« Home « Kết quả tìm kiếm

NGƯỜI VIỆT NAM BỘ TỪ GÓC NHÌN TÔN GIÁO


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết này, tôi không định hướng vào việc nghiên cứu các tôn giáo của người Việt ở Nam Bộ, mà muốn từ đời sống tôn giáo, góp vào sự nhận diện người Việt Nam Bộ.
- Người Việt Nam Bộ, ngoài sự thống nhất với các vùng miền trong cả nước, còn có những nét riêng, một tính cách, văn hoá bởi sự ứng xử và thích nghi với vùng đất, không gian sinh tồn mà họ đã lựa chọn, kiếm tìm từ hơn ba thế kỷ qua..
- Trên tinh thần đó, tôi nghĩ rằng, từ tôn giáo của người Việt Nam Bộ để hiểu hơn về người Việt Nam Bộ..
- Những ông Đạo.
- Đây là hiện tượng đặc thù trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt ở Nam Bộ.
- Bởi lẽ chỉ ở Nam Bộ mới xuất hiện những ông Đạo, như Đạo Dừa, Đạo Gò mối, Đạo Ngồi, Đạo Nằm… Theo Phạm Bích Hợp, trong sách Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa thì: “Khái niệm ông Đạo là để chỉ những người có khả năng đặc biệt, như khả năng chữa bệnh, khả năng tập hợp quần chúng, khả năng huyền linh, dẫn dắt mọi người theo một chủ thuyết nào đó.
- Đạo là một từ Hán Việt nhằm chỉ một tôn giáo trong nhiều nghĩa rộng hơn, như đạo Phật, đạo Thiên Chúa.
- Ông Đạo không nhằm chỉ người theo Đạo, hoặc đứng đầu một tôn giáo, mà là người có liên quan đến thế giới tâm linh từ một góc độ nào đó.
- Một số người sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo xuất hiện ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đã được người dân gọi là ông Đạo Khùng, tức Đoàn Minh Huyên, Huỳnh Phú Sổ.
- Giáo chủ Phật giáo Hoà Hảo được gọi là ông Đạo Điên… Trong số những ông Đạo về sau này được nhiều người biết đến là ông.
- Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ..
- Ông Đạo là những người đàn ông (chưa thấy có bà Đạo) Nam Bộ có tuổi, có một khả năng đặc biệt, hoặc tự cho mình là có khả năng đặc biệt như chữa bệnh bằng bùa phép hoặc có khả năng tiếp cận thần linh, khả năng khai sáng.
- Hành vi có phần kỳ quái, như nằm suốt ngày, thiền định trên gò mối, chuyên ăn một loại hoa quả (như ông Đạo Chuối.
- chuyên nói một thứ tiếng riêng… (Theo tôi, phần nhiều các ông Đạo này rơi vào trạng thái tâm thần phân liệt, hoặc hư ảo tự huyễn.).
- Phần lớn các ông Đạo này không chủ trương hoặc đại diện cho một giáo phái tôn giáo nào.
- Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là sự sùng bái, sùng tín của người dân vào các ông Đạo.
- Danh xưng ông Đạo hầu hết là do người dân sùng tín gọi các ông, họ tin vào khả năng siêu phàm, hoặc huyền linh mà các ông có thể đem lại.
- Người dân bình thường kính trọng (và cả sợ hãi) trước các hành vi, lời nói của các ông Đạo.
- Người ta xem việc làm, hoặc tu hành của các ông Đạo này là một cách để tiếp xúc với thần linh, với thế giới siêu nhiên, nhằm để đạt được những mục đích (hoặc sứ mệnh) cao cả nào đó.
- Người dân Nam Bộ cần đến ông trong một số trường hợp sau.
- Những ông Đạo này sẽ giúp việc chữa bệnh bằng nhiều phương thức..
- Việc thứ hai mà người nông dân Nam Bộ nhờ vả đến các ông Đạo là thuộc lĩnh vực tâm linh.
