« Home « Kết quả tìm kiếm

NGUỒN TƯ LIỆU GIA PHẢ TRONG NGHIÊN CỨU DÂN SỐ HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỜNG HỢP GIA PHẢ HỌ NGUYỄN QUAN GIÁP LÀNG BÁT TRÀNG, GIA LÂM, HÀ NỘI)


Tóm tắt Xem thử

- Vài nét về tình hình nghiên cứu dân số học lịch sử Việt Nam.
- Ngành dân số học lịch sử chính thức ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX do các nhà sử học và các nhà dân số học Pháp khởi xướng.
- Có thể kể đến các sử gia lỗi lạc trong lĩnh vực này như: Pierre Goubert, Jacques Dupaquier, Pierre Chaunu, Philipe Ariès hay Hervé le Bras… Họ đã làm một cuộc cách mạng tri thức đối với dân số học trong quá khứ.
- Ngày nay, ngành dân số học lịch sử đã trở thành một ngành khoa học phát triển rộng khắp trên toàn thế giới.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam, dân số học lịch sử vẫn còn là một ngành khoa học ít phát triển với sự thưa mỏng của các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, bởi đây là một chủ điểm vô cùng khó khăn, do thiếu vắng nguồn tư liệu..
- Bởi vậy sự tính toán dân số dựa vào nguồn tư liệu này dường như là bất khả thi!.
- Năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu dân số và phát triển đã thực hiện một công trình rất đáng chú ý mang tên Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX.
- Đây là một công trình chuyên sâu nghiên cứu một khía cạnh của dân số học lịch sử.
- Bằng nỗ lực phi thường để đấu tranh chống lại khuynh hướng tiếp tục chấp nhận và sử dụng lại tiêu đề của Pierre Gourou 3 sau sáu thập niên, tác giả đã tự đặt cho mình một bài toán: tìm cách thiết lập một cơ sở tương đối vững chắc để ước tính dân số Việt Nam trong quá khứ.
- Sau khi xem xét kỹ lưỡng, tác giả đã phát hiện ra rằng: Ngoài nguồn tư liệu, đặc điểm của địa lý lịch sử Việt Nam có thể giúp chúng ta trong công việc nghiên cứu về dân số này.
- Li Tana đã mạnh dạn đưa ra một giả thuyết ước tính dân số của Việt Nam..
- Phương pháp của Li Tana đã bước đầu cho những con số ước tính cụ thể về dân số Việt Nam trong lịch sử theo cả tiến trình không gian và thời gian.
- Từ những năm 90 trở lại đây, trên các tạp chí chuyên ngành thuộc khoa học xã hội như: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, tạp chí Xưa và Nay, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Khảo cổ học… đều có những bài viết về các chủ điểm dân số ở nhiều góc độ khác nhau ví dụ như: Phan Đại Doãn với bài Vài nét về dân số học nông thôn tiền tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, đăng trên tạp chí Dân tộc học số 1 năm 1995.
- Phạm Huy Khánh: Dân số học, bệnh dịch học, sinh thái học và khoa học lịch sử trên tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 8 năm 1982.
- Nguyễn Phan Quang với bài Dân số Sài Gòn thời Pháp thuộc trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 năm 1998;.
- Dân số học tiền sử trên tạp chí Khảo cổ học, số 4 năm 1998….
- Tóm lại, việc lục tìm những chi tiết để tái hiện bức tranh dân số Việt Nam trong quá khứ một cách chân xác, gần với hiện thực nhất luôn là niềm trăn trở của các nhà sử học.
- Nguyên nhân của sự bế tắc này có lẽ chính là bởi nguồn sử liệu để xây đắp nên những hình ảnh lịch sử dân số còn vô cùng khuyết thiếu.
- Ngoài ra, như các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Việt Nam nhận định: các nguồn tư liệu khác để phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu dân số xem chừng rất khó khai thác và xử lý..
- Như nhà địa lý nhân văn học Pierre Gourou đã từng nhận xét: Sự mù mờ về con số chính xác của dân số châu thổ là một việc có từ xưa.
- Lâu lâu lại có một cuộc điều tra dân số nhưng chẳng qua chỉ là một vở kịch không có tầm vóc.
- Những cuốn sổ đinh chỉ cho biết được một phần nổi của tảng băng chìm là dân số.
- Chúng ta không thể chỉ dựa vào các đinh bộ để nghiên cứu sự phát triển của dân số.
- Theo Pierre Gourou thì có chăng, nguồn tài liệu gia phả hay những sách về phả hệ mà nhiều gia đình còn giữ có những thông tin phong phú cho lịch sử dân số.
