« Home « Kết quả tìm kiếm

Nguyên Tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004


Tóm tắt Xem thử

- Nguyên Tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ.
- Luật Dân sự.
- Nguyễn Công Bình Năm bảo vệ: 2013.
- Abstract: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong pháp luật Tố tụng dân sự (TTDS).
- Phân tích và làm rõ các nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành.
- Khảo sát thực tiễn thực hiện nguyên tắc này tại các TAND nói chung, TAND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng, qua đó phát hiện được những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nguyên tắc, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục..
- Keywords: Quyền bảo vệ.
- Đương sự.
- Tố tụng dân sự.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết của đề tài.
- Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự (TTDS) Việt Nam là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật TTDS và thể hiện những đặc trưng cơ bản của ngành luật TTDS [15, tr.37]..
- Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) được Quốc hội nước Chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
- thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (LSĐBSBLTTDS) sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định những nguyên tắc cơ bản trong TTDS tại Chương 2 gồm 23 nguyên tắc.
- Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau và làm nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật TTDS.
- Để thực hiện đúng tinh thần cải cách tư pháp của Đảng trước hết và quan trọng nhất cần phải hoàn thiện, bổ sung các nguyên tắc cơ bản của TTDS.
- Tiếp đến, cần phải thực hiện một cách nhất quán các nguyên tắc cơ bản của TTDS vào việc giải quyết các vụ việc dân sự..
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTDS được quy định tại Điều 9 BLTTDS thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành TTDS đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Trong TTDS, đương sự chỉ có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện được các quyền, nghĩa vụ TTDS của họ.
- Vì vậy, việc hiểu và thực hiện đúng nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự là một yêu cầu của việc giải quyết các vụ việc dân sự hiện nay..
- Tại tỉnh Quảng Nam, với các đặc thù về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, trình độ dân trí và trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế thì việc thực hiện đúng các nguyên tắc của luật TTDS nói chung và nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự nói riêng càng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS.
- Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm tổng kết khoá học và đóng góp vào lý luận nguyên tắc cũng như góp phần vào công tác thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố.
- Về giáo trình, có Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Học viện Tư pháp do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2011, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm.
- Về luâ ̣n án, luâ ̣n văn, có luận văn thạc sĩ luật học “Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự Việt Nam“ của tác giả Nguyễn Văn Cung bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1997, luận văn thạc sĩ luật học "Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của đương sự trong Tố tụng dân sự Việt Nam“ của tá c giả Nguyễn Công Bình bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1998, luâ ̣n án tiến sĩ “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam“ của tác giả Nguyễn Công Bình bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2006..
- Về các bài báo, tạp chí chuyên ngành , có bài “Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự“.
- của tiến sĩ Nguyễn Công Bình và tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên trang website Viê ̣n kiểm sát Bắc Giang (http://kiemsatbacgiang.vn), bài “Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong Bô ̣ luâ ̣t Tố tu ̣ng dân sự“ của tiến sĩ Nguyễn Ngo ̣c Khánh đăng trên Ta ̣p chí Viê ̣n kiểm sát số 2/2005.
- Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cung nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của TTDS Việt Nam thì còn mang tính chung chung khi đề cập đến nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.
- Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề về khái niệm, đặc điểm, mối liên hệ giữa các nguyên tắc mang tính chung nhất.
- Luận văn tha ̣c sĩ và luận án tiến sĩ luâ ̣t ho ̣c của tác giả Nguyễn Công Bình đã giải quyết được những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự nhưng công trình này ở tầm vĩ mô, không đi sát vào thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Còn các bài báo, tạp chí chuyên ngành về nguyên tắc trong TTDS thì còn chung chung, tản mạn và mang quan điểm cá nhân.
- Mặt khác các công trình nghiên cứu này đều được thực hiện trước khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật là chủ yếu hoặc được thực hiện sau khi BLTTDS được ban hành nhưng trước khi LSĐBSBLTTDS được ban hành nên nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện hiện tại.
- Đặc biệt, tại tỉnh Quảng Nam thì chưa có đề tài nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1.
- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ thêm các vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS, nội dung các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về nguyên tắc, những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc, đặc biệt là việc thực hiện chúng tại tỉnh Quảng Nam và qua đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết các vụ việc.
- dân sự..
- Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định là:.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong pháp luật TTDS;.
- Phân tích và làm rõ các nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành;.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1.
