« Home « Kết quả tìm kiếm

Người trong bao


Tóm tắt Xem thử

- Người trong bao.
- Đó là bác sĩ thú y Ivan Ivanứts và giáo viên trường phổ thông Burkin.
- Còn giáo viên Burkin thì hè nào cũng là khách của bá tước P.
- Đại loại như họ nói rằng bà Mavra, vợ của ông trưởng xóm, một phụ nữ khỏe mạnh không đến nỗi ngu đần, nhưng cả đời không đi ra khỏi làng, chưa từng nhìn thấy thành phố, đường sắt, và chục năm trở lại đây lúc nào cũng ngồi ru rú bên bệ lò, chỉ buổi tối mới đi ra ngoài nhà, sống đơn độc như con ốc, con sên lúc này cũng cố thu mình vào trong vỏ.
- Có lẽ đó là một thứ di truyền lưu lại từ thời xa xưa khi tổ tiên con người chưa phải là một động vật sống trong xã hội mà sống đơn độc trong hang hốc của mình, cũng có thể đó là một dạng của tính cách con người - ai mà biết được? Tôi không phải nhà khoa học tự nhiên, và đề cập tới những vấn đề ấy cũng chẳng phải là việc của tôi.
- Đây này, chẳng phải tìm đâu xa, cách đây khoảng hai tháng, ở thành phố có một người mới chết tên là Bêlikốp, bạn đồng nghiệp của tôi, một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp.
- Hắn ta nổi tiếng về điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi rất đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông.
- Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quít cũng để trong bao bằng da hươu, và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao.
- cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên.
- Nói tóm lại con người này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
- mấy thứ ngôn ngữ cổ mà hắn dạy đối với hắn thật ra cũng chỉ là một thứ giày cao su, một thứ ô che mà nhờ đó hắn có thể trốn tránh được cuộc sống thực..
- Khi một thông tư cấm học sinh ra khỏi nhà sau 9 giờ tối hay một bài báo nào đó ngăn cấm tình yêu nhục thể thì những điều đó là rất rạch ròi, rõ ràng với hắn.
- Cái đó đã đành, hay thì hay thật, nhưng nhỡ lại xảy ra chuyện gì..
- Trong các buổi họp hội đồng giáo viên, quả tình hắn đã làm khổ chúng tôi bằng thái độ thận trọng đầy đa nghi, bởi những suy luận đúng theo kiểu thu mình trong vỏ ốc của hắn rằng bọn trẻ ở các trường nam nữ rất hư hỏng, rằng vào giờ học các lớp rất ồn ào, nhỡ ra lại đến tai ban giám hiệu, nhỡ ra lại xảy ra chuyện gì và nếu đuổi được thằng Pêtơrốp ra khỏi lớp hai và thằng Êgorốp ra khỏi lớp bốn thì thật là hay.
- Thế rồi sao? Bằng những tiếng thở dài, những lời than vãn, với cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé - anh biết không, bé choắt lại như mặt chồn - hắn đã lấn át tất cả chúng tôi, và chúng tôi phải nhượng bộ hắn, phải bớt điểm hạnh kiểm của Pêtơrốp và Êgorốp, bắt giam cả hai rồi cuối cùng thì đuổi chúng ra khỏi trường.
- Hắn có một thói quen kỳ quặc là đi hết nhà này đến nhà khác nơi bọn chúng tôi ở.
- Hắn đến nhà giáo viên nào đó chẳng hạn, kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn chung quanh như tìm kiếm vật gì.
- Hắn gọi đó là “cách duy trì những mối quan hệ tốt với bạn đồng nghiệp”.
- Quả tình đi đến nhà chúng tôi và ngồi im như thế là một việc nặng nề với hắn, nên hắn đến nhà chúng tôi chỉ vì coi đó là nghĩa vụ bạn bè.
- Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn.
- Anh thử nghĩ mà xem, giáo giới chúng tôi là bọn người biết suy nghĩ, rất nghiêm chỉnh, được giáo dục qua các tác phẩm của Turghênhép và Sêđrin(2), thế mà cái thằng cha quanh năm đi giày cao su và mang ô ấy đã khống chế cả trường học chúng tôi suốt mười lăm năm trời.
- Ở nhà hắn cũng sống thế thôi: cũng vẫn mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế lúc này cũng sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì.
- vì sợ người ta có thể kháo rằng Bêlikốp không chịu ăn chay nên hắn ăn cá rô với mỡ bò, một món ăn không phải là chay nhưng cũng không thể gọi là thịt được.
- Hắn không nuôi đầy tớ gái vì sợ người khác có thể dị nghị.
- Có thể thấy rõ rằng cái trường học đông.
- Thế mà vị giáo viên dạy tiếng Hy Lạp, người mang bao ấy, anh biết không, suýt nữa thì đã lấy vợ đấy..