- Gia phả đề cập đến nhiều vấn đề về nguồn gốc dòng họ, sự di cư phân bố của dòng họ đó, thứ bậc các thế hệ của dòng họ.
- ngày sinh, ngày mất của các bậc tổ tiên… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu dân số học lịch sử là: bằng phương pháp nào để có thể biến các thông tin từ gia phả thành số liệu của thống kê dân số có thời điểm cụ thể?.
- Những thành tựu của nó đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự tiến bộ không ngừng của ngành khoa học dân số học lịch sử.
- Ở Việt Nam, từ lâu, các học giả đã từng đánh giá gia phả là một nguồn tư liệu khả quan trong nghiên cứu dân số học lịch sử song hầu như chưa có một công trình thử nghiệm nghiên cứu nào dựa trên nguồn tư liệu này.
- Bởi vậy, những mối liên kết giữa gia phả và dân số học lịch sử vẫn còn lỏng lẻo, và câu hỏi về phương pháp khai thác gia phả phục vụ dân số học lịch sử như thế nào vẫn chưa tìm được lời giải đáp thoả đáng.
- Xuất phát từ ý tưởng đầu tiên của GS Phan Huy Lê khi tiến hành sưu tầm và nghiên cứu hệ thống gia phả Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn thử đưa ra cách thức phân tích xử lý nguồn tư liệu gia phả của một dòng họ ở làng Bát Tràng để phục vụ việc tìm hiểu dân số trong quá khứ của dòng họ này..
- Thử nghiệm tính dân s ố qua tư liệu gia phả họ Nguyễn Quan giáp, làng Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Giới thiệu về gia phả của dòng họ Nguyễn Quan giáp.
- Gia phả họ Nguyễn Quan giáp ở Bát Tràng gồm 3 cuốn tên là Nguyễn tộc gia phả (Nguyễn Quan giáp) lưu tại từ đường dòng họ, 2 cuốn khác được lưu tại Thư viện Viện Hán Nôm: Nguyễn tộc gia phả thế hệ ký, ký hiệu là VHv2577 và Bát Tràng xã, Nguyễn tộc gia phả thực lục, ký hiệu là VHv1349..
- Nguyễn tộc gia phả (Nguyễn Quan giáp): Cuốn gia phả này được biên soạn ngày 24 tháng giêng năm Chính Hoà 18 (1697).
- Gia phả được viết trên giấy bản khổ 27x18cm, gồm 70 trang, chữ viết chân phương, thống nhất một nét chữ..
- Từ trang 3 đến trang 11 biên chép thế hệ dòng họ từ thuỷ tổ đến đời thứ chín (bản phả hệ 1).
- Trang 12 vẽ phả đồ dòng họ đến đời thứ ba.
- Từ trang 13 đến trang 41 ghi chép thế thứ dòng họ Nguyễn Quan giáp (bản phả hệ 2).
- Trang 42 ghi chép về ba người con nuôi trong dòng họ.
- Ta có thể đoán định đây là niên đại biên chép cuốn gia phả này..
- Nguyễn tộc gia phả thế hệ ký: Cuốn gia phả dày 72 trang, trong đó từ trang 1 đến trang 30 ghi phả hệ từ tổ đời thứ chín lần ngược về đến tổ đời thứ năm của dòng họ Nguyễn.
- Ngoài ra, số trang còn lại của gia phả ghi phần sắc phong, sở điền, chúc văn, văn tế, văn bia.
- Niên đại cuốn gia phả này không được xác định, chỉ biết năm đề tựa, biên tập, chép lại là năm 1964..
- Bát Tràng xã, Nguyễn tộc gia phả thực lục: Cuốn gia phả này dày 133 trang, được xác định năm biên soạn là năm Chính Hoà thứ bảy (1686), năm đề tựa, biên tập, chép lại là năm Bảo Thái thứ chín (1728)..
- Xem xét nội dung ba cuốn gia phả của dòng họ Nguyễn Quan giáp, ta thấy nội dung trong ba cuốn gia phả này tương đối thống nhất.
- Cuốn gia phả lưu tại từ đường họ Nguyễn từ đời thứ sáu trở đi chép chi tiết tỷ mỷ về chi Ất.
- Cuốn gia phả lưu tại Viện Hán Nôm ngoài việc biên chép tỷ mỷ chi Ất còn chép khá đầy đủ thông tin về các chi còn lại.
- Như vậy, với ba cuốn gia phả này, các thông tin được so sánh và bổ sung cho nhau một cách hoàn bị nhất..
- Dòng họ Nguyễn Quan giáp ở Bát Tràng là một dòng họ khoa bảng nổi tiếng với nhiều người đỗ đạt, các thông tin trong gia phả được biên chép tỷ mỷ, tương đối đầy đủ nên ta có thể dễ dàng ước lượng được thời điểm đầu tiên cũng như thời điểm cuối cùng trong gia phả của dòng họ, từ đó xác định thời gian tồn tại của dòng họ này một cách tương đối chính xác.