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS, các quy định hiện hành của pháp luật TTDS về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong việc giải quyết các vụ việc dân sự..
- Đề tài nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng.
- Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài làm luận văn thạc sĩ luật học, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự như khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc, cơ sở của việc quy định nguyên tắc, mối liên hệ của nguyên tắc này với các nguyên tắc khác trong luật TTDS Việt Nam và các nội dung cơ bản của nguyên tắc, thực tiễn thực hiện nguyên tắc tại một số TAND ở Việt Nam và thực tiễn thi hành chúng tại các TAND trong tỉnh Quảng Nam trong 05 năm trở lại đây..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Cơ sở lý luận.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, cải cách hành chính xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Ngoài việc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nêu trên, việc nghiên cứu đề tài còn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu lịch sử....
- Tính mới, những đóng góp của đề tài và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đề tài Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học toàn diện, có hệ thống và mới nhất ở cấp độ luận văn thạc sĩ về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS Việt Nam..
- Luận văn có những điểm mới sau:.
- Hoàn thiện khái niệm, xác định rõ ý nghĩa, mối liên hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với các nguyên tắc khác trong pháp luật TTDS;.
- Phân tích làm rõ nội dung cụ thể của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành;.
- Đánh giá đúng thực trạng thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong thực tiễn xét xử tại các TAND Việt Nam và tại các TAND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;.
- Đưa ra được một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay..
- Kết cấu của luận văn.
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự Chương 2: Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định.
- của BLTTDS 2004 và thực tiễn thực hiện.
- Chương 3: Nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS.
- Nguyễn Công Bình, Trần Thị Thu Hà, “Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự”, đăng trên trang web Viê ̣n kiểm sát Bắc Giang ( http://kiemsatbacgiang.vn)..
- Nguyễn Công Bình (2005), “Đặc san về Bộ Luật TTDS”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (5), Hà Nội, trang 9..
- Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946;.
- Nguyễn Văn Cung (1997), “Các nguyên tắc cơ bản của Tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 13..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Nghị quyết số 08/NQ – TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết số 49/ NQ – TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội..
- Lê Minh Hải (2009), “Một số quan điểm củng cố và phát triển nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong Bộ luật tố tụng dân sự”, đăng trên trang web http://luatsuhanoi.vn, ngày Hà Nội..
- Hà Thị Mai Hiên, Trần Văn Biên (2012), “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước CHXHCNVN đã được sửa đổi, bổ sung 2011”, NXB Tư pháp, Trang 32, 33..
- Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong BLTTDS”, Tạp chí kiểm sát số 2/2005, Hà Nội..
- Liên Đoàn Luật sư Việt Nam (2012), “Báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam sau 03 năm thành lập”, Hà Nội..
- Phan Vũ Linh (2008), “Một số vấn đề về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo Bộ luật TTDS năm 2004”, Cần Thơ..
- Lương Thị Bích Nga (2009), “Chưa bảo đảm quyền kháng cáo của đương sự”, đăng trên trang web http://www.baomoi.com, số ra ngày .
- Nhà pháp luật Việt Pháp (1999), “Kỷ yếu Hội thảo về pháp luật Tố tụng Dân sự năm 1999”, Hà Nội, trang 10..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), “Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
- Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), “Hiến pháp Việt Nam (năm .
- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), “Luật Luật sư năm 2006”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), “Luật trợ giúp pháp lý năm 2006”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), “Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), “Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội..
- Phan Hữu Thư, “Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb.
- Đào Xuân Tiến (2005), “ủy quyền và đại diện”, đăng trên báo Pháp luật Việt Nam – số 94 (2564) ra ngày Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam “Báo cáo tổng kết ngành Toà án tỉnh Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010”, Quảng Nam..
- Tòa án nhân dân tối cao (2008), “Báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 2008”, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2009), “Báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 2009”, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2010), “Báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 2010”, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2011), “Báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 2011”, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (1977), “Công văn số 76/NCPL hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm”, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2004), “Công văn số 227/2004 của Tòa án nhân dân tối cao ngày hướng dẫn về vấn đề ủy quyền trong tố tụng”, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (1974), “Thông tư số 06/TT – TATC ngày Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, trang .
- Trường Đại học luật Hà Nội (2006), “Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam”, NXB.
- Trần Anh Tuấn (2006), “Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (1996), “Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996”, Hà Nội..
- Hoàng Thu Yến (2006), “Người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 5/2006, Hà Nội.