« Home « Kết quả tìm kiếm

Nguyễn Đình Thi cho rằng: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào


Tóm tắt Xem thử

- Đê bai: Nói vê thơ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống.
- Biển cả ngàn năm nay vẫn không ngừng dào dạt sóng, sóng biển có lúc mạnh mẽ ào ạt, lúc lại êm đềm vỗ về bờ cát cũng giống như lớp lớp sóng lòng trong tâm hồn thi nhân vậy.
- Nói về thơ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”.
- Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ.
- “Tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất” mà Nguyễn Đình Thi đề cập tới ở đây chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoa trước thế giới.
- Thế giới là gì nếu không phải là hiện thực khách quan, nơi sự sống vang lên mạnh mẽ? “Đụng chạm tới cuộc sống” chính là lúc mà người nghệ sĩ đối diện, thâm nhập vào đời sống để hiểu đời, hiểu người, từ đó đưa hơi thở ấm áp ấy vào thơ, tạo nên bao dòng cảm xúc bất tận.
- Đến với trang thơ Cảnh ngày hè, ta cảm nhận được sâu sắc hình bóng cuộc đời trong từng con chữ và những rung động rất thực trong tâm hồn nhà thơ – một vị đại quan về ở ẩn: tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và nỗi niềm yêu nước thương dân.
- Nguyễn Trãi dường như không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà họa sĩ với những nét màu rất sắc, rất hấp dẫn thị giác người xem.
- ấy là lửa trong lòng nhà thơ.
- Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng lại có cái nhìn tươi mới hơn:.
- Có thể thấy, Nguyễn Trãi là người đi tiên phong trong việc đưa những sắc màu sinh động của cuộc sống vào thơ và rất thành công trong việc miêu tả bức tranh cảnh ngày hè.
- Tâm hồn Nguyễn Trãi như bao trùm lên cảnh vật, cảm nhận và thấu hiểu thế giới xung quanh bằng con mắt âu yếm, trân trọng.
- Đó chính là “tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất” của tâm hồn Ức Trai trước cảnh vật mùa hè..
- Bên cạnh tình yêu thiên nhiên là tình yêu cuộc sống chan chứa.
- Chỉ với một câu thơ: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”, tác giả đã diễn tả được âm thanh vang động của cuộc sống, âm thanh của ấm no, của yên bình mặc dù nó vọng đến từ rất xa, dù chỉ là những tiếng “lao xao” nhưng bằng tấm lòng gần dân, thương dân, Nguyễn Trãi đã lắng nghe và cảm nhận bằng cả tâm hồn mình, thổi sức sống vào những con chữ tưởng như vô tri.
- “Tiếng nói” sâu lắng nhất, thấm thía nhất trong bài Cảnh ngày hè có lẽ là tiếng lòng ưu thời mẫn thế, yêu nước thương dân hết mực của Nguyễn Trãi:.
- thân thuộc, bài thơ là một “công trình nghệ thuật” đầy ấn tượng, mang đậm nét tư tưởng Nguyễn Trãi: tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và nỗi niềm yêu nước thương dân.
- Đó là những “tiếng nói” đầy ý nghĩa vang lên từ tâm hồn Ức Trai trước cuộc đời muôn hình muôn sắc.
- Tiếng nói ấy vừa đặc trưng lại vừa độc đáo, mới mẻ.
- Vượt ra khỏi cái khuôn mẫu xáo mòn, cái “xương xẩu cứng khô” của tư tưởng phi ngã, Nguyễn Trãi đã tạo nên không không gian nghệ thuật riêng, trong đó âm vang cuộc sống hiện lên thật rõ nét qua từng con chữ, thực sự “đụng chạm tới cuộc sống” bằng chính những giác quan nhạy bén, bằng tâm hồn rộng mở và bằng cả ngòi bút tài hoa, xứng đáng là “người làm nên lòng tin cho ngôn ngữ dân tộc” (Lê Trí Viễn)..
- Thơ ca là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống cũng như hiện thực tâm hồn, do đó người làm thơ cần phải xúc cảm thực sự trước cuộc đời, con người mới có thể mang những cảm xúc đó vào thơ, như Nguyễn Du thương cô Kiều tài hoa bạc mệnh và làm nên kiệt tác “Truyện Kiều”, như Xuân Diệu với lòng yêu đời và khát khao giao cảm mãnh liệt thổi hồn cho những “Vội vàng”.
