« Home « Kết quả tìm kiếm

Người Nam Á, Nam đảo và sự hình thành các quốc gia cổ ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Việt Nam đứng ở đâu trên con đường lữ hành của người Nam Đảo? Là nơi xuất phát hay là đích đến? Có ý kiến cho tất cả những nhà Nam Đảo học đều nghĩ là họ từ một hải đảo đi tới.
- Phải nói, tiếc rằng việc nghiên cứu tại chỗ vấn đề này chưa được như mong muốn, dưới đây chỉ là một số gợi ý bước đầu: miền Trung Việt Nam, cả trên cao nguyên và đồng bằng ven biển, có 3 nhóm dân cư sinh sống từ xa xưa:.
- Nhóm 1, nói ngôn ngữ Nam Á, ở đây gọi là nhóm Nam Á 1, gồm các tộc người (kể từ bắc đến nam, theo nơi sinh sống): Bru (Vân Kiều), khoảng 30.000 người, ở phía tây Thừa Thiên.
- Kơtu, khoảng 30.000, ở phía tây Quảng Nam, Giẻ Triêng, khoảng 10.000 người, ở phía tây Quảng Nam, H’Re, khoảng 50.000 người, ở phía tây Quảng Ngãi, Sêđăng, khoảng 80.000 người, chủ yếu ở Kon Tum, tây Quảng Nam, Quảng Ngãi.
- Bana, khoảng 100.000 người, chủ yếu ở Kon Tum và lân cận..
- Cộng khoảng 300.000 người..
- Nhóm 2, nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia, gồm các tộc: Giarai, khoảng 160.000 người, chủ yếu ở Gia Lai và tây Khánh Hoà.
- Êđê (Rhade), khoảng 150.000 người, chủ yếu ở Đắk Lắk.
- Raglai, khoảng 10.000 người ở Gia Lai và tây Khánh Hoà;.
- người Chăm, khoảng 45.000 người ở Ninh Thuận và Bình Thuận, cũng khoảng 45.000 người, ở An Giang và tản mát ở miền Nam.
- Cham Hơroi, khoảng 20.000 người, ở tây Bình Định và Phú Yên, cộng khoảng 430.000 người..
- Nhóm 3, cũng là nhóm Nam Á 2, nói ngôn ngữ Nam Á, gồm các tộc: Mạ có khoảng 90.000 người ở Lâm Đồng và Đồng Nai.
- Stiêng, khoảng 30.000 người, ở Lâm Đồng, Bình Dương.
- Mnông, khoảng 40.000 người, chủ yếu ở Lâm Đồng và Đắk Lắk, cộng khoảng 160.000 người (Nguyễn Khắc Tụng – Ngô Vĩnh Bình, 1981)..
- Như thế, 2 nhóm Nam Á cộng khoảng 460.000 người.
- nhóm 2, Malayo – Polynesia có khoảng 430.000 người, tức là gần tương đương, nhưng có vị trí rất đáng chú ý: nhóm 1 dựa chủ yếu trên lưu vực sông Krong Poco, chảy theo hướng tây, từ cao nguyên, đổ vào sông Mê Kông.
- Như vậy, nhóm Malayo – Polynesia ở giữa, kẹp hai bên bắc, nam là 2 nhóm Nam Á..
- Các con số dân cư trên đây dựa theo tài liệu của Nguyễn Khắc Tụng, năm 1981, thống kê năm 2006 (NXB Thống kê, Hà Nội, 2007) cho thấy con số này tăng lên gần gấp đôi: nhóm Nam Á: 878.791, đối sánh với nhóm Nam Đảo: 803.208, con số lý thú sau 25 năm.
- Cũng như mọi người, tôi mới có con số này, nhưng không sửa vội, vì nó cho thấy sự tăng dân số có ý nghĩa và lý thú và vì tỷ lệ giữa hai nhóm dân cư Nam Á và Nam Đảo cũng không thay đổi đáng kể.
