giao hay chưa, khả năng tự đánh giá công việc của nhóm và cho biết những khó khăn nào mà nhóm gặp phải.
- Với sinh viên, đây là cơ hội cho các em tự đánh giá lại công việc của bản thân, của nhóm, rút kinh nghiệm và có trách nhiệm để lần tới thực hiện tốt hơn, đồng thời đó còn là cơ hội để sinh viên bày tỏ những khó khăn của nhóm để giáo viên có biện pháp giúp đỡ..
- Hình 5: Đánh giá theo nhóm.
- 3.3 Đánh giá trong kiểu dạy học qua mạng (E-Learning).
- Bằng cách này, giáo viên có thể kiểm soát ngày, giờ, số sinh viên vào đọc bài giảng cùng với kết quả thực hiện bài tập và cho ý kiến phản hồi với từng bài làm của sinh viên.
- Cách làm bài tập dạng self - test có những ưu điểm như, rèn luyện tinh thần tự học cho sinh viên, sinh viên có thể làm lại các bài tập nhiều lần vào bất cứ lúc nào, nếu thấy cần, các em cũng có thể đánh giá được kết quả học tập của mình qua từng chương, từng phần.
- Về phía giáo viên: có thể kiểm tra bài làm của sinh viên vào bất cứ lúc nào, kết quả kiểm tra khách quan, đồng thời tự đánh giá hiệu quả cách dạy của bản thân..
- Ngoài những cách làm và ý nghĩa của các hình thức đánh giá, bảng trả lời của giáo viên cũng cho chúng tôi nhiều thông tin về những khó khăn giáo viên gặp phải khi sử dụng hình thức người học tự đánh giá và người học đánh giá lẫn nhau:.
- Lớp quá đông, khó quản lý và khó cho điểm chính xác từng sinh viên.
- Hơn nữa, do đông sinh viên nên việc thực hiện các cách đánh giá như trên mất quá nhiều thời gian.
- Thêm vào đó, thói quen cả nể đã ảnh hưởng khá nhiều đến tính khách quan khi sinh viên đánh giá bạn cùng nhóm cũng như nhóm khác.
- Chúng tôi thường xuyên nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi sinh viên, của nhóm trong phương pháp đánh giá này..
- Cũng có thể chỉ định những sinh viên có trách nhiệm làm trưởng nhóm để giúp giáo viên quản lý nhóm nhưng chưa có tác dụng nhiều..
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi sử dụng phương pháp đánh giá mới, chúng tôi đề nghị giáo viên được tự lựa chọn hình thức đánh giá với tỉ lệ điểm 3/7 hoặc 4/6.
- Hiện nay, việc sử dụng đề trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá là khá phổ biến ở trường đại học Cần Thơ.
- Dù có những khó khăn nhất định, nhưng việc người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau là có thể thực hiện được..
- Từ những khó khăn trên, chúng tôi thấy, nếu chúng ta quyết tâm thay đổi phương pháp dạy học, trong đó có thay đổi các phương pháp đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy, nhất thiết phải biên chế lại số sinh viên trong mỗi lớp học.
- Trong khi chưa thực hiện đều khắp việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo các phương pháp mới, cần trả bài kiểm tra lại cho sinh viên, trong đó đề nghị giáo viên ghi rõ lỗi để sinh viên rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh việc học của mình..
- Theo chúng tôi, việc đổi mới phải đi đồng bộ song trước hết mỗi giáo viên, sinh viên cần phải quen với các loại đánh giá để chúng ta hay đổi từ từ mọi mặt, mọi vấn đề trong dạy học..
- Giáo trình Đánh giá kết quả học tập của sinh viên, Khoa Sư phạm, trường đại học Cần Thơ 2002.