- Cảm xúc sẽ dẫn dắt nhà thơ tới miền đất của cái đẹp, của chân – thiện – mĩ.
- Đối với người đọc, trong quá trình tiếp nhận văn học cần trân trọng công sức của nhà văn, nhà thơ, đọc để không chỉ thấy cái hay của câu chữ mà còn thực sự đồng điệu, tri âm với tâm hồn, với tiếng nói sâu lắng mà nhà thơ gửi gắm vào tác phẩm, bởi “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” (Tố Hữu)..
- Nếu ngày mai em không làm thơ nữa Cuộc sống trở về bình yên.
- (Xuân Quỳnh) Nếu không còn những vấn thơ – những tiếng nói tâm hồn đầy xúc cảm ấy chắc chắn cuộc sống sẽ thiếu đi hẳn một phần niềm vui, vài phần nỗi buồn và rất nhiều phần lãng mạn.
- Vậy nên hãy cứ làm thơ, yêu thơ – cũng là yêu chính cuộc sống tươi đẹp này..
- “Thơ là tiếng lòng”, là dấu ấn tư tưởng tình cảm riêng của người nghệ sĩ, còn người nghệ sĩ là thư kí trung thành của trái tim.
- Thơ xuất phát từ tấm lòng, tâm hồn người viết.
- Chính vì vậy, khi bàn về thơ và đặc trưng thơ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”..
- Cách nói khẳng định đã lí giải thơ “là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn”.
- Nếu “ngôn từ là tiếng nói thứ nhất của văn học” thì “thơ là tiếng nói đầu tiên của tâm hồn” người nghệ sĩ bởi thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc.
- Tác phẩm ra đời đánh dấu những tình cảm cháy bỏng của người nghệ sĩ trước hiện thực.
- Nhà thơ không thể sáng tạo ra thơ từ một tâm hồn, một tình cảm hời hợt, lạnh lẽo..
- Thơ xuất phát từ tâm hồn tình cảm và đó “phải là tình cảm chân thật.” (Viên Mai) Từ hiện thực cuộc sống, mỗi nhà thơ có những trải nghiệm riêng, tình cảm của riêng mình để viết nên những bài thơ hay, có nội dung độc đáo.
- Xuất phát từ tình cảm nhưng thơ phải gắn với hiện thực cuộc sống thông qua cái nhìn đầy rung động của người nghệ sĩ.
- Mục đích lớn nhất của thơ ca nói riêng và văn học nói chung là nhận thức, khám phá bản chất thực sự của con người và cuộc sống.
- Bởi vậy một tác phẩm thơ phải vừa là tiếng nói của tâm hồn tình cảm, tư tưởng mà người nghệ sĩ gửi gắm, vừa thể hiện sâu sắc, chân thực hiện thực của cuộc sống.
- Như vậy nhà thơ mới có được tác phẩm nghệ thuạt chân chính, làm rung động bạn đọc..
- Là nhà tư tưởng, nhân đạo lớn trong văn học trung đại, Nguyễn Du đã đưa vào sáng tác của mình tưởng tình cảm mãnh liệt, làm rung động trái tim người đọc bao thế hệ.
- “Độc Tiểu Thanh kí” là tác phẩm kết tinh tiếng nói tâm hồn Nguyễn Du trước hiện thực đau đớn của xã hội phong kiến thời bấy giờ.
- Đại thi hào Nguyễn Du – người có con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ cả nghìn đời đã chứng kiến và đau đớn trước hiện thực xã hội đen tối, đầy bất công đối với những kiếp người tài hoa bạc mệnh.
- Hiện thực cuộc sống đã vùi dập họ, không cho họ có quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc.
- Trong xã hội ấy Nguyễn Du trông thấy những kẻ:.
- Đứng trước hiện thực đau thương, bế tắc ấy, trái tim nhân đạo của Nguyễn Du rung lên từng hồi mạnh mẽ.
- Tiếng nói của tâm hồn yêu thương, xót xa, cảm thông với kiếp người tài hoa bạc mệnh đã thôi thúc Nguyễn Du cất lên tấm lòng của mình với Tiểu Thanh và với tất cả kiếp người tài hoa bạc mệnh.
- Các từ Hán Việt “tẫn”, “độc”, “nhất” thể hiện nối đau đớn khắc khoải trong lòng Nguyễn Du trước số phận Tiểu Thanh dù chỉ viếng nàng qua một tập sách trước cửa sổ.
