« Home « Kết quả tìm kiếm

Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự


Tóm tắt Xem thử

- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Luật dân sự.
- Chứng cứ.
- Tố tụng dân sự.
- Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật các nước trên thế giới đều công nhận và bảo hộ các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể.
- Khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
- Một trong số đó là cơ chế về tố tụng..
- Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới, tham gia vào các công ước quốc tế, ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương với các nước, thu hút đầu tư nước ngoài đã làm cho các giao lưu dân sự, thương mại phát triển một cách mạnh mẽ và đa dạng..
- Để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của các quan hệ dân sự, quan hệ thương mại đó đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh nó.
- Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật nội dung thì việc hoàn thiện pháp luật tố tụng cũng là một nhu cầu rất cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong trường hợp có tranh chấp hoặc bị xâm phạm.
- Một cơ chế tố tụng có hiệu quả có vai trò rất quan trọng để các chủ thể yên tâm và, hơn nữa, thúc đẩy họ tham gia tích cực vào các giao lưu dân sự, thương mại trên thị trường góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển.
- Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã ra đời với nhiều điểm mới cả về nội dung và hình thức khắc phục kịp thời những hạn chế tồn tại của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 đáp ứng tích cực yêu cầu của quá trình hội nhập.
- Bộ luật tố tụng dân sự 2004 với nội dung phong phú quy định khá cụ thể những vấn đề liên quan đến hoạt động tư pháp của nước ta hiện nay, trong đó vấn đề chứng cứ trong tố tụng dân sự được quan tâm sửa đổi khá nhiều, với nhiều điểm mới quan trọng giúp cho việc thu thập, sử dụng, đánh giá chứng cứ của các thẩm phán cũng như những người tiến hành tố tụng khác được khách quan và đúng đắn hơn, góp phần giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn, triệt để, đáp ứng lòng.
- tin của nhân dân đối với pháp luật.
- Một trong số những vấn đề liên quan đến chứng cứ đã được sửa đổi, bổ sung là trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự.
- Đây được coi là một nội dung có nhiều điểm mới tiến bộ so với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đây và được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự hiện hành.
- Trên thực tế, đôi khi chứng cứ có thể không do các đương sự lưu giữ mà do các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý.
- Việc quy định trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức giúp cho đương sự có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình, đồng thời góp phần giúp cho Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn, chính xác và nhanh chóng.
- Như vậy, nguyên tắc này ra đời đã thể hiện được vai trò to lớn của nó đối với hoạt động xét xử của Tòa án, tuy nhiên, thực tế thi hành vẫn còn một số vướng mắc nhất định.
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức là rất cần thiết.
- Với những lý do trên, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình..
- Mục đích và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu:.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chỉ ra những điểm còn thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong các quy định hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Ngoài ra việc nghiên cứu cũng nhằm chỉ ra một số vướng mắc, khó khăn trên thực tế khi thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế..
- Phạm vi nghiên cứu:.
- Với mục đích nghiên cứu trên, Luận văn tập trung nghiên cứu về pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại một số Tòa án địa phương.
- Tuy nhiên, một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng được tiến hành nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá luật thực định và đề xuất kiến nghị.
- Ngoài ra, Luận văn có mở rộng nghiên cứu quy định của pháp luật một số nước về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự.
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ nhằm mục đích so sánh, tham khảo mà không nghiên cứu sâu quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự của Tòa án nước ngoài.
- Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ được giới hạn trong phạm vi sau đây:.
- Nghiên cứu khái niệm, ý nghĩa và cơ sở hình thành nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự..
- Nghiên cứu lược sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự và so sánh, tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới..
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự.
- Để làm rõ vấn đề này, bên cạnh việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, Luận văn còn nghiên cứu quy định của một số ngành luật nội dung để làm rõ trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn này, tác giả chỉ giới hạn việc nghiên cứu quy định của một số ngành luật nội dung có liên quan đến việc quản lý, lưu giữ chứng cứ, tài liệu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều chỉnh một số quan hệ xã hội mang tính chất phổ biến, thường gặp trong thực tiễn tố.
- Nghiên cứu tình hình thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế, từ đó rút ra những vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp khắc phục..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tố tụng dân sự như Công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Toà án nhân dân tối cao năm 1996 nghiên cứu về.
- “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự”.
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của trường Đại học Luật Hà Nội 2001 nghiên cứu về “Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”… Bên cạnh những công trình đó, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự, như Luận văn “Chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự” của Thạc sỹ Vũ Trọng Hiếu năm 1997.
- Luận văn “Hoạt động cung cấp và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam” của thạc sỹ Nguyễn Minh Hằng năm 2002.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Minh Hằng năm 2007 nghiên cứu về “Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam”….
- Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Có thể nói đây là công trình đầu tiên tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở cấp độ thạc sỹ..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề dưới góc độ pháp luật như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh..
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự - có thể coi là công trình đầu tiên tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở cấp độ thạc sỹ, cụ thể là:.
- Thứ nhất: Lần đầu tiên nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn từ khái niệm, ý nghĩa, cơ sở hình thành và lược sử phát triển của nguyên tắc, làm bật bản chất và trọng tâm của vấn đề nghiên cứu.
- Luận văn cũng đã tiếp cận và làm rõ được trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang quản lý, lưu giữ, đồng thời làm rõ các trách nhiệm pháp lý có thể được áp dụng khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình..
- Thứ hai: Quá trình nghiên cứu đề tài đã tìm ra được những tồn tại, bất cập trong công tác xây dựng và thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự..
- Chương 2: Nội dung nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành..
- Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá.
- nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và kiến nghị..
- Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội..
- Chính phủ (2000), Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày về việc giữ bí mật, lưu trữ, và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng, Hà Nội..
- Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Hà Nội..
- Tống Công Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Nghiên cứu và so sánh, NXB TP Hồ Chí Minh..
- Đặng Thanh Hoa (2011), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, NXB Lao động xã hội, Hà Nội..
- Lê Thu Hà (2001), Các quy định pháp luật về tố tụng dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Hằng (2002), Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- HĐTPTANDTC (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ”, Hà Nội..
- HĐTPTANDTC (2012), Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, Hà Nội..
- Học viện tư pháp (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 của Cộng hòa Liên Bang Nga, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội..
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật tố tụng dân sự của Nước cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc Hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc Hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội..
- Quốc Hội (2011), Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội..
- Quốc Hội (1997), Luật tổ chức tín dụng, Hà Nội..
- Quốc Hội (2010), Luật tổ chức tín dụng, Hà Nội..
- Phạm Thái Quý (2010), “Thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự còn gian nan”, http://www.daibieunhandan.vn..
- Luật sư Lê Minh Toàn (2013), “Khởi kiện dân sự, khi “quả bóng” trách nhiệm cứ lăn”, http://tinnhanhchungkhoan.vn..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- TANDTC (1976), Tập hệ thống hóa Luật lệ về tố tụng dân sự, ban hành đến ngày Hà Nội..
- TANDTC (1978), Tập hệ thống hóa Luật lệ về tố tụng dân sự, ban hành từ năm Hà Nội..
- TANDTC, UNDP, DANIDA (2000), Kỷ yếu của dự án VIE/95/017, Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam - Về pháp luật tố tụng dân sự, Hà Nội..
- TANDTC (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội..
- TAND Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tham luận về một số vướng mắc trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, Hà Nội..
- TANDTC, VKSNDTC, BVHTT&DL, BKH&CN, BTP (2008), Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT – TANDTC – VKSNDTC - BVHTT&DL - BKH&CN-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại TAND..
- VKSNDTC, TANDTC (2012), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Hà Nội.