« Home « Kết quả tìm kiếm

Nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế và sự chuyển hóa vào trong pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế và sự chuyển hóa vào.
- trong pháp luật Việt Nam.
- Pháp luật Việt Nam.
- Luật lao động.
- Công ước quốc tế.
- Việc làm..
- Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong những thập kỷ gần đây song những vấn đề bất bình đẳng vẫn xẩy ra thường xuyên: mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, kì thị, phân biệt đối xử với phụ nữ… Trong lĩnh vực lao động, sự bất bình đẳng cũng diễn biến phức tạp và khó kiểm soát..
- Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang lại giá trị thặng dư cho những người sử dụng lao động.
- Vì vậy, tình trạng lạm dụng sức lao động và phân biệt đối xử trong lao động có thể xảy ra khi người sử dụng lao động nhận thấy những ưu điểm của một hoặc một số chủ thể nhất định mang lại lợi ích cho họ.
- Điều này ảnh hưởng đến cơ hội việc làm, nghề nghiệp và thu nhập của người lao động đồng thời cản trở sự phát triển của thị trường lao động cũng như việc hội nhập nền kinh tế thế giới của quốc gia.
- Nhà nước XHCN Việt Nam khẳng định giải phóng sức lao động, phát huy khả năng sáng tạo của con người, tạo một tiềm lực kinh tế - chính trị vững chắc, duy trì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Với mục tiêu trên, nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp được đưa vào điều chỉnh.
- các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng.
- Việc ban hành pháp luật cấm phân biệt đối xử là sống còn, nhưng quan trọng hơn là phải đưa được nguyên tắc bình đẳng vào thực tiễn..
- Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế (Công ước số 111) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chặng đường tìm lại sự công bằng cho những người lao động (NLĐ) yếu thế trên toàn thế giới.
- Nhận thức được tầm quan trọng của Công ước, là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam đã nhanh chóng rà soát các văn bản pháp luật trong nước và tiến hành phê chuẩn Công ước này.
- Sau khi gia nhập Công ước, Việt Nam đã hết sức cố gắng trong việc nội luật hóa Công ước, đưa nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp việc làm vào trong pháp luật Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng trong việc làm và nghề nghiệp cho người lao động nói chung.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại nhiều quy định chưa phù hợp với Công ước.
- Đồng thời trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay tình trạng phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp lại diễn ra thường xuyên.
- Lao động yếu thế phải đối mặt với nhiều thách thức và bị phân biệt đối xử trong quá trình lao động.
- Do đó, việc nghiên cứu những hạn chế của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong Công ước số 111 của ILO, tiến tới mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử tại nơi làm việc là một vấn đề tất yếu và cần thiết..
- Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế và sự chuyển hóa vào trong pháp luật Việt Nam” cho luận văn Thạc sĩ của mình..
- Có thể nói rằng vấn đề phân biệt đối xử trong lao động luôn là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả.
- Cụ thể như: Lương Thị Hòa, Luận văn thạc sĩ Luật học, “Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam”, 2012.
- Đỗ Thanh Hằng, Luận văn thạc sĩ luật học, “Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam dưới góc độ tiêu chuẩn lao động”, 2012.
- Hà Thị Hoa Phượng, Khóa luận tốt nghiệp, “Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề bình đẳng giới”, 2010.
- Nguyễn Thị Hồng Vân, Khóa luận tốt nghiệp, “Nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong luật lao động”, 1996….
- Ngoài ra còn có khá nhiều bài chuyên khảo và bài viết như: TS.Trần Thị Thúy Lâm, “Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 01/2011.
- Hữu Chí, “Pháp luật về lao động nữ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số 09/2009.
- TS.Nguyễn Thị Kim Phụng, “Các quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực luật lao động, đối chiếu và khuyến nghị”, Tạp chí Luật học số 03/2007.
- TS.Đỗ Ngân Bình, “Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 03/2006….
- Hầu hết các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp của phân biệt đối xử theo nội dung của Công ước số 111 của ILO, chưa đi sâu vào phân tích để hiểu rõ nội dung của Công ước cùng với việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về phân biệt đối xử tại Việt Nam.