- Người ta tin rằng có những ông Đạo hoặc thầy bùa người Miên (tức người Khmer) có những loại bùa phép ngăn chặn đao, kiếm và cả súng đạn chạm vào người..
- Lý giải tại sao chỉ ở Nam Bộ mới có ông Đạo và vai trò của ông Đạo trong cuộc sống của người Việt Nam Bộ sẽ góp phần hiểu về người Việt Nam Bộ, trước hết là trên bình diện tâm linh.
- Khi người Việt đến Nam Bộ thuở ban đầu, vùng đất này hãy còn hoang vu, lạ lẫm:.
- Dựa vào bản thân mình, dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống của người nông dân phía Bắc, và hơn nữa, tìm kiếm một chỗ dựa tâm linh.
- Người Việt không chỉ khai mở vùng đất thực mà còn tìm cách chinh phục thế giới tâm linh của vùng đất này..
- Những ông Đạo đã góp phần đáp ứng cả hai nhu cầu thực và ảo trong kiếm tìm của người Việt trên vùng đất mới.
- Một sự tin tưởng và cả sự dễ tin đã được xác lập với các ông Đạo, một niềm tin dựa vào sự sùng bái, và đơn giản niềm tin ở các vị Thành hoàng nơi đình làng, vào Phật nơi chùa làng hoặc các tôn giáo khác dường như chưa đủ, chưa đáp ứng nhu cầu tâm linh, người nông dân Nam Bộ đã bổ sung thêm vào đó những ông Đạo.
- Những ông Đạo là những người gần gũi, có thật, cùng sống với họ, dễ thông cảm với họ, sẵn sàng giúp đỡ những người nông dân bất cứ lúc nào và không một điều kiện nào hết.
- Đơn giản, ông Đạo vừa thiêng cũng vừa tục..
- Tôn giáo “xách tay”.
- Ở phần lớn các gia đình người Việt Nam Bộ có bàn thờ Thiên.
- Bàn thờ Thiên là bàn thờ trời, vị thần cao nhất, uy quyền nhất trong đời sống của người Việt, người Hoa ở Nam Bộ..
- Khái niệm “tôn giáo xách tay” vốn là của GS Đỗ Thái Đồng, một nhà xã hội học, sử dụng trong một cuộc hội thảo trước đây tại Viện Khoa học Xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, và ông dịch ra tiếng Pháp là “Religion portativ”.
- Điều đó phù hợp với sự đơn giản và thuận tiện trong tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, vốn là những lưu dân, trong công cuộc chinh phục vùng đất phía Nam.
- Và, trong điều kiện đó, mọi thứ cần gọn nhẹ, đơn giản, kể cả tín ngưỡng tôn giáo.
- Tín ngưỡng, tôn giáo không phải là sự ràng buộc những người nông dân Nam Bộ, mà hơn thế, là chỗ dựa tâm linh cho họ, tạo niềm tin cho họ có thêm sức mạnh để đối diện với thiên nhiên còn nhiều hoang hoá.
- Sự giản dị trong tín ngưỡng, tôn giáo đã tác động vào nếp sống, tính cách của người Việt ở Nam Bộ, tạo nét riêng của cộng đồng cư dân này về mặt văn hoá.
- Con người trần tục và con người tôn giáo của người Việt Nam Bộ, đan xen nhau, tác động lẫn nhau để làm nên một tính cách khác thường, vừa giản dị, chân tình và không ràng buộc:.
- Hoà đồng tôn giáo.
- Một trong những nét khác biệt giữa đình làng ở Nam Bộ so với miền Bắc là sự thờ cúng các vị thần linh.
- Số lượng các vị thần linh được người dân Nam Bộ sùng bái trong đình nhiều hơn hẳn so với phía Bắc.