- Đó chính là tấm lòng yêu thương, xót xa đầy cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
- Nguyễn Du là người đầu tiwwn trong văn học trung đại ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp ngoại hình lẫn tài năng của người phụ nữ một cách có hệ thống.
- Từ Tiểu Thanh, cô Cầm đến Thúy Kiều, Đạm Tiên… trong sáng tác của Nguyễn Du đều xuất hiện những người phụ nữ tài năng và nhan sắc.
- Ca ngợi vẻ đẹp, xót xa cho số phận, đó thực chất là haimặt của tình yêu thương Nguyễn Du dành cho người phụ nữ..
- Đó là tiếng vọng từ tâm hồn của một con người vướng vào kiếp phong lưu, cô đơn, không tìm được ai tri kỉ:.
- Nguyễn Du nhận ra kiếp “phong vận” của những con người thanh lịch, tài năng mà bạc mệnh.
- Từ “ngã” đã khẳng định tiếng nói cá nhân của Nguyễn Du trong nền văn học vốn đầy rẫy tiếng lòng “phi ngã”.
- Điều đó khẳng định bản lĩnh, tài năng của Nguyễn Du.
- Đến câu thơ này nhà thơ đã đồng nhất thân phận mình với Tiểu Thanh, với kiếp đời tài hoa bạc mệnh, Nhà thơ tự nhận mình cùng hội cùng thuyền với nàng để từ đó tri âm đồng điệu và thấu hiểu..
- Đây cũng là một khía cạnh của tinh thần nhân đạo, của tiếng nói tri âm, tiếng nói tâm hồn trong “Độc Tiểu Thanh kí”.
- Cuối cùng Nguyễn Du cất lên lời đau thương xót xa mong người đời sau nhớ tới mình:.
- Nhưng lúc này, Nguyễn Du mong người đời sau tri âm thấu.
- hiểu mình, cũng như hơn ba trăm năm trước Nguyễn Du đã khóc Tiểu Thanh..
- Nếu không có tình cảm, người nghệ sí không thể rung cảm với hiện thực cuộc sống, chính tình cảm của người nghệ sĩ làm nên giá trị tác phẩm.
- Bên cạnh đó, hiện thực xã hội là vùng đất, là địa hạt để nhà thơ gieo trồng cảm xúc, vun vén tư tưởng và tình cảm để kết tinh tác phẩm hay.
- Trong sáng tạo nghệ thuật cần bắt rễ từ cuộc sống để sáng tạo tác phẩm gắn với hiện thực và có sự trải nghiệm, rung động thực sự.
- Chính tấm lòng - “tiếng nói thứ nhất của tâm hồn” đã tạo nên giá trị cho “Độc Tiểu Thanh kí”.
- Tác phẩm giàu giá trị nhân đạo, hiện thực và thể hiện tình cảm của đại thi hào dân tộc..
- Khởi phát từ cuộc sống, thơ ca trở lại phục vụ cho đời sống tâm hồn của con người.
- Thơ ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài.
- Nguyễn Đình Thi cho rằng : “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống” là hoàn toàn có căn cứ..
- Còn nhà thơ viết câu thơ bằng chính rung động của mình trước bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống xung quanh.
- Nguyễn Đình Thi cho thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn, tức thơ dùng để biểu thị, bộc lộ thứ tình cảm sâu kín trong trái tim.
- Nhưng phải là tiếng nói “đầu tiên”,.
- “thứ nhất”, tức những rung cảm chợt xuất hiện, chợt nảy sinh khi nhà thơ vừa.
- “đụng chạm tới cuộc sống”.
- Jose Martin cho rằng “thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thơ làm những câu có vần chứ không thể trở thành nhà thơ”.
- Thơ phản ánh cuộc sống, ấy là lúc các nhà thơ khám phá cuộc đời, là khi Huy Cận nhìn thời thế mà cất bút lên viết “Tràng Giang” buồn mênh mang, khi Tố Hữu nhớ lại ngày mình được ánh sáng của Đảng chiếu rọi mà viết nên “Từ ấy”..
- Người viết bộc lộ cảm xúc của mình về cuộc sống nhưng lại vô tình (hay cố ý) thỏa mãn được nhu cầu khám phá tình cảm, tình người tri âm của độc giả khi đến với thơ ca.
- Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua trái tim người nghệ sĩ và khi đến với người đọc thì nó đã nhuốm máu nhà thơ.