- Vì vậy, đề tài “Nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế và sự chuyển hóa vào trong pháp luật Việt Nam” ở một phạm vi toàn diện hơn, phân tích rõ các nội dung của Công ước để từ đó đưa ra những định hướng cụ thể cho sự chuyển hóa trong pháp luật Việt Nam, đặc biệt là pháp luật lao động về vấn đề phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp, có sự nhìn nhận so sánh kinh nghiệm pháp luật lao động của các nước trên thế giới..
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích nội dung của nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp, việc làm trong Công ước số 111, luận văn đi sâu đánh giá, phân tích những quy định của Công ước đã được chuyển hóa, những nội dung chưa được chuyển hóa vào trong pháp luật Việt Nam, thực tiễn thực thi các quy định đó để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật theo một cách toàn diện.
- Đồng thời đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả của pháp luật Việt Nam về vấn đề phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp..
- Một là, phân tích tổng quát các về đề lý luận về nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp, việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế..
- Hai là, phân tích, nghiên cứu nội dung chuyển hóa nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp, việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế vào pháp luật Việt Nam..
- Ba là, đánh giá thực tiễn áp dụng và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề phân biệt đối xử nghề nghiệp và việc làm ở Việt Nam..
- Để chuyển hóa nội dung nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp của Công ước số 111, Việt Nam phải xây dựng các quy định nhằm chống phân biệt đối xử giữa những NLĐ trên cơ sở giới tính, màu da, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, dòng dõi.
- Do phạm vi đề tài khá rộng mà hiện nay pháp luật Việt Nam mới chỉ xây dựng các quy định liên quan đến chống phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ mà thiếu các quy định liên quan đến việc phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tôn giáo, tín ngưỡng và sự phân biệt dựa trên những cơ sở này trên thực tế cũng không phổ biến.
- Vì vậy, luận văn chủ yếu nghiên cứu ở phạm vi phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp trên cơ sở giới tính còn những sự phân biệt đối xử dựa trên những căn cứ khác luận văn chỉ đề cập ở những mức độ nhất định theo quy định của pháp luật..
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- Thứ nhất, phân tích để hiểu rõ được khái niệm về phân biệt đối xử, căn cứ của sự phân biệt, phạm vi của việc áp dụng nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp theo nội dung Công ước số 111..
- Thứ hai, phân tích và đánh giá nội dung chuyển hóa nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong Công ước vào pháp luật Việt Nam chủ yếu ở góc độ giới và một số sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khác ở một mức độ nhất định của pháp luật..
- Thứ ba, đánh giá thực tiến áp dụng, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi quy định của pháp luật Việt Nam về sự phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp tại Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của sự phân biệt đối xử còn tồn tại dai dẳng trong pháp luật và thực tiễn, có sự nhìn nhận, so sánh với pháp luật của các quốc gia trong khu vực..
- Thứ tư, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp dựa theo hướng dẫn của Công ước số 111 của Tổ chức lao động quốc tế..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế..
- Chương 2: Nội dung chuyển hóa nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế vào pháp luật Việt Nam..
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm theo Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ở Việt Nam và một số kiến nghị..
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1993), Một số Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hà Nội..
- Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2008), Báo cáo về những vấn đề liên quan đến Công ước số 100 và 111, Hà Nội..
- Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2010), Báo cáo chi tiết 17 công ước ILO, Hà Nội..
- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2013), Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, Hà Nội..
- Bộ Ngoại giao Việt Nam (2007), “Tổ chức lao động quốc tế và quan hệ với Việt Nam, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr nr ns .
- Bộ Tài chính (1997), Thông tư số 79/1997/TT-BTC ngày hướng dẫn thực hiện Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về những quy định riêng đối với lao động nữ, Hà Nội..
- Bộ Tài Chính (2003), Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 hướng dẫn, trích lập, sử dụng, hạch toán và quản lý quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp,Hà Nội..
- Đỗ Ngân Bình (2003),“Việc thực hiện các công ước của Tổ chức lao động quốc tế về quyền lao động nữ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 03, tr.8-13..
- Đỗ Ngân Bình (2004), “Luật lao động Việt Nam với việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ”, Tạp chí Luật học số 03, tr.17-19..
- Đỗ Ngân Bình (2006), “Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 03, tr.73/79..
- Nguyễn Hữu Chí (2006), “Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 01, tr.13-21..
- Nguyễn Hữu Chí (2009), “Pháp luật về lao động nữ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số 09, tr.26-32..
- Nguyễn Hữu Chí (2006), “Hoàn thiện, thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước”, NXB Tư pháp..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội..
