« Home « Kết quả tìm kiếm

NGƯỜI THĂNG LONG - HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Tôi không biết chính xác ngày xưa các cụ tổ của tôi đến lập nghiệp ở Hà Nội từ bao giờ, tôi chỉ thấy bà nội tôi kể cụ nội cũng sinh ra ở Hà Nội.
- Nhưng khi dần lớn lên, niềm tự hào trong tôi cứ tăng dần mỗi khi có dịp được nói “Tôi là người Hà Nội gốc”..
- Cùng với nó, danh hiệu và uy tín của con người Thăng Long - Hà Nội cũng luôn luôn được trân trọng, đánh giá cao.
- Người Hà Nội là sản phẩm tinh tuý nhất của không gian văn hoá Hà Nội, được hình thành và kết tinh lại trong suốt tiến trình lịch sử, trải qua hàng ngàn năm lịch sử liên tục biến đổi, hình thành những nhân tố mới..
- Đặc tính của người Thăng Long - Hà Nội phản ánh và kết tinh bản sắc, nhân cách của con người Việt Nam nói chung, bên cạnh đó in dấu những đặc trưng riêng của một đô thị Kinh kỳ trong những điều kiện tự nhiên - xã hội cụ thể..
- Những điều kiện tự nhiên, xã hội - lịch sử tác động đến sự hình thành nhân cách người Thăng Long - Hà Nội.
- Bản thân tên gọi Hà Nội đã phần nào nêu rõ đặc trưng tự nhiên của thành phố - một đô thị trong sông, bên sông.
- Yếu tố sông hồ là một đặc trưng của cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hoá của Thăng Long - Hà Nội truyền thống.
- Nó hòa nhập vào nền tảng chung của văn hoá cổ truyền Việt Nam là nền văn minh sông nước, tác động đến các hoạt động đời sống và tâm lý tính cách của người Thăng Long - Hà Nội..
- Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Những điều kiện xã hội - lịch sử cũng đã có những tác động và để lại những dấu ấn sâu sắc lên sự hình thành những đặc trưng tính cách của con người Thăng Long - Hà Nội..
- Với vị thế của một kinh đô lâu đời, Thăng Long - Hà Nội hầu như đã là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, từ những cuộc tranh chấp, những cuộc thay đổi vương triều, đến những giờ phút oai hùng của những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Qua quá trình đó, người dân Thăng Long - Hà Nội đã mở rộng được nhãn quan chính trị, nhạy bén và rèn luyện được bản lĩnh, trau dồi tinh thần yêu nước bất khuất, yêu chính nghĩa, ghét gian tà.
- Về mặt kinh tế, xã hội, Thăng Long - Hà Nội luôn luôn giữ vững và phát huy vị thế, vai trò của một đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước.
- Từ trước đến nay, những cuộc di dân trực tiếp từ các vùng khác ra đô thị để sinh sống, làm việc và buôn bán khiến Thăng Long - Hà Nội luôn duy trì được mối liên hệ mật thiết với các địa phương khác trên cả nước.
- Sự chuyển động xã hội đó đã cung cấp cho Thăng Long - Hà Nội một nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tú từ các địa phương, làm nền tảng cho sản xuất thủ công nghiệp, hoạt động thương nghiệp, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật.
- Nguồn nhân lực này góp phần hình thành chất lượng, uy tín cho một tầng lớp người Thăng Long - Hà Nội.
- Bên cạnh đó, còn một làn sóng ngược lại là người Hà Nội toả đi bốn phương để xây dựng đất nước, đặc biệt trong những đợt đi khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới.
- Ở những nơi đó, những đặc trưng tinh hoa của người Hà Nội vẫn không ngừng được duy trì, được bảo tồn và lan toả..
- Thăng Long - Hà Nội luôn được coi là một trung tâm văn hoá lớn, nơi giao lưu, hội tụ, kết tinh các đặc trưng tính cách văn hoá của mọi địa phương, mọi vùng văn hoá trong cả nước.
- Chỉ riêng về món ăn, người dân cả nước ai cũng biết đến danh tiếng của phở Hà Nội, giò chả Hà Nội, rồi mứt sen Hà Nội.
- Thực tế đây là những đặc sản của các vùng ngoài Hà Nội sáng chế ra, nhưng khi vào Hà Nội, phải thông qua sự thẩm định khắt khe cho đến khi được người Hà Nội chấp nhận thì chúng mới trở nên nổi tiếng, lan truyền đi cả nước và mang thương hiệu mới.
- Như vậy, với vốn văn hoá bản địa của nhóm dân cư sinh ra và lớn lên lâu đời, giá trị văn hoá Thăng Long - Hà Nội luôn được vận động, phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
- Trong quá trình đó, những yếu tố tích cực được thu nhận và phát huy lên tới đỉnh cao ở đất Hà Nội..