- Niên đại của thế hệ đầu tiên trong gia phả họ Nguyễn Quan giáp được xác định vào năm 1487, niên đại của thế hệ cuối cùng của dòng họ này được ghi trong gia phả là năm 1821.
- Như vậy, dòng họ Nguyễn Quan giáp tồn tại ở làng Bát Tràng được 334 năm (tính đến năm thế hệ cuối cùng được biên chép trong gia phả)..
- Bên cạnh đó, các nhân khẩu được ghi trong gia phả dòng họ Nguyễn Quan giáp có thể được phân thành hai nhóm theo giới tính là nam (bố và con trai), nữ (mẹ và con gái).
- Việc xác định số lượng các nhân khẩu là thao tác đếm tổng quát.
- tức là đếm tất cả các cá nhân xuất hiện trong gia phả bất kể dưới dạng nào:.
- Với các tiêu chí và cách thống kê trên, chúng ta có thể xác định số lượng nhân khẩu được ghi trong gia phả dòng họ Nguyễn làng Bát Tràng như sau:.
- Tổng số nhân khẩu (nam + nữ) là 355..
- Chúng ta có thể thống kê lượng thông tin trong gia phả của dòng họ Nguyễn Quan giáp đối với nhân khẩu nam, nữ như sau:.
- B ảng 1: Số lượng các nhân khẩu nam được ghi thông tin S ố lượng thông tin.
- B ảng 2: Số lượng các nhân khẩu nữ được ghi thông tin.
- B ảng 3: Số lượng các nhân khẩu được ghi thông tin năm sinh, năm mất, tuổi thọ.
- 3, ta thấy dòng họ Nguyễn Quan giáp là một dòng họ đại khoa nổi tiếng được biên chép thông tin vô cùng chi tiết và tương đối đầy đủ, nhất là thông tin về tên tuổi, con cái, năm sinh, hành trạng.
- Nếu ước lượng được năm sinh và biết được chính xác tuổi thọ sẽ có thể xác định được tương đối năm mất của nhân khẩu..
- Đối với những nhân khẩu có thông tin về năm sinh và năm mất chính xác, ta có thể tính được tuổi thọ chính xác..
- Từ cách phục dựng này, ta có thể xác định được khoảng thời gian tương đối của những nhân khẩu không được ghi chép năm sinh.
- Các chỉ tiêu dân số của dòng họ Nguyễn Quan giáp qua tư liệu gia phả.
- Trên cơ sở việc tập hợp, khai thác tư liệu và thiết lập bảng thống kê trên, ta có thể tính toán được các chỉ tiêu dân số: tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong của trẻ… của dòng họ Nguyễn Quan giáp như sau:.
- B ảng 4: Tỷ lệ kết hôn của các nhân khẩu nam S ố lượng vợ S ố nhân khẩu nam.
- c ủa dòng họ Nguyễn Quan giáp.
- B ảng 5: Tỷ lệ sinh của mỗi bà mẹ trong các dòng họ ở Bát Tràng S ố lượng con S ố lượng các bà mẹ.
- B ảng 6: Tỷ lệ sinh con trai, con gái của dòng họ Nguyễn Quan giáp Con.
- B ảng 7: Tỷ lệ trẻ sơ sinh mất sớm trong dòng họ Nguyễn Quan giáp.
- Tu ổi thọ S ố nhân khẩu nam.
- B ảng 9: Tuổi thọ trung bình của nữ ở Bát Tràng Tu ổi thọ S ố nhân khẩu Nam trong dòng họ.
- Tỷ lệ kết hôn trung bình của nhân khẩu nam trong dòng họ Nguyễn Quan giáp là 1,4.
- +Tỷ lệ sinh trung bình của mỗi bà mẹ trong dòng họ là 2,53 và tỷ lệ bà mẹ không có con là 0,11.
- tức là cứ 100 bà mẹ trong dòng họ sẽ có khoảng 253 con và cứ trong khoảng 100 bà mẹ của dòng họ Nguyễn có 11 bà mẹ không có con..
- Chỉ thống kê trong tổng số trẻ con sinh ra của dòng họ Nguyễn, ta có thể thấy số lượng trẻ con trai lớn hơn số lượng trẻ con gái, chiếm 59,84% và tỷ lệ trẻ sơ sinh gái mất sớm lớn hơn tỷ lệ trẻ sơ sinh trai mất sớm (0,02%>0,01%)..