- Anh ta còn trẻ, cao lớn, nước da bánh mật, đôi tay to tướng, trông mặt cũng có thể đoán rằng anh ta có giọng trầm, và quả thật anh ta nói giọng ồm ồm như phát ra từ thùng gỗ.
- Giữa đám giáo viên mặt mày nghiêm nghị, nặng nề, buồn tẻ, những người đến dự lễ sinh nhật cũng chỉ vì nghĩa vụ, tôi bỗng thấy nữ thần Aphrôđita tái sinh từ bọt sóng:.
- Chị ta say sưa hát bài “Gió cuốn”(4), tiếp đó hát một bản tình ca rồi lại hát nữa, làm tất cả chúng tôi cứ ngây cả ra, kể cả Bêlikốp nữa.
- Chúng tôi ngồi nghe họ nói chuyện và tất cả bỗng cùng nảy ra ý nghĩ..
- Không hiểu sao chúng tôi đều chợt nhớ rằng Bêlikốp không có vợ, và bây giờ chúng tôi mới lấy làm lạ rằng bấy lâu nay chúng tôi đã bỏ qua, đã hoàn toàn không để ý đến chi tiết quan trọng đến thế trong đời hắn.
- Nói chung là hắn đối xử với phụ nữ thế nào, hắn có thái độ thế nào đối với vấn đề quan trọng đó? Trước đây chuyện đó chẳng làm chúng tôi quan tâm chút nào, có thể là vì chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được rằng cái người bất cứ thời tiết nào cũng đi giày cao su và nằm màn ấy lại có thể biết yêu..
- bà vợ ông hiệu trưởng giải thích ý nghĩ của mình.
- Chẳng hạn, hà cớ gì mà tự nhiên chúng tôi lại thấy cần phải tìm vợ cho Bêlikốp, một kẻ không ai có thể hình dung được là có vợ? Bà vợ ông.
- hiệu trưởng, bà vợ ngài thanh tra và tất cả các bà trong trường chúng tôi đều hồ hởi hẳn lên, thậm chí trông như còn đẹp ra nữa, hệt như bất ngờ tìm được mục đích cuộc đời.
- Bà vợ ông hiệu trưởng mua vé cả lô trong rạp hát, và thế là chúng tôi thấy Varenka, tay cầm quạt, mặt mày tươi tỉnh, rạng rỡ đang ngồi cạnh Bêlikốp, nhỏ bé, dúm dó, co ro như thể người ta vừa khiêng hắn từ nhà đến trong một cái lồng.
- Đến nước ấy thì chẳng còn thì giờ đâu mà kén chọn, lấy ai cũng được, thậm chí cả giáo viên dạy tiếng Hy Lạp.
- Còn Bêlikốp thì sao? Hắn ta lui tới nhà chị em Kôvalenkô cũng như lui tới nhà chúng tôi thôi.
- Mọi người, bạn đồng nghiệp cũng như các bà, đều thuyết phục Bêlikốp rằng hắn cần phải lấy vợ, rằng đời hắn chẳng còn việc gì đáng làm hơn là lấy vợ, tất cả chúng tôi đều chúc tụng hắn, nói với hắn đủ thứ chuyện tầm phào bằng giọng thật là trịnh trọng, đại loại như hôn nhân là một việc hệ trọng, thêm nữa Varenka cũng không đến nỗi xấu, tính tình hấp dẫn, cô ta lại là con gái một viên chức bậc năm, có trang ấp riêng, và điều chủ yếu là cô ta là người đàn bà đầu tiên đối xử dịu dàng, chân thành với hắn.
- Anh tưởng thế, chứ có lột nổi mấy thứ đó đâu! Hắn đặt ảnh Varenka lên bàn, thường sang nhà tôi nói chuyện về Varenka, về cuộc sống gia đình, về điều rằng hôn nhân là một việc quan trọng, hắn hay đến chơi nhà Kôvalenkô nhưng cung cách sống của mình thì hắn không thay đổi chút nào..
- Ngược lại thế nữa, quyết định lấy vợ tác động lên hắn một cách bệnh hoạn đến mức hắn gầy gò hẳn đi, mặt mày nhợt nhạt, và hình như là lại càng thu mình sâu hơn vào trong bao của hắn..
- tôi nói với hắn.
- Không được, hôn nhân là một việc hệ trọng, trước tiên còn phải cân nhắc mọi phận sự, nghĩa vụ.
- Đôi nét về tác phẩm Người trong bao (Sê-khốp) 1.
- Thân truyện: chân dung và tính cách nhân vật Bê-li-cốp..
- Bê-li-cốp là một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp ở thành phố nhỏ nước Nga, ông nổi tiếng với phong cách ăn mặc hết sức đặc biệt.
- Bê-li-cốp khát khao thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một vỏ bọc để ngăn cách bảo vệ bản thân không phải chịu những ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài.