- Hà Nội còn là kinh đô của văn học - nghệ thuật, nơi hội tụ giao lưu của giới nghệ sỹ, tài tử giai nhân, những gương mặt văn hoá lớn.
- Bên cạnh đó, với vị thế của một kinh đô, rồi là Thủ đô của đất nước, Thăng Long - Hà Nội sớm có điều kiện giao lưu với những người nước ngoài, có điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh khác trên thế giới.
- Ưu thế này giúp bổ sung và làm phong phú thêm vốn và bản sắc văn hoá, lối sống, tâm lý, tư duy của một bộ phận không nhỏ cư dân người Hà Nội.
- Với khả năng nhạy cảm với cái mới, người Thăng Long - Hà Nội biết phân tích, chọn lọc, biết loại bỏ những yếu tố không phù hợp và tiếp nhận những yếu tố tích cực của thế giới để bổ sung vào phong cách sống của mình, mặc dù thực tế cho thấy đây là một quá trình đòi hỏi thời gian và cả bản lĩnh..
- Một số phẩm chất, đặc trưng tiêu biểu của người Thăng Long - Hà Nội.
- Con người Thăng Long - Hà Nội là sản phẩm tổng hoà dưới những tác động phức hợp của những điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội, là sự kết hợp của nhiều không gian văn hoá được tích lũy qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Người Hà Nội - mẫu hình tiêu biểu của nhân cách Việt.
- Với vị thế một kinh đô lâu đời, một đô thị thủ phủ lớn nhất nước, Thăng Long - Hà Nội đã là một lò luyện hợp, nơi hội tụ kết tinh của những tinh hoa văn hoá của những vùng miền, địa phương khác nhau trong cả nước.
- Con người Việt Nam nói chung, con người Thăng Long - Hà Nội nói riêng cũng mang trong mình những tính chất chung đó..
- Tính chất hoà đồng với thiên nhiên của con người Thăng Long - Hà Nội đã tạo điều kiện giúp họ giữ gìn được bản chất thuần hậu chất phác của con người Việt Nam trong một xã hội nông nghiệp.
- Thiên nhiên trở thành một phần không thể thiếu được của người Hà Nội.
- Người Hà Nội không giấu giếm tình cảm thiết tha, thiêng liêng và cả niềm tự hào của mình đối với mảnh đất mình đang sống.
- Trong kho tàng văn học Việt Nam còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu của dòng văn học bác học Thăng Long thể hiện khí phách, bản lĩnh, trí tuệ và cả tài hoa của người Thăng Long - Hà Nội..
- Trong thời đại ngày nay, chắc chắn không có nơi đâu sở hữu nhiều bài hát hay, nổi tiếng về vùng đất của mình như Hà Nội.
- Người Thăng Long - Hà Nội cũng như người Việt Nam nói chung, là những con người dễ hoà đồng với môi trường xã hội, mang tính cộng đồng rất cao.
- Cũng như người dân ở mọi miền, sự hoà đồng, gắn kết với cộng đồng là một trong những bản tính và còn là một yêu cầu tồn tại cơ bản của người Hà Nội.
- Nhiều nhà thờ họ, thờ thành hoàng, thờ ông tổ truyền nghề được xây dựng ở Hà Nội.
- Tất cả những sinh hoạt tô đậm yếu tố tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người dân Thủ đô là một bằng chứng về khả năng gắn bó với cội nguồn, thông qua đó gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc của người Hà Nội..
- Người Thăng Long - Hà Nội rất coi trọng gia đình, dòng họ, gắn kết, hoà hợp và giúp đỡ nhau với cộng đồng họ chung sống.
- Trong các phố phường Thăng Long - Hà Nội xưa, tính chất chuyên nghề, chuyên mặt hàng theo đó một cộng đồng người thân thuộc đã từng gắn bó trong những quan hệ họ hàng làng xóm ở quê cũ nay lại cùng chung sống, sinh hoạt, làm ăn sản xuất, buôn bán trong cùng một không gian xã hội mới càng củng cố và tăng cường tính cộng đồng cố kết đó.
- Từ ý thức về gia đình, phường nhóm, ý thức về cộng đồng của người Thăng Long- Hà Nội đã vươn tới một quy mô rộng lớn nhất, trở thành lòng yêu nước.
- Sống ở trung tâm đầu não của đất nước, người Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, nhưng âm thanh chủ đạo vẫn là tiếng nói hào hùng, là hào khí Thăng Long.
- Tinh thần yêu nước và sự bất khuất hy sinh cho lòng yêu nước ấy của người Hà Nội đã biểu hiện ở tính kiên cường, tính đoàn kết trong những cuộc kháng chiến, đấu tranh chống ngoại xâm và đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sau này.