- Điều dễ thấy là, người Giarai và Êđê không khác gì người Bana về nhân thể, nhưng lại rất khác về hệ ngôn ngữ: Giarai và Êđê nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia hay Nam Đảo, còn người Bana nói ngôn ngữ Môn – Khmer hay Nam Á.
- Tuy rằng ngày nay, sống gần nhau, lại là “người trong một nước, đùm bọc nhau”, có giao thoa văn hoá và cả ngôn ngữ, nhưng họ vẫn nói hai ngôn ngữ khác nhau, phong tục và tập quán khác nhau ít nhiều.
- Người Nam Đảo lại “bị kẹp” ở giữa hai người Nam Á..
- Nhóm người nói ngôn ngữ Nam Đảo này một lúc nào đó, đã từ đây đi ra vùng đảo, rồi sinh sôi nảy nở thành 250 triệu người ngày nay hay chỉ là một nhóm nhỏ từ đâu đến đây? Có những dấu hiệu cho biết những cư dân ở Gia Lai đã có mặt sinh cơ lập nghiệp từ thời Đá mới, hàng nghìn năm trước đây: rìu, bôn hình 4 cạnh hay có vai ở xã Biển Hồ, Plâyku (Lafont, 1956), (Nguyễn Khắc Sử, Tiền sử Gia Lai, Plâyku, 1995.
- Phong tục vòng đời của người Êđê Mdhur, Phú Yên (Nguyễn Thị Kim, 2003).
- Luật tục và nhất là trường ca Đăm Di, Đăm San của người Êđê hẳn là sáng tạo văn hoá “phi vật thể” của một thời xa xôi lắm..
- Geldern về nguồn gốc không phải bản địa của nhóm Nam Đảo ở Đông Nam Á đã thấy là không có cơ sở.
- Trước tiên, từ lục địa, người Nam Đảo phát triển ở trên đảo rồi quay trở lại đất liền.
- Thành phần cư dân cổ nhất ở Đông Nam Á là Australoid, rồi sự di cư đã dẫn tới hiện tượng Mongoloid hoá.
- Nhân tố Mongoloid là sự góp phần đặc biệt vào sự hình thành cư dân Nam châu Á, trong đó có những người nói ngôn ngữ Nam Đảo”.
- Cho nên, xem xét quan hệ tương tác tộc người và văn hoá tộc người Nam Á và Nam Đảo trên một số địa bàn cụ thể, may ra có thể thấy được rõ hơn:.
- Phía tây, trên cao nguyên là tỉnh Kon Tum, địa bàn sinh sống của người Bana, nói ngôn ngữ Nam Á.
- Có lẽ đây là cư dân cổ nhất, từ người Tiền đến Sơ – Nam – Mongoloid tức Nam Á cổ hay Môn cổ, từ khoảng 20.000 năm trước.
- Cuộc đào khảo cổ di chỉ Lung Leng, phía tây Kon Tum (năm 2001) đã phát hiện một lớp tectit dưới cùng có chứa một số công cụ và hiện vật thời Đá cũ hậu kỳ đã chứng tỏ điều đó.
- Năm cuộc khai quật khảo cổ học ở đây (Phạm Thị Ninh, 1999) đã phát hiện những di tích văn hoá Sa Huỳnh có niên đại từ sớm đến muộn: “gốm chôn đều mang phong cách gốm Bình Châu” (Tiền Sa Huỳnh) là sớm.
- Di chỉ có 2 niên đại C14 được công bố là 1910 và 1900 ± 60.
- Ở đây có công cụ vỏ ốc, vòng trang sức vỏ ốc, có cả hạt chuỗi, khuyên tai bằng thuỷ tinh, là những hiện vật quen thuộc của văn hoá biển.
- Một loại hình văn hoá có ý nghĩa phong tục là táng thức thì ở Lý Sơn đã phát hiện được một số mộ chum, cùng với mộ số 7 là mộ đất song táng 2 người lớn, chôn theo tư thế nằm thẳng.