- Chính phủ (2014), Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, Hà Nội..
- Thu Cúc (2011),“Đưa sàn giao dịch việc làm phát triển hiệu quả, bền vững”,http://baodientu.chinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=59868..
- Vũ Ngọc Dương (2010), “Quyền bình đẳng của lao động nữ theo pháp luật Philippines”, Tạp chí Luật học số 02, tr.10-16..
- Đặng Quang Điều (2011), “Một số đề xuất, kiến nghị tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ”, Tạp chí Lao động và xã hội số 415, tr.7-9..
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trương Thúy Hằng (2010), “Giải quyết việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 170, tr.34-38..
- Lương Thị Hòa (2012), “Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học..
- Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội..
- Phạm Thanh Hồng (2009), “Vấn đề an toàn vệ sinh lao động đối với lao động nữ”, Tạp chí Lao động và xã hội số 373, tr.18.
- Trần Thị Huệ (2011), “Một số khía cạnh pháp lí về quyền của phụ nữ ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Tạp chí luật học số 02, tr.51-57.
- ILO (2014),“Mặc dù thời gian nghỉ thai sản dài, Việt Nam vẫn tụt hậu về chế độ dành cho các ông bố”.
- TS.Trần Thị Thúy Lâm (2008), “Kỷ luật lao động với vấn đề bình đẳng giới”, Tạp chí Luật học số 03, tr.36-39..
- Trần Thị Thúy Lâm (2010), Báo cáo đánh giá việc thực hiện các công ước quốc tế về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp và trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau ở Việt Nam, Hà Nội..
- Trần Thị Thúy Lâm (2010), “Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 01, tr.24- 36..
- Hoàng Mạnh (2014),“Sự khác biệt đối xử trong tuyển dụng và đãi ngộ”, http://dantri.com.vn/viec-lam/su-khac-biet-doi-xu-trong-tuyen-dung-va-dai-ngo-926606.htm..
- Nguyễn Đức Minh (2008), “Hoàn thiện chính sách và pháp luật lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luậ số 03, tr.52-61..
- Nguyễn Tuấn Minh (2011), “Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 182, tr.54-58..
- Xuân Minh (2014),“Tạo việc làm cho người khuyết tật”, http://www.baomoi.com/Tao-viec-lam-cho-nguoi-khuyettat epi..
- Nguyễn Thị Kim Phụng (2004), “Quyền của lao động nữ theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế trong những công ước Việt Nam chưa phê chuẩn”, Tạp chí Luật học số 03, tr.63-67..
- Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), “Các quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực luật lao động, đối chiếu và khuyến nghị”, Tạp chí Luật học số 03, tr.61-68.
- Nguyễn Thị Kim Phụng và Nguyễn Hiền Phương (2010), “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ trong pháp luật một số nước Asean và những kinh nghiệm cho Việt Nam”, Luật học, tr.68-76..
- Quốc hội Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội..
- Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (1958), Công ước số 111 và khuyến nghị về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp, Geneva.
- Tổ chức lao động quốc tế (2007), Bình đẳng trong công việc, giải quyết thách thức, báo cáo toàn cầu theo các hoạt động tiếp theo của tuyên bố ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, Hội nghị lao động quốc tế, phiên họp thứ 96, Geneva.
- Tổng cục thống kê (2012), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2011, Hà Nội..
- Tổng cục thống kê (2013), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2012, Hà Nội..
- Tổng cục thống kê (2014), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2013, Hà Nội..
- Tổng cục thống kê (2014), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2014, Hà Nội..
- Lê Thị Hoài Thu (2001),“Cần hoàn thiện những quy định đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 03, tr.13..
- Lương Thị Thủy (2008),“Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, an sinh xã hội của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học số 02, tr.70-72..
- Nguyễn Văn Tuân (2010), “Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và vấn đề nội luật hóa”, Tạp chí Luật học số 05, tr.40-49.
- Ủy ban chuyên gia ILO và Áp dụng các Công ước và Khuyến nghị (2005), Yêu cầu trực tiếp riêng liên quan đến Công ước phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp) năm 1958, Geneva..
- Viện nghiên cứu Khoa học dạy nghề (2012), Báo cáo dạy nghề Việt Nam năm 2011, Hà Nội.
- Hoàng Thị Hải Yến (2010), “Chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và vấn đề bình đẳng giới”, Tạp chí luật học tr.58-64