- “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, người Hà Nội mang giường tủ, bàn ghế, tất cả đồ đạc ra ngoài đường để chặn quân địch.
- Có thể tinh thần anh dũng hy sinh đó của người Thăng Long - Hà Nội đã bén rễ rất sâu, rất chặt và được nuôi dưỡng bởi tinh thần cộng đồng cao của những con người cùng chung một tổ tiên, một nền văn hoá và cùng chung số phận..
- Với tư cách của vùng đất Kinh kỳ, nơi hộ tụ tinh hoa của đất nước, Hà Nội là cái nôi của nền giáo dục Việt Nam.
- Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Hà Nội với chế độ khoa cử chặt chẽ nhằm đào tạo và tuyển chọn hiền tài phục vụ đất nước.
- Thăng Long - Hà Nội hàng trăm năm qua đã trở thành cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước, đồng thời phục vụ nhu cầu cao về phát triển tài năng, phát triển trí tuệ.
- của chính người Hà Nội.
- Có thể nói từ xưa người Thăng Long - Hà Nội được xếp vào loại có trình độ học vấn cao.
- Ngày nay cũng vậy, nền dân trí của người Hà Nội thuộc loại cao nhất cả nước, không chỉ ở trình độ phổ cập giáo dục cao, tỷ lệ người có trình độ học vấn cao và cả ở mật độ và sự phong phú của các phương tiện phục vụ giáo dục, cung cấp thông tin giúp nâng cao đời sống tinh thần và tri thức của con người.
- Nhưng trong số họ, rất nhiều người từ các vùng khác đã tìm đến Thăng Long - Hà Nội để lập nghiệp.
- Bản sắc độc đáo của người Thăng Long - Hà Nội.
- Là mẫu hình tiêu biểu của nhân cách Việt, người Thăng Long - Hà Nội còn tự khẳng định mình ở cấp độ cao hơn với vị thế “thứ nhất Kinh Kỳ”, “người Tràng An”, “đất lề Kẻ Chợ”, tự hào là người dân của một đô thành “địa linh nhân kiệt”, “trái tim của đất nước”..
- Họ có ý thức bảo vệ để xứng đáng với thương hiệu, danh hiệu “người Hà Nội”..
- Là một Thủ đô có lịch sử tròn 1.000 năm tuổi, Hà Nội là sự hội tụ tất cả tinh hoa của đất nước.
- Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh từng cho rằng: “Hà Nội có cái duyên dáng của Bắc Ninh, cái cứng cỏi của Nghệ Tĩnh, cái phóng khoáng của Nam Bộ, cái chân chất của những xứ Thượng xa gần”.
- Nhận xét đó thật chính xác, bởi với cách tiếp cận như vậy có thể thấy hết được đặc điểm của Hà Nội mà người dân sống ở đó là đại diện tiêu biểu nhất..
- Hà Nội sẵn sàng mở rộng cửa để tiếp nhận những yếu tố tốt đẹp, tích cực của các vùng khác.
- Người Hà Nội luôn muốn hướng tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ, chất lượng cao trong các mặt sinh hoạt.
- Văn hoá ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với những món ăn ngon, sạch và đẹp mắt với những món quà độc đáo, cách thưởng thức cầu kỳ, lịch sự.
- Người Hà Nội cũng nổi tiếng là người sành điệu trong cách phục sức, áo quần chải chuốt, đẹp mà nền nã, cũng như trong cung cách giao tiếp thanh lịch, hào hoa, hiếu khách, lịch sự mà không xô bồ.
- Và tất cả những cái đó một khi đã được hình thành thì được duy trì, bảo tồn, gìn giữ, tạo thành bản sắc riêng, không dễ phá vỡ, tạo nên bản tính “khép” của người Hà Nội..
- Bản thân con người Hà Nội cũng là kết quả của sự tụ hội, kết tinh của những tinh hoa văn hoá, nhân cách của nhiều vùng miền, địa phương trong cả nước.
- Con trai Hà Nội mang cái chí khí, dũng cảm chung của thanh niên Việt Nam.
- Con gái Hà Nội cũng duyên dáng, nhẹ nhàng, e lệ như nhiều cô gái vùng miền khác.
- Với vùng đất được coi là “tứ chiếng”, tập hợp nhiều người ở khắp các miền đất nước về sinh sống làm ăn, rồi lập nghiệp lâu dài, Hà Nội luôn chứng kiến một quá trình biến đổi, giao hoà, ổn định và phát triển giữa các đặc trưng của người Hà Nội “gốc” và người dân nhập cư.
- Hàng chục vạn dân của các địa phương đến Hà Nội hàng năm mang luôn cả.
- Sự điều chỉnh này có thể thấy từ việc đổi giọng nói từ tiếng địa phương sang tiếng Hà Nội của không ít người, thay đổi trang phục văn minh hơn, sử dụng các phương tiện cá nhân hiện đại hơn.