- “Trong hố thám sát 1 (1996), đã phát hiện một mộ huyệt đất nhiều khả năng di hài được chôn theo tư thế ngồi bó gối, rất gần gũi với phương thức chôn cất của người Hoà Bình, người Đa Bút có niên đại cách ngày nay khoảng năm”.
- Đảo Re có thể là vị trí “tiền tiêu” mà người Re sinh sống từ một đến vài nghìn năm tr.CN.
- Một nhóm dân biển – người Sa Huỳnh, theo cách gọi của tác giả, đã đến đây, cộng cư phủ một lớp văn hoá biển lên trên.
- Một bộ phận đã đổ bộ vào bờ biển, sinh sống và để lại dấu ấn đầu tiên ở Long Thạnh, Bình Châu, là hai di chỉ văn hoá Tiền Sa Huỳnh.
- Đây cũng vẫn còn là một “câu đố”: Sa Huỳnh – một địa danh/ địa điểm thuộc huyện Đức Phổ, nam Quảng Ngãi, một bãi biển, đúng ra là một cồn cát rộng, đã bị biến thành nghĩa địa, nơi đã phát hiện gần 500 mộ vò/ chum, được đặt tên là Văn hoá Sa Huỳnh, được coi là Văn hoá Tiền Sơ sử, Tiền Chămpa của người Chăm, nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia/ Chamic.
- thật là một xã hội Nam Á đặc sệt đã có hàng nghìn năm bên cạnh một thời từng có cư dân Malayo – Chamic, có cả nghĩa địa mộ vò hàng trăm chiếc vò/chum, cả thành Châu Sa, đền miếu và bia ký chữ Phạn ở Châu Sa, đền tháp đồ sộ, văn bia và điêu khắc Chánh Lộ nổi tiếng..
- Ở đây, ngày nay, qua dày đặc 180.000 người Bana và Sêđăng nói tiếng Nam Á thì dồn về phía tây là 15.000 người Giarai (khoảng 8%) nói tiếng Nam Đảo sống ở thượng nguồn sông Sa Thầy.
- Bên trên đã nói, trong lớp tectit dưới hố đào khảo cổ, đã tìm thấy gần 80 công cụ đá mũi nhọn, rìa lưỡi, đặc trưng của văn hoá Sơn Vi, niên đại hậu kỳ Đá cũ, khoảng 18.000 năm trước.
- Tiếp đến là lớp cư dân hậu kỳ Đá mới – kim khí với niên đại của 2 “tập hợp”: 1) khoảng 1500 năm tr.CN và 2) khoảng 860 tr.CN.
- Thời gian hiệu chỉnh và tập trung của tập hợp 1 bắt đầu khoảng năm 380 tr.CN.
- Điều đó dẫn đến ý nghĩ là ở đây đang có sự diễn tiến của Đá cũ, hơn 10.000 năm, trước thì xuất hiện Đá mới hậu kỳ – kim khí, hơn 2.000 năm tr.CN, cho đến vài trăm năm đầu Công nguyên.
- Điều đó cũng dẫn đến suy đoán, đã có một lớp cư dân mới xuất hiện, mang theo một trình độ văn hoá cao hơn đột ngột, đi tắt 8.000 năm tiến trình văn hoá.
- Hiện vật phát hiện được rất phong phú:.
- Điều này làm rõ thêm một đặc trưng văn hoá của lớp cư dân cổ, có trước và vẫn tồn tại cộng cư cùng lớp đến sau..
- Những diễn tiến văn hoá cổ trên Pu lao Re có ý nghĩa lớn hơn nhiều phạm vi một đảo nhỏ.
- người Chăm, nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia, sau là Malayo – Chamic xây dựng nước Lâm Ấp – Chămpa trên nền cư dân cổ có khi cộng cư với dân cổ nói ngôn ngữ Nam Á và quan hệ với nước ngoài, tiếp xúc với vùng đảo, rồi với văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ..