- Vì nó là cuộc sống khiến Bê-li-cốp cảm thấy khó chịu và sợ hãi vì vậy, ông luôn có ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, mơ tưởng về những thứ không tồn tại.
- Bê-li-cốp có thói quen rất kì quặc đó là đi hết nhà các giáo viên cùng dạy.
- Ai cũng sợ ông, từ giáo viên đến hiệu trưởng, hiệu phó.
- Và người đó là Va-ren- ca, là chị gái của Cô-va-len-cô, giáo viên trẻ mới ra trường.
- Có người đã gửi cho Bê-li-cốp một bức tranh châm biếm.
- Ngày chủ nhật hôm sau, Bê-li-cốp chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca phóng xe vút qua khiến Bê-li-cốp vô cùng ngạc nhiên và hoảng hốt.
- Nên tối hôm đó, Bê-li-cốp đã đến nhà Va- ren-ca để góp ý hai chị em họ.
- Hai người họ cãi nhau, Bê-li-cốp dọa sẽ báo cáo sự việc này với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã nhào xuống cầu thang.
- Va-len- ca cười lớn, làm Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã vội vàng trở về nhà.
- Một tháng sau, Bê-li-cốp qua đời, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm nhưng không lâu sau, lối sống cũ đã trở lại vì tính cách của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng quá lớn đối với mọi người..
- Qua hình tượng người trong bao tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX..
- Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: Không thể sống mãi như thế được..
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, giọng kể chậm dãi vừa giễu cợt vừa châm biếm, mỉa mai, u buồn..
- Dàn ý phân tích Người trong bao (Sê-khốp) 1.
- Chân dung nhân vật Bê-li-cốp.
- Lúc nào cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông..
- những thứ có thể bao bọc hắn, giúp hắn giấu mình..
- Mọi vật dụng đều được để trong những chiếc bao: Ô hắn để trong chiếc bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao.
- và khi rút chiếc dao nhỏ thì chiếc dao ấy cũng để trong bao.
- dường như cũng ở trong bao..
- Hắn không muốn nhìn, không muốn nghe, không muốn để thế giới bên ngoài tiếp xúc vào con người hắn ⇒ đó là khát vọng thu mình tuyệt đối mãnh liệt của hắn..
- Chân dung Bê-li-cốp điển hình cho kiểu người cố thu mình vào trong cái vỏ, một thứ bao có thể ngăn cách bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài..
- Tính cách Bê-li-cốp.
- Lúc nào cũng lo lắng sợ hãi (điệp khúc nhỡ lại xảy ra chuyện gì cho thấy hắn luôn tự suy diễn, tự tạo nỗi sợ cho mình).
- Một con người hèn nhát, cô độc giáo điều, luôn thu mình trong vỏ bọc lại cảm thấy hài lòng thỏa mãn với lối sống cổ hủ của mình.
- Anh ta tự nguyện, tự giác tuân thủ lối sống đó, chẳng cảm nhận được thái độ ghê sợ, khinh ghét của mọi người với mình..
- Bê-li-cốp tự chìm đắm trong quá khứ, thu mình một cách cô độc, tự làm khổ mình và mọi người xung quanh..
- Lối sống của Bê-li-cốp ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
- Mọi người sợ hắn sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ.
- Hắn đã khống chế cả trường, cả mọi người xung quanh suốt 15 năm dai dẳng..
- Kô-va-len-cô ghét cay ghét đắng Bê-li-cốp.
- Anh bị hắn chỉ trích là sống buông thả không có thể thống khi mặc áo thêu ra đường, đi ngoài phố cầm theo sách này sách nọ, lại còn cưỡi xe đạp khi chưa có chỉ thị nào cho phép.
- Ngay khi hắn chết rồi lối sống đó vẫn còn dai dẳng bởi hắn đại diện cho một kiểu người điển hình đang tồn tại trong xã hôi lúc ấy..
- Thái độ thận trọng, đa nghi khiến hắn luôn xét nét hành vi của mọi người..
- Ý nghĩa xã hội của nhân vật điển hình Bê-li-cốp.
- Chân dung tinh thần của nhân vật này có tính chất khái quát, tiêu biểu cho lối sống ích kỉ thu mình vào trong bao của một bộ phận trí thức đương thời..
- Tác giả phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao bởi nó là hiện tượng tiêu cực ngăn cản bước tiến của xã hội.
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người là hãy thay đổi cuộc.
- Tác giả ngầm khẳng định kiểu người trong bao ấy thì sống cũng như chết.
- Chỉ có cuộc cách mạng thực sự tiến bộ mới xóa hết được lối sống ích kỉ ấy..
- Nhân vật trong câu chuyện đồng thời là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
- Xây dựng nhân vật vừa cụ thể vừa khái quát, tính các nhân vật kì quái mà vẫn chân thực..
- Hình ảnh cái bao, câu nói lặp đi lặp lại của nhân vật: Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao có giá trị nghệ thuật cao.