« Home « Kết quả tìm kiếm

Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án


Tóm tắt Xem thử

- Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Luật dân sự.
- Thi hành án.
- Đương sự.
- Thi hành án dân sự (THADS) là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong đó các bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành.
- Pháp luật THADS quy định trình tự, thủ tục và biện pháp thi hành bản án, quyết định của Tòa án trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án.
- Tuy nhiên, các quy định này cũng phải hướng tới việc bảo đảm an toàn pháp lý cho người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án..
- Xét về lý luận thì bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước có hiệu lực pháp luật phải được các đương sự tôn trọng thực hiện.
- Ngược lại, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chậm được thi hành hoặc không được thi hành trên thực tế thì quyền lợi hợp pháp của đương sự chưa được đảm bảo thực hiện.
- Việc thi hành án không đúng pháp luật cũng có thể gây tổn hại đến quyền lợi của các đương sự khác trong thi hành án, dẫn tới nguyên tắc pháp chế bị vi phạm, niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước bị suy giảm.
- Đây chính là nhiệm vụ quan trọng mà pháp luật THADS của mỗi quốc gia đều hướng tới và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng niềm tin vào công lý..
- Xét về pháp luật thì nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được ghi nhận tại Điều 5 của Luật THADS năm 2008.
- Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này còn khá chung chung, thiếu tính cụ thể và thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện.
- Điều luật này dường như mới chỉ dừng lại ở quy định rất đơn giản với nội dung: "Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ".
- Pháp luật về THADS đã và đang được củng cố và hoàn thiện ngày càng phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra của sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các giao lưu dân sự ngày một mở rộng thì số vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều.
- tình trạng bản án, quyết định tồn đọng chưa được thi hành, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong thi hành án cần phải được giải quyết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN).
- Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy tình trạng.
- quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án không được bảo đảm thực hiện do người phải thi hành án cố tình lẩn tránh, chống đối việc thi hành án, tình trạng chậm thi hành án, án tồn đọng vẫn còn tồn tại.
- Ngoài ra, hiện tượng cơ quan thi hành án vượt quá quyền hạn của mình, thi hành án không đúng pháp luật dẫn tới xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án và những người liên quan cũng gây nhiều bức xúc trong xã hội..
- Với những lý do phân tích trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả về phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS là cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
- Với nhận thức đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề "Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án".
- Tình hình nghiên cứu.
- Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài "Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án", chưa có bài viết, hay công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS.
- Trong Giáo trình Luật THADS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012 chỉ có 01 trang đề cập đến nội dung cơ bản của nguyên tắc này.
- Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu có đề một cách gián tiếp đến nguyên tắc này như: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự".
- (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, của Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS.
- "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự năm 2008".
- (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS.
- Về bài viết nghiên cứu có liên quan gián tiếp đến bảo đảm quyền, lợi ích của đương sự và người liên quan trong THADS, có một số bài viết sau đây: Bài viết "Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện thủ tục thi hành án dân sự".
- Đinh Thị Mai Phương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01/2006.
- "Về một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành".
- "Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án", của Nguyễn Công Long, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2009.
- "Về nghĩa vụ của người được thi hành án trong trường hợp cơ quan thi hành án tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế".
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố mà tác giả luận văn khảo sát nói trên cũng chỉ dừng lại ở một số nội dung cơ bản nhất hoặc liên quan gián tiếp đến nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.
- Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện về nguyên tắc này.
- Do vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.
- Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả có kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố trước đó..
- Mục đích nghiên cứu.
- Mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng tới việc đánh giá một cách khách quan và toàn diện về hiệu quả của bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS dưới cả góc độ lập pháp và thi hành pháp luật trên thực tế.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS, tác giả sẽ đưa những kiến nghị, đề xuất về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS..
- Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:.
- Luận giải những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS ở nước ta..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:.
- Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;.
- Các quy định của pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;.
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.
- trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:.
- (i) Việc nghiên cứu thực hiện đề tài được dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật;.
- (ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành.
- được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS.
- được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS..
- được sử dụng ở Chương 3 khi đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án..
- Chương 2: Nội dung các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án..
- Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án và kiến nghị..
- Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (2013), Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2006), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2008, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2008), Tài liệu tập huấn Luật thi hành án dân sự năm 2008, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2009, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2011, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2012, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2014, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự ngày Hà Nội..
- Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2010), Thông tư số 14/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 26/7 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Chính phủ (2004), Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9 quy định về thủ tục cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Phạm Dân Một dạng vi phạm phổ biến trong thi hành án dân sự", http://nguoidaibieu.com.vn, ngày 29/6/2010..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Học viện Tư pháp (2005), kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội..
- Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Bùi Thị Huyền (2010), Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Thiên Long Thực tiễn thi hành án dân sự: xung quanh vụ tranh chấp đất 450 m 2 đất tại xã Uy Nỗ, bản án đã có hiệu lực 1 năm nhưng chưa được thi hành", http://www.doisongphapluat.com.vn, ngày .
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (2008), Kỉ yếu hội thảo Luật Thi hành án dân sự, Tổ chức ngày 24 và Hà Nội..
- Nguyễn Thị Phíp Tổng quan về những điểm mới của Luật thi hành án dân sự năm Nghề luật, tr.
- Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Nguyễn Thanh Thủy (2008), Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Nguyễn Thanh Thủy, Lê Thị Kim Dung (2004), Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và những điều cần biết, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2009), Báo cáo số 4291/BC-UBTP12 ngày 05/10 về kết quả giám sát "việc chấp hành pháp luật trong thi hành án dân sự", Hà Nội.