- 2) Thời gian diễn ra sự kiện này sớm là khoảng năm 800 tr.CN, tập trung vào khoảng năm 500 tr.CN.
- Các nhà khảo cổ học trong khi thảo luận, đưa ra một niên đại diễn ra cuộc lữ hành của người Nam Đảo, được nhắc đi nhắc lại là 5.000 năm tr.CN, hoặc sớm hơn, 8.000 năm, thậm chí Pleistocene, hàng chục ngàn năm..
- Như thế, còn phải xem xem trong khoảng 5.000 năm, từ 8.000 đến 3.000 năm tr.CN, người Nam Đảo ở đâu, làm gì? diễn ra như thế nào? hiện chưa có dấu vết gì..
- Năm 1998, cuộc khai quật ở gò phía tây (phía núi), có diện tích đào 50m 2 , phát hiện một nơi cư trú, một “đống rác bếp lớn”, một cồn vỏ sò có bề dày 1m, có chứa: xương: 63 mảnh, chủ yếu là xương cá, trong đó, 6 dọi xe sợi bằng xương sống cá lớn.
- Có thể hoàn toàn xác nhận đây là một nơi cư trú của dân biển, tuy ở trong bờ đất liền.
- Gò đất phía đông chỉ cách một bờ đất 50m lại là một nghĩa địa..
- Ở đây phát hiện 1 mộ đất, chôn nguyên, theo tư thế nằm thẳng đông – tây, không có bất cứ một hình thức áo quan nào, cũng không có biên mộ, đánh dấu mộ.
- Cách đó 10m là một ngôi mộ “cải táng”, di cốt được xếp ngay ngắn trong vò hình nồi gốm.
- Cuộc khai quật năm 2002 (Nguyễn Công Bằng, 2005) trên gò phía nam, phát hiện một nghĩa địa khác, có 2 mộ cải táng, 16 mộ vò, nhiều dấu vết hoả táng, như mảnh xương cháy, than tro, với đồ tuỳ táng như rìu, đục sắt, lục lạc đồng, hạt chuỗi thuỷ tinh.
- Năm 2007 (Nguyễn Lân Cường, Khám phá, số lại phát hiện “13 mộ chum và 2 mộ đất”… Tất cả đều nói lên sự phát triển muộn hơn.
- Hoà Diêm là hình ảnh của một nơi cư trú cổ của người Môn cổ bản địa rồi người dân biển đến sau, cộng cư, phủ/chen một lớp văn hoá biển với mộ vò và những hiện vật.
- Những người dân biển, vẫn còn đây, tuy tự nhận là Người Rừng, nhưng chính tên tự gọi lại là một từ Nam Đảo: Urang Glai – Giarai..
- Liền kề về phía nam là tỉnh Ninh Thuận, dưới đồng bằng là một nhóm Chăm, trên cao nguyên là một nhóm Raglai sinh sống.
- Cả hai nhóm đều cùng ngôn ngữ Malayo – Polynesian/Chamic, là đồng tộc theo nghĩa rộng, nhưng cả hai nhóm lại tự coi là có thân tộc với nhau.
- (Phóng sự Chương trình văn hoá dân tộc – VTV5 ngày .
- Trường hợp này gợi suy nghĩ, một nhóm Malayo – Polynesian đã từ biển vào đất liền khoảng thế kỷ VII – VIII tr.CN, căn cứ vào những gì đã biết qua Hoà Diêm, rồi chia đôi, nhóm ở lại đồng bằng, còn nhóm đi tiếp lên miền núi, mà vẫn không xa cách về tình cảm, tinh thần..
- Saurin đào khảo cổ năm 1968, đến năm 1973 mới thông báo, di chỉ ở hai bên bờ suối Gia Lư ở Hàng Gòn, Đồng Nai, cách Xuân Lộc 10km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 50km về đông bắc, cách “hầm mộ cự thạch” 1km về phía tây, phát hiện hàng trăm vò táng chôn theo hướng bắc – nam dài hơn 100m và khoảng 50m theo hướng đông – tây.