- Đạo Hoà Hảo, còn gọi là Phật giáo Hoà Hảo, ở một mức độ nào đó là sự liên kết giữa Phật giáo với tín ngưỡng của người dân Việt Nam Bộ.
- Một trường hợp điển hình của sự hoà đồng – hoặc hỗn dung tôn giáo là đạo Cao Đài, một tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, thu hút hàng triệu tín đồ.
- Người ta có thể thấy trên điện thờ của đạo này nhiều vị đứng đầu các tôn giáo lớn trên thế giới như Chúa Giêsu, Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Lão Tử… Sự thờ cúng trong gia đình của các tín đồ Cao Đài cũng phong phú không kém, có Phật Thích Ca, Chúa Giêsu, Cao Đài Tiên Ông, Thiên nhãn, Thờ trời, Phật Bà Quan Âm, Thánh Mẫu, Ông Địa, Thần Tài,… 3 .
- Ở nhiều địa phương Nam Bộ cũng xuất hiện một số cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mang yếu tố hoà đồng tôn giáo, với các biểu tượng trang trí xen kẽ nhau: vừa chữ “Vạn” của Phật giáo, vừa thánh giá của Thiên Chúa giáo.
- Xu hướng hỗn dung, hoặc hoà đồng các tôn giáo, là một thực tế và nổi trội trong đời sống tâm linh của người Việt ở Nam Bộ.
- Một trong những sự giải thích đó thường chú trọng đến vùng đất Nam Bộ là nơi gặp gỡ của nhiều văn hoá, và tôn giáo là một trong những biểu hiện của sự giao lưu tiếp biến các văn hoá hội tụ nơi vùng đất này.
- Sự chấp nhận, hoặc dung nạp một lúc nhiều hình thái tín ngưỡng, tôn giáo trong cá nhân hay cộng đồng người Việt Nam Bộ đã cho thấy một nét riêng của văn hoá Việt Nam Bộ, một tính cách của người Việt Nam Bộ.
- vốn đã được biết đến ở phía Bắc, nhưng đến vùng đất phía Nam này người Việt mới thực hành một cách triệt để và sáng tạo..
- Trong tâm thức và tâm linh của người Việt Nam Bộ, các vị thần thánh và ma quỷ đều thiêng liêng và đa phần là tốt bụng.
- người Việt cần đến sức mạnh tổng hợp, cả sức mạnh siêu nhiên, tức là sự giúp sức, hợp tác của các thánh thần và ma quỷ, họ ngưỡng vọng tất cả các vị, các ngài.
- Hẳn có lẽ, thái độ ứng xử với thế giới siêu nhiên này đã góp phần tạo nên sự dung hoà, phóng khoáng và tính thực tiễn trong cuộc sống, quan hệ của người Việt ở Nam Bộ..
- Nho giáo ở Nam Bộ.
- Nho giáo vừa là một triết thuyết, vừa là một tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại.
- Ở hai mặt này, Nho giáo đã có ảnh hưởng đến đời sống của người Việt Nam Bộ, đặc biệt là văn hoá.
- Người Việt đã mang theo Nho giáo trong hành trang của mình từ phía Bắc vào đất Nam Bộ.
- Một phần khác người Việt cũng tiếp nhận Nho giáo trong văn hoá Hán, từ các cư dân Trung Hoa cùng thời đã đến Nam Bộ tìm đất mưu sinh.
- Văn Miếu đầu tiên ở Nam Bộ được xây cất tại Cù Lao Phố, Biên Hoà vào năm 1715.
- Tuy nhiên, ở đây tác động và ảnh hưởng của Nho giáo đối với người Việt Nam Bộ không hoàn toàn giống với phía Bắc.
- Về Nho giáo ở Nam Bộ, cũng có nhiều ý kiến trao đổi..
- Và quả thật ở đất Nam Bộ người ta mới tìm thấy sự đoạn tuyệt hoàn toàn với nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị – đạo đức của Nho giáo.