- Tuổi thọ trung bình của nam ở dòng họ Nguyễn là 53,46, trong khi tuổi thọ trung bình của nữ (mẹ và con gái) trong dòng họ Nguyễn lại lớn hơn (55 tuổi)..
- Tổng số nhân khẩu và tỷ suất đinh/nhân khẩu của dòng họ Nguyễn Quan giáp làng Bát Tràng.
- Sau khi phục dựng được thông tin về năm sinh, năm mất, tuổi thọ của các nhân khẩu trong dòng họ làng Bát Tràng, ta có thể lập được bảng thống kê số lượng các nhân khẩu nam như sau:.
- B ảng 10: Thống kê số lượng nam của dòng họ Nguyễn Quan giáp theo độ tuổi.
- Kết hợp với các chỉ tiêu dân số đã tính toán trên, chúng ta đi tới ước tính số lượng thô các nhân khẩu của dòng họ Nguyễn Quan giáp ở làng Bát Tràng qua từng thời điểm theo các công thức sau..
- Kết quả là ta thiết lập được bảng thống kê số lượng nhân khẩu thô của dòng họ Nguyễn Quan Giáp làng Bát Tràng theo từng thời điểm như sau:.
- B ảng 11: Thống kê nhân khẩu theo từng thời điểm của dòng họ Nguyễn Quan giáp.
- Kết hợp hai bảng trên, ta có thể thiết lập được bảng tỷ suất đinh/nhân khẩu trong dòng họ Nguyễn Quan giáp qua từng thời điểm như sau:.
- B ảng 12: Tỷ lệ đinh/nhân khẩu của dòng họ Nguyễn Quan giáp qua từng thời điểm TT Th ời điểm T ỷ lệ.
- Qua bảng tỷ suất đinh/nhân khẩu theo từng thời điểm của dòng họ Nguyễn Quan giáp ở Bát Tràng, ta có thể thấy rằng tỷ suất trung bình là 0,19.
- tức là trong khoảng 100 nhân khẩu nam thì có 19 đinh.
- Đây có thể coi là một tỷ lệ vô cùng quan trọng, một chìa khoá để mở cánh cửa dân số học lịch sử nói riêng và phục vụ đắc lực trong công cuộc giải mã lịch sử nói chung..
- Như vậy, việc quản lý dân số đối với chính quyền quân chủ chủ yếu tập trung vào bộ phận dân đinh hay tráng đinh trong mỗi làng xã bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của bộ máy chính quyền cai trị.
- Do đó mà các tài liệu sử sách ghi lại những con số về cuộc điều tra dân số chủ yếu là ghi chép về số tráng đinh các hạng..
- Như vậy, tìm được số lượng dân đinh qua nguồn tư liệu gia phả trở thành một đại lượng so sánh kiểm nghiệm những tư liệu ghi trong sử liệu.
- Phải thừa nhận rằng trong tình hình nghiên cứu dân số học lịch sử Việt Nam còn chập chững, non nớt và bế tắc thì nguồn tư liệu gia phả có thể được xem như một cứu cánh đắc lực, mở ra một đường hướng phát triển mới có vẻ khả quan hơn cho công cuộc nghiên cứu dân số Việt Nam trong quá khứ..
- Thực chất giữa gia phả và dân số học lịch sử có những mối quan hệ nhất định..
- Nếu xét đặc điểm của nguồn tư liệu gia phả dưới góc độ dân số học lịch sử thì có thể hiểu rằng gia phả chính là một quyển sổ thống kê các nhân khẩu của dòng họ theo quan hệ họ hàng huyết thống.
- Như vậy, hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp của dân số học để tính toán trên cơ sở dữ liệu thống kê từ gia phả..
- Trong trường hợp thực nghiệm trên, có thể nhận thấy rằng những thông tin được biên chép đầy đủ trong gia phả dòng họ Nguyễn Quan giáp là một thuận lợi vô cùng to lớn trong việc thống kê tính toán dân số và các chỉ tiêu dân số.
- Trên thực tế, phải thừa nhận rằng phần lớn gia phả Việt Nam của các dòng họ bình dân thường vô cùng khuyết thiếu thông tin.
- Đây là hạn chế nổi bật của nguồn tư liệu gia phả, song vẫn có thể khắc phục được bằng các phương pháp suy luận tỷ mỷ và logic, xử lý các con số thống kê khuyết thiếu bằng các phương pháp của toán dân số mang tính chất dự báo thô, ước lượng theo quy luật.
- 3 Sau khi nghiên cứu một cách rộng rãi dân số tại đồng bằng sông Hồng, Pierre Gourou đã phải thốt lên một cách buồn bã: Tốt hơn là nên đặt tên cho chương này là: "Về việc không thể viết lịch sử công cuộc định cư tại đồng bằng Bắc Bộ vào lúc này