- Chắc hẳn đây là một nghĩa địa hoả táng..
- Trong chum lại thường có đồ tuỳ táng, đôi khi là một món trang sức, một lưỡi rìu sắt, song phổ biến là vật gốm bị đập vỡ thành mảnh để cho vào trong chum.
- Janse, 1958) hay Óc Eo (Malleret, 1960) “và vẫn còn phổ biến trong người Proto – Indochinois ở Nam Việt Nam”..
- Có 2 niên đại C14 từ mẫu than củi và 1 mảnh gốm.
- Dường như phần lớn các giồng này đều có dấu tích của cư dân cổ, trong đó đặc biệt có 2 giồng đã được khai quật khảo cổ học, giồng Phệt và giồng Cá Vồ (Đặng Văn Thắng – Vũ Quốc Hiền, 1995 và Nguyễn Thị Hậu, 2004)..
- Cần Giờ có thể là một di chỉ cư trú bên trên một nghĩa địa lớn, chứa khoảng 500 mộ mà riêng giồng Cá Vồ đã có 301 ngôi mộ chum, 10 ngôi mộ đất, phần lớn có di cốt, chôn nguyên, có mộ chôn theo tư thế ngồi bó gối đặt trong chum.
- Cần Giờ là điểm tiêu biểu cho sự cộng cư gần như đồng thời của dân Môn cổ/ Nam Á bản địa và dân biển, văn hoá biển vào mấy thế kỷ cuối tr.CN và thế kỷ đầu Công nguyên.
- Nam Bộ Việt Nam – Óc Eo và Phù Nam.
- Người ta không thấy rõ Tiền Óc Eo ở chính Óc Eo, mà phải tìm thấy ở gần, cùng ở ven biển Cần Giờ, bởi Óc Eo thường ngập nước và khi nó thể hiện là nó thì đã là sự pha trộn của cả Môn cổ/ Nam Á bản địa với yếu tố Nam Đảo của dân biển và yếu tố ngoại nhập, của nước ngoài, từ nước ngoài.
- Malleret đã phát hiện ở chính Óc Eo di cốt của 12 cá thể chôn nguyên mà sau khi phân tích, GS.
- Về sau, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh còn phát hiện được một di cốt chôn nguyên trong mộ thuyền, có 1 thanh kiếm sắt là vật tuỳ táng.
- Bên trên, những đặc điểm metric của người Bana, Minh Cầm/ Làng Cườm, Óc Eo, cũng đã cho thấy cư dân Óc Eo, cả về đặc điểm người, và về táng tục đều rõ là người bản địa cổ Proto Đông Dương / Môn cổ/ Nam Á cổ, cùng với khá nhiều rìu đá, bàn mài, chày nghiền, thậm chí cả chày và cối đá.
- Thật là một nơi hội tụ bốn phương, nhưng nòng cốt ban đầu là một bộ lạc Môn cổ, Bnam nên khi lập nước thì gọi tên nước theo tên tộc của mình – tộc Bnam, nước Phù Nam.
- Bộ lạc Nam Á đóng góp quyết định vào một chỗ đứng vững vàng trên bờ biển còn bộ lạc Nam Đảo đóng góp vào việc phát huy lợi thế của chỗ đứng đó, tự biến thành một cảng thị – một đầu mối thương mại quốc tế, một cường quốc trên biển, một trình độ văn hoá cao..
- Nhưng đây không phải là văn hoá tiền sử mà là lịch sử, hơn nữa đã phát triển cao.
- Tiếp sau Cần Giờ, Phù Nam là một hình ảnh sinh động và đặc sắc của sự kết hợp dân Nam Á và Nam Đảo, từ bước đầu cộng cư đến sự phát triển thành quốc gia, đế quốc cổ đại..