- Ở đây, trong sự Hán hoá và giải Hán đã tạo nên một tính cách có phần cực đoan của người Việt Nam Bộ trước truyền thống Nho giáo của Việt Nam..
- Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, một nhà Nho đất Nam Bộ đã thể hiện được tính cách của người Việt Nam Bộ qua các nhân vật của ông.
- Kết thúc cuộc đời long đong của Vân Tiên là cưới Nguyệt Nga để “sinh con sau nối gót lâu đời đời”, tức là tiếp tục cho ra đời những thế hệ Nho giáo mực thước, quan phương trên đất Nam Bộ.
- Nếu Vân Tiên là một mong muốn trọn vẹn của Nho giáo Nam Bộ theo hướng truyền thống thì Hớn Minh là một thực thể của con người Nam Bộ, một tính cách của người Việt Nam Bộ.
- Người Việt Nam Bộ, trong lịch sử di dân của mình, ngoài nông dân, thợ thủ công nghèo khổ, còn có những nhà nho bất đắc chí, những quan lại, binh lính bị lưu đày, và cả những kẻ du đảng, tội phạm của triều đình tìm vào tá túc, ẩn náu nơi vùng đất mới hoang hoá phía Nam.
- Góp vào sự nhận diện người Việt Nam Bộ.
- Trong những dẫn liệu trên đây, tôi chưa đề cập đến khía cạnh Tam giáo đồng nguyên ở Nam Bộ, đây cũng là một nét đặc sắc.
- Tam giáo đồng nguyên ở phía Bắc đã có, nhưng khi những lưu dân người Việt vào đất Nam Bộ đã tiếp tục duy trì, và hoà trong hướng hỗn dung tôn giáo của vùng đất này.
- Chuyện Tam giáo đồng nguyên sẽ là một chuyên đề khác về tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam Bộ.
- Thực tế cho thấy, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam Bộ rất phong phú và đa dạng, nhưng tựu trung vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ trên vùng đất Nam Bộ.
- Đó cũng là sự kiếm tìm một đời sống tín ngưỡng tôn giáo phù hợp và thích ứng với cuộc sống, với môi trường sống ở vùng đất mới phía Nam của người Việt, những sáng tạo tâm linh trên cơ tầng của tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, trong bối cảnh giao lưu văn hoá của các tộc người cộng cư..
- Từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo, những dẫn liệu ít ỏi trên đây cho thấy thêm về văn hoá, nếp sống, tâm tính của người Việt Nam Bộ, những nét riêng so với nét chung của người Việt trong cả nước.
- Đối với người Việt Nam Bộ, tín ngưỡng tôn giáo là một phương thức cứu thế, tôn giáo có sức mạnh giúp con người vươn về phía trước, vượt qua cản ngại bởi niềm tin của chính mình.
- Người Việt Nam Bộ cũng là.
- Người ta có thể nhận thấy, hệ thống lý thuyết của các tín ngưỡng tôn giáo ở Nam Bộ khá đơn giản, phù hợp với nhận thức của người bình dân, không có sự giảng giải cầu kỳ..
- Đó là sấm giảng của đạo Hoà Hảo, là cơ bút của đạo Cao Đài, là những lời đồn, những huyền thoại xác tín của các ông Đạo.
- Người Nam Bộ cũng dễ dàng rời bỏ một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó mà đối với họ quá diệu vợi, và cũng sẵn sàng chấp nhận một lúc nhiều tôn giáo hoặc hỗn dung các tôn giáo.
- Người Việt Nam Bộ tin ở thực nghiệm nhiều hơn là lý thuyết, đôi khi là sự cả tin và dễ tin..
- Là những người đi tiên phong trong công cuộc khai mở vùng đất Nam Bộ, người Việt ở đây là những người dũng cảm, dám chấp nhận, đối diện với những khó khăn và thách đố.
