« Home « Kết quả tìm kiếm

Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số .
- Luật hình sự.
- Tố tụng hình sự.
- Chứng cứ..
- Để phát hiện và xử lý chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội, việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, để làm được như vậy thì cần phải có chứng cứ.
- Hay nói cách khác, chứng cứ là phương tiện duy nhất được các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để làm sáng tỏ vụ án..
- Trong bất kỳ vụ án hình sự nào, chứng cứ luôn là một vấn đề không thể thiếu nhằm chứng minh một người có thực hiện hành vi phạm tội hay không.
- Chỉ có chứng cứ hợp pháp mới có giá trị chứng minh tội phạm.
- Một trong những điều kiện để chứng cứ được coi là hợp pháp là nó phải được rút ra từ một trong các nguồn chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS Việt Nam năm 2003.
- Việc nghiên cứu nguồn chứng cứ nói chung và nguồn.
- chứng cứ trong vụ án hình sự nói riêng có một ý nghĩa lớn không chỉ về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn..
- Nguồn chứng cứ được hiểu là nơi cung cấp những tài liệu quan trọng để rút ra những chứng cứ có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án.
- Do đó, nếu không tìm được nguồn chứng cứ sẽ không thể có chứng cứ giải thích, làm sáng tỏ các tình tiết và diễn biến của vụ án, kéo theo hậu quả là các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra những kết luận không đúng, không chính xác và không đầy đủ đối với vụ án hình sự.
- Việc làm rõ lý luận và thực tiễn về nguồn chứng cứ không chỉ giúp cho hoạt động nghiên cứu mà còn tạo điều kiện để nâng cao kiến thức cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân hiểu đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ và nguồn chứng cứ..
- Trong những năm qua, thực hiện Nghị Quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tính đến năm 2014, chiến lược cải cách tư pháp đã đi được gần hai phần ba chặng đường, hoạt động cải cách tư pháp được các cơ quan nhà nước tiến hành một cách mạnh mẽ và đạt được một số thành tựu đáng kể, trong đó có các cải cách về hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ..
- Thực tế tố tụng hình sự nước ta thời gian qua cho thấy có không ít các vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ.
- Điều này dẫn đến giải quyết vụ án không chính xác, không ít vụ án hình sự mà những chứng cứ được đưa ra để kết luận một người đã thực hiện hành vi phạm tội của cơ quan tiến hành tố tụng còn có điểm gây nghi ngờ trong dư luận, nhiều trường hợp đã kết án oan cho người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
- Những sai sót này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc thu thập chứng cứ không phải từ các nguồn chứng cứ hợp pháp là một trong những nguyên nhân làm cho việc đánh giá và sử dụng chứng cứ không chính xác..
- Thông qua luận văn này, tác giả hi vọng có thể đóng góp phần nào làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam..
- Tình hình nghiên cứu của đề tài.
- “Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” là một đề tài mới, từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
- Chỉ có các công trình và các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí có nội dung liên quan như: “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2003 của Trường Đại học Luật Hà Nội do ThS.
- “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương, Luận án tiến sĩ năm 2000.
- Một số vấn đề về các loại nguồn chứng cứ trong BLTTHS Việt Nam năm 2003, Trịnh Tiến Việt và Trần Thị Quỳnh, tạp chí kiểm sát số 12/2005.
- Nguồn chứng cứ: Lời khai của bị can, bị cáo, Vũ Xuân Thu, tạp chí kiểm sát số 10/2001….
- Như vậy, có thể nói ít có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam với hình thức là một đề tài độc lập, chuyên sâu.
- Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là một vấn đề cần thiết..
- Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguồn chứng cứ.
- Qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy định về nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự..
- 1- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn chứng cứ (làm rõ khái niệm nguồn chứng cứ, phân biệt khái niệm “nguồn chứng cứ” với một số khái niệm khác như: Khái niệm chứng cứ, khái niệm phương tiện chứng minh.
- Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguồn chứng cứ, có sự so sánh với pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới;.
- 2- Đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguồn chứng cứ;.
- 3- Chỉ rõ những hạn chế trong những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguồn chứng cứ;.
- 4- Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự về nguồn chứng cứ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn chứng cứ trong thực tế..
- Đối tượng: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về nguồn chứng cứ.
- trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự..
- Phạm vi: Luận văn nghiên cứu về nguồn chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam một cách tổng thể trong phạm vi chung của tất cả giai đoạn tố tụng: Điều tra.
- xét xử vụ án hình sự.
- trong đó chủ yếu tập trung trong phạm vi khoa học và thực tiễn luật tố tụng hình sự Việt Nam..
- khảo sát thực tế để chọn lựa tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam, từ đó làm sáng tỏ nội dung của luận văn..
- Việc làm rõ lý luận và thực tiễn của nguồn chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp nâng cao nhận thức không chỉ của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà còn đối với mọi tổ chức và cá nhân về vấn đề nguồn chứng cứ trong các vụ án hình sự..
- Góp phần quan trọng để giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, chính xác và đúng pháp luật..
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật Việt Nam về nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, trên cơ sở có sự so sánh với pháp luật tố tụng.
- hình sự của một số nước trên thế giới;.
- Làm rõ khái niệm nguồn chứng cứ, phân biệt khái niệm nguồn chứng cứ với một số khái niệm khác như: Khái niệm chứng cứ, khái niệm phương tiện chứng minh…;.
- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ tình hình áp dụng các quy định pháp luật về nguồn chứng cứ trong các vụ án hình sự.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về nguồn chứng cứ trong các vụ án hình sự, đảm bảo giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, chính xác, kịp thời..
- Chương 1: Những vấn đề chung về nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam..
- Chương 2: Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
- Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả các quy định của pháp luật về nguồn chứng cứ trong các vụ án hình sự..
- Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24-5-2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Lê Trung Mão (1995), “Trao đổi về chứng cứ pháp lý trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Công an nhân dân, (11)..
- Nguyễn Nông (1995), “Công tác giám định trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (2)..
- Quốc Hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988, NXB Pháp lý, Hà Nội..
- Quốc Hội (2012), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, NXB Lao động, Hà Nội..
- Quốc Hội (2013), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, NXB Lao Động..
- Nguyễn Văn Thắng (1996), “Nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Công an nhân dân, (5)..
- Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia..
- Phạm Minh Tuyên (2008), “Một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và những kiến nghị sửa đổi”, Tạp chí tòa án nhân dân, TANDTC, (21)..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân..
- Viện khoa học kiểm sát (2003), Tìm hiểu hệ thống tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn, Thông tin khoa học kiểm sát, số 2+3, Hà Nội..
- Viện Khoa học kiểm sát (biên dịch) (2003), Luật cảnh sát và chứng cứ hình sự Vương quốc Anh, Hà Nội..
- Viện Khoa học kiểm sát (biên dịch) (2007), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Nội..
- Viện Khoa học kiểm sát (biên dịch) (2007), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hà Nội..
- Viện Khoa học kiểm sát (biên dịch) (2007), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Nga, Hà Nội..
- Viện Khoa học kiểm sát (biên dịch) (2007), Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hà Nội..
- Viện Khoa học kiểm sát (biên dịch) (2008), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp, Hà Nội..
- Viện khoa học kiểm sát (2008), Số chuyên đề về so sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới, Số 3+4, Hà Nội..
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), “Báo cáo tổng kết bảy năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Hà Nội..
- Viện khoa học kiểm sát (2013), Nghiên cứu pháp luật TTHS một số nước trên thế giới, Tập 5 + 6, Hà Nội..
- Trịnh Tiến Việt (2006), “Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Nghề luật, (2).