- Năm trường hợp cụ thể nói trên, những chứng tích văn hoá khảo cổ học ven biển và cả trên cao nguyên đều cho thấy trên một nền Nam Á bản địa đã xuất hiện một cuộc nhập cư của người Nam Đảo mang theo văn hoá biển đặc trưng, đến sống cộng cư suốt một dải ven biển Việt Nam từ Quảng Bình đến cực nam Nam Bộ Việt Nam.
- Ở miền Trung, từ sông Thu Bồn ở Quảng Nam đến sông Dinh ở Bình Thuận tạo thành một nhóm dân cư ven biển, nói ngôn ngữ Malayo – Chamic khi thành lập vương quốc Chămpa, từ thế kỷ II đến thế kỷ XV..
- Thế thì 450.000 người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia trên cao nguyên là dân bản địa từ đầu hay từ đâu đến? Đến bằng con đường nào và như thế nào? Có những dấu hiệu cho thấy họ đã sinh sống ở đó từ thời tiền sử, từ tr.CN, nhưng có quan hệ gì với người Malayo – Polynesia ở nơi khác không? Hiện chưa biết..
- Các nhà khảo cổ học đều nói tới người Nam Đảo gắn với niên đại rất xa năm tr.CN, có người còn cho là xa hơn nữa, người gần nhất cũng là năm tr.CN.
- Nhưng những gì đã thấy ở Việt Nam chỉ có thể diễn ra từ 3.000 năm tr.CN và lúc cao điểm, tập trung cũng chỉ là 500 năm tr.CN.
- từ đâu đến, hay là từ bờ biển Việt Nam đi thì họ vẫn là Malayo – Polynesian và chỉ trở thành Chăm – Malayo – Chamic không thể sớm hơn đầu Công nguyên, cụ thể hơn là thế kỷ II sau Công nguyên.
- Nhiều nhà nghiên cứu, kể cả nhà ngôn ngữ học Blust, cũng cho là nhóm Malayo – Chamic hiện đại đã có mặt ở Việt Nam và cả Acheh từ thế kỷ IV – III tr.CN.
- Như trên đã nói, chỉ là một nhóm Malayo – Polynesia thôi, con đường trở thành Chamic còn dài và còn cần yếu tố khác của lịch sử..
- Niên đại 6.000 năm trước thì ở khắp Đông Nam Á vẫn còn là những cánh rừng nhiệt đới hoang vu có những bộ lạc săn bắn và hái lượm..
- Gần gũi hơn, những người Nam Đảo đến bờ biển Việt Nam từ khoảng 500 năm tr.CN, mang theo tập quán đeo vòng, xuyến, khuyên tai, vũ khí sắt và tập tục hoả thiêu/ hay không hoả thiêu người chết và chôn trong vò thì trước đó họ ở đâu, có tập tục và trình độ này không? Hiện không hề có hiểu biết nào về điều này một cách rõ ràng trên toàn Đông Nam Á..
- Có điều chắc chắn là người Malayo – Polynesia/Nam Đảo đã sinh sống tập trung từ thời tiền sử ở vùng Vạn đảo – Polynesia, cho đến ngày nay.
- Homo Sapiens xuất hiện sớm nhất thế giới (40.000 năm BP) trong hang Niah ở đảo Borneo.
- Colanie (1934), cư dân nguyên thuỷ ở đây “còn chưa biết tới đồ sắt”.
- đến Cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng, Lào, có 649 chum đá, vượt xa các di tích cự thạch (Megalithe) khác ở Đông Nam Á, mà cư dân đã có đồ gốm, đồ đồng, “nhưng hợp kim đồng lại là nhập khẩu từ bên ngoài”, nằm sâu vào vùng đồi núi trong đất liền, chưa có niên đại chính xác, chưa biết chủ nhân – người chế tác là ai? Kỹ thuật chế tác như thế nào? Dùng vào việc gì? Từ ngoài đảo đến hay tại chỗ? Còn chưa biết.