- Tổ chức làng xóm vốn từ phía Bắc đã được người Việt tái cấu trúc, như một tập hợp của cộng đồng, có chăng đây là cộng đồng của những người đi khai mở, là những người “trọng nghĩa”.
- Tín ngưỡng tổ tiên, dòng họ, và Thành hoàng cũng là sự tái cấu trúc về tín ngưỡng tôn giáo từ phía Bắc, là chỗ dựa cho tâm linh của mỗi cá nhân và cộng đồng cư dân người Việt Nam Bộ trong thuở ban đầu ấy.
- Bửu Sơn Kỳ Hương, Hoà Hảo, Cao Đài… là những tôn giáo có tính sáng tạo của người Việt Nam Bộ để đáp ứng cho nhu cầu tâm linh ngày càng mở mang, cùng với sự mở rộng đất đai cần phải khai phá của họ.
- Thực tế công cuộc khai mở đất đai, hoàn chỉnh ranh giới biên địa vùng đất Nam Bộ là kết quả của sự sáng tạo về mặt thực thể cũng như tinh thần của người Việt Nam Bộ..
- Là những người có tính phóng khoáng, cởi mở, người Việt Nam Bộ không có sự câu nệ và cố chấp, không thích sự ràng buộc, kể cả những ràng buộc trong tín ngưỡng tôn giáo:.
- Lý tưởng của người Việt Nam Bộ không phải là ba gian nhà gỗ, một cái sân gạch, ao rau muống, chĩnh tương.
- Họ có thể gửi lại mồ mả tổ tiên, quê hương bản quán để đi tìm nơi lập nghiệp, nơi mà ở đó họ có thể sống được một cách thoải mái, tự do, sống với thiên nhiên khoáng đạt của đất đai Nam Bộ.
- Sự giằng níu của quê hương, tổ tiên và chút lãng mạn phong tình có lẽ là một trong những nguyên nhân ra đời của loại hình vọng cổ trong ca nhạc của đất Nam Bộ:.
- Tuy nhiên, ở một góc độ khác, góc độ đối lập lại, người Việt Nam Bộ cũng còn là người khá cực đoan, quyết đoán với cách nói: “Cứ làm đại đi!” hoặc: “Tới luôn đi.
- Trong một không gian tự nhiên và xã hội của vùng đất Nam Bộ, để tồn tại, con người phải có sự quyết đoán, có sự phiêu lưu và mạo hiểm ít nhiều:.
- Từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo, có thể hiểu thêm nhiều về người Việt Nam Bộ, là những minh hoạ và dẫn chứng cho con người Nam Bộ, tính cách Nam Bộ….
- Thực ra, trong mỗi con người, cộng đồng người Việt Nam Bộ, cũng còn hàm chứa những tính cách, nếp sống trái ngược nhau, lúc này, lúc khác, vừa cởi mở vừa cố chấp, vừa hiền hoà vừa quyết liệt… Nói về con người, về người Việt Nam Bộ rõ ràng là điều không đơn giản và dễ dàng.
- Người Việt Nam Bộ 300 năm trước và hôm nay có nhiều điểm khác nhau, biến đổi không ngừng, có những cái hôm qua là hay, nhưng hôm nay chưa hẳn đã phù hợp.
- Vì vậy văn hoá người Việt và người Việt Nam Bộ nói chung, cần nhìn trong cái nhìn động, cái nhìn mà các nhà khoa học gọi là biện chứng..
- 1 Phạm Bích Hợp, Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2007, tr.84 - 85..
- 2 Ông Đạo Khùng (Đoàn Minh Huyên) đã chữa lành bệnh cho những người bị dịch ở vùng Hậu Giang vào cuối thế kỷ XIX bằng những mảnh giấy vàng làm phép trong chén nước lạnh!.
- 3 Phạm Bích Hợp, Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa, sđd, tr.318 - 319..
- 5 Đỗ Thái Đồng, Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam, in trong: Những vấn đề xã hội học ở miền Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, tr.123 - 124.