- Sau một thời gian “ngụ cư”, với những nỗ lực tự thay đổi theo những chuẩn mực mới, những thành phần cư dân này dần trở thành những người Thăng Long - Hà Nội, cùng với gia đình, con cháu của họ, mang trong mình những phẩm chất, nhân cách đặc trưng của người Hà Nội.
- Đồng thời, bản thân những yếu tố vốn được coi là đặc trưng của người Hà Nội cũng được phát triển hơn, mở rộng hơn khi tiếp thu những yếu tố tích cực của các vùng văn hoá khác để rồi lại được hoàn thiện hơn..
- Bên cạnh người Hà Nội như một khái niệm, một thương hiệu, một biểu tượng, còn có “người Hà Nội” mang tính chất động, với những đặc trưng nổi trội trong những thời điểm lịch sử, trong những hoàn cảnh nhất định.
- Và tương ứng với “những Hà Nội” đa dạng như vậy là những con người Hà Nội với những bản sắc khác nhau.
- Đã có không ít nhà nghiên cứu cố gắng phác thảo một số tính cách cơ bản nhất của người Hà Nội.
- Tôi chia sẻ với phác thảo bản chất người Hà Nội của tác giả Đức Uy:.
- Đã có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu bàn luận, mô tả với những biểu hiện cụ thể, thuyết phục về bản chất này của người Hà Nội.
- Thật khó có thể giãi bày, gọi tên một cách thật cụ thể tính chất này, chỉ biết rằng cái đó kết tinh được từ những đặc tính tiêu biểu của người Việt Nam nhưng lại được ăn sâu, thấm vào trong tác phong của người Hà Nội và là tiêu chí rất dễ nhận diện khi phân biệt một người Hà Nội với một người địa phương khác..
- Tôi nhớ có một lời trong bài hát Hà Nội và tôi của nhạc sỹ Lê Vinh, đại ý nói rằng người Hà Nội “mộc mạc thôi.
- Một số người cho rằng nói như vậy chưa thực sự chuẩn xác vì từ xưa người Hà Nội vốn nổi tiếng là kỹ tính và sành điệu.
- Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống truyền thống, nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội.
- trọng… Nhiều người Hà Nội có lương tâm lo lắng, băn khoăn khi thấy chuẩn mực văn hoá của người Hà Nội vốn được lưu giữ, được bảo tồn từ lâu đời có xu hướng bị xuống cấp, bị huỷ hoại..
- Làm thế nào để khắc phục được những yếu tố tiêu cực, gìn giữ được thương hiệu, uy tín của người Hà Nội.
- làm thế nào để tiếp tục phát huy hơn nữa phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội, đó là những điều trăn trở của cả các nhà quản lý lẫn mỗi người dân Hà Nội..
- Điều này càng trở nên bức thiết khi Hà Nội cùng với cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập.
- Vừa bảo tồn truyền thống tốt đẹp đã được tích lũy từ 1.000 năm, vừa lựa chọn những tinh hoa của nhân loại về lối sống, nhất là lối sống công nghiệp, năng động, sáng tạo, thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường, phát huy, xây dựng nên những phẩm chất tốt đẹp mới của người Hà Nội, đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi người dân Hà Nội chúng ta..
- Không thể đơn giản nói về người Hà Nội chỉ trong một bài viết nhỏ.
- Vì vậy chỉ có thể hiểu rõ về người Hà Nội khi cùng đồng thời tiếp xúc từ nhiều bình diện lịch sử, văn hoá, xã hội, tôn giáo, tâm linh… Ngay cả những nhân tố cơ bản nhất đảm bảo đời sống cho một cộng đồng như ăn, mặc, ngôn ngữ… cũng mang đậm dấu ấn của con người ở đây.
- Chắc chắn chỉ có thể hiểu rõ bản chất, đặc trưng của người Hà Nội khi đặt bài viết này với tư cách là một bộ phận cấu thành của các bài viết khác đề cập đến các khía cạnh đa dạng của lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội..
- Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2002): Văn hoá ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên..
- Phong Lê: Người Hà Nội thanh lịch - tản mạn rút từ văn học hiện đại (Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2005)..
- Phạm Quang Long, Xây dựng chiến lược văn hoá cho Hà Nội - cần một cái nhìn mang tính hệ thống (Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2005)..
- Nguyễn Chí Mỳ, Giữ gìn và phát huy đặc trưng thanh lịch của người Hà Nội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay (Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2005)..
- Đặng Duy Phúc (1976), Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội quê hương và nơi hội tụ nhân tài.
- NXB Hà Nội..
- Hoàng Đạo Thuý (1996), Hà Nội thanh lịch, NXB Giáo dục..
- Đức Uy, Có hay không một tính cách Hà Nội (Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2005).