- Nếu coi nền văn học Việt Nam là bầu trời đầy sao rực rỡ thì không ít những nhà thơ trung đại là ánh sao sáng rực, chiếm một góc trời.
- Con người trung đại làm thơ bắt nguồn từ tình cảm, có những thứ tình cảm rất riêng, rất tinh tế nhưng vẫn nói được tiếng nói của nhiều kiếp người nơi ấy.
- Nguyễn Du là một tác gia điển hình cho điều đó.
- Người đời ca ngợi Nguyễn Du với “Truyện Kiều” nhưng tôi lại thích một Đại thi hào trong “Độc Tiểu Thanh kí”..
- Độc Tiểu Thanh ký là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn thi nhân.
- Sống trong thời đại đầy biến động, nơi số phận con người như thuyền trên nước, trôi nổi bấp bênh, Nguyễn Du lại tìm thấy tập thơ của nàng Tiểu Thanh khi xưa và chẳng ai xui khiến ông tìm về viếng nàng.
- Nhìn thời thế, nhìn cuộc sống, nhà thơ nghĩ đến sức mạnh của thời gian:.
- Đọc hai câu đề, người đọc có thể nói: Sống lâu như vậy rồi, quan niệm thời gian trong câu này đâu còn là thứ “tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất”.
- Đây không phải là “tiếng nói đầu tiên, thứ nhất” xuất hiện trong tâm khảm thi nhân là gì? Hình ảnh một người với một mảnh giấy bên một song cửa, viếng một người, hai người họ đã là tri âm..
- Khi đại thi hào “đụng chạm tới cuộc sống” đâu đâu cũng chỉ thấy bóng người khuất oan, đâu đâu cũng chỉ mang nỗi đau vạn cổ, như trong “Văn tế thập loại chúng sinh” ông thương đứa trẻ mới lọt lòng:.
- Bằng nghệ thuật nhân hóa, bằng “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, tấm lòng nhà thơ nhìn thấu con người và sự việc, xoa dịu cả nỗi khắc khoải nhất, oan uổng nhất (xuất phát từ nỗi oan của nàng Tiểu Thanh) để rồi hết lòng trân trọng cái tài, cái đẹp nhưng cũng hết lòng đồng cảm, xót thương.
- Tâm hồn như sợi dây đàn, một khi đã rung lên thì ngòi bút tràn trề cảm xúc..
- Nguyễn Du đã thật sự dùng thơ làm tiếng nói tâm hồn nên thậm chí còn dám xưng danh bằng một câu hỏi:.
- Nhưng tình cảm của nhà thơ không giống “ba trăm năm nữa” chỉ là con số tưởng tượng.
- Đọc đến câu thơ này, tiếng nói của tâm hồn nhà thơ đã được bộc bạch rõ.
- Đụng tới nỗi đau của mình và của mọi kiếp người trong cuộc sống, lòng nhà thơ đã rung, tay nhà thơ đã viết, những câu từ như lời nói phát ra từ cổ họng, tự kêu, tự thương, tự mơ ước cho chính mình.
- Đúng vậy, người ta yêu Nguyễn Du là yêu một tâm hồn, một tài năng biểu đạt tâm hồn xứng là bậc thầy của dân tộc..
- Nó đúng không chỉ với Nguyễn Du mà còn đúng với rất nhiều nhà thơ trung đại khác.
- Đến văn học hiện đại, ta lại cảm nhận được không khí rầm rộ, rộn ràng của các nhà thơ kháng chiến, thấy thái độ hào hứng của Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, của Tố Hữu trong “Từ ấy”, của Chế Lan Viên trong.
- Mỗi tác phẩm có tiếng nói riêng nhưng giống nhau ở chỗ chứa đựng ở đó một tình thương vô ngần của người nghệ sĩ đối với cuộc đời..
- Những ai đang viết thơ, hãy viết chúng bằng cả tấm lòng mình, hãy huy động tất cả vẻ đẹp của tâm hồn và dòng máu vào trang viết, để người đọc khi đến với tác phẩm cũng phải sống hết mình với nó, khám phá nó như tìm đường đến với ngọn hải đăng giữa biển khơi.
- Nền văn học vẫn chảy trôi và phát triển, thi ca muôn đời vẫn là lãnh địa của cảm xúc và trái tim khi nhà thơ lấy chúng ra từ hiện thực.
- “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”.
- Và mỗi bài thơ chắc hẳn là một phần tâm hồn của người nghệ sĩ.