« Home « Kết quả tìm kiếm

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Tóm tắt Xem thử

- Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là sự thể hiện quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu của tất cả các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại.
- Tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền thể hiện ở chỗ nó đảm bảo cho Nhà nước được tổ chức và hoạt động phù hợp với những tư tưởng chính trị - pháp lý tiến bộ của nhân loại - công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế, đề cao công lý, tự do và quyền con người.
- Thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong hơn 60 năm qua và công cuộc Đổi mới hơn 20 năm gần đây đã cho chúng ta những nhận thức ngày càng sáng tỏ hơn về tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam..
- Cái gốc của chế độ Nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân.
- Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, trong khuôn khổ của một chế độ chính trị, quyền lực nhà nước phải được xác lập, thực hiện một cách đầy đủ trên cơ sở ý chí đích thực của người chủ của quyền lực.
- Đòi hỏi đầu tiên của Nhà nước pháp quyền là tôn trọng những quyết định chính trị của nhân dân và sự lựa chọn chính trị của nhân dân..
- Việc sử dụng và thực thi quyền lực nhà nước phải phản ánh cho được sự tôn trọng đó.
- Quyền lực nhà nước phải là sản phẩm của ý chí nhân dân..
- Nhà nước ta là con đẻ của khối đại đoàn kết toàn dân,.
- Ngay từ đầu, chính quyền, nhà nước của ta là chính quyền, nhà nước của nhân dân, do nhân dân giành được.
- Sự ra đời của tư tưởng lập hiến dân chủ Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của chế độ Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
- Tư tưởng về vai trò và vị trí của nhân dân - với tính cách nguồn gốc và người chủ của quyền lực chính trị và nhà nước.
- Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị, theo đó, Nhà nước được tổ chức trên cơ sở pháp luật.
- pháp luật cũng là nền tảng chủ yếu của mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
- Nhà nước ở đây là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân.
- Giáo dục ý thức chính trị và năng lực chính trị cho nhân dân là bảo đảm hết sức quan trọng để duy trì bản chất dân chủ của Nhà nước ta.
- Nhưng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý thức và năng lực đó của nhân dân phải là sản phẩm của hoạt động quản lý, tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội của nhân dân.
- “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước”.
- Người kết luận: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân… làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước” [7]..
- đó là một hệ thống các toà án được hình thành từ rất sớm, từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Đó là hệ thống các quyền tự do được ghi nhận qua tất cả 4 bản Hiến pháp và các đạo luật của Nhà nước.
- Việc tiến hành đổi mới cơ chế xây dựng pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp đang diễn ra ở nước ta cũng là sự thể hiện tính nhất quán và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân..
- Những thành quả chủ yếu xây dựng và phát triển Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ Đổi mới.
- Khái quát chung về giai đoạn trước Đổi mới của việc xây dựng Nhà nước và pháp luật.
- Sau khi được bầu ra, Quốc hội, qua một thời gian khẩn trương soạn thảo, ngày đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta.
- Ngoài các bản Hiến pháp, trong tiến trình cách mạng, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật..
- Pháp luật của Nhà nước ta trong thời kỳ này đã hình thành một hệ thống, tuy nhiên chưa đầy đủ và toàn diện.
- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã xây dựng và ban hành được 12 đạo luật, 14 pháp lệnh, 4 sắc luật và nhiều văn bản pháp luật của Chính phủ.
- Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 10 đạo luật, 15 pháp lệnh và nhiều văn bản pháp quy của Chính phủ.
- Về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.
- Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946, những nguyên tắc cơ bản nhất của tổ chức và thực thi quyền Nhà nước đã được xác định.
- Các bản Hiến pháp sau này đã từng bổ sung, hoàn thiện những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và thực thi quyền lực Nhà nước.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 4), “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
- Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
- Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan Nhà nước.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 6)..
- Nhìn chung lại, trong hai cuộc kháng chiến, đặc điểm và kinh nghiệm trong thực tế mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta là:.
- Đó là bộ máy chỉ huy thời chiến, được tổ chức và vận hành theo cơ chế tập trung cao độ và bao cấp, cơ quan hành pháp được đảm nhận nhiều quyền hành của cơ quan quyền lực Nhà nước.
- Chính do được tổ chức và hoạt động phù hợp với hoàn cảnh khách quan lúc đó, nên Nhà nước ta tỏ rõ tính ưu việt, tính hiệu lực và hiệu quả..
- Hệ thống chính trị được tổ chức và vận hành là mô hình “hai trong một”: Đảng - Nhà nước.
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân mang nặng tính hình thức, nặng về cơ cấu thành phần, kém về hiệu quả, chưa thực sự đóng vai trò là cơ quan thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước.
- Trải qua các thời kỳ xây dựng Nhà nước nhân dân, các cơ quan tư pháp đã từng bước được thiết lập và củng cố..
- Theo Điều 105, “Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân.
- Đó là một trong những ảnh hưởng tới sự độc lập của các hoạt động tư pháp - một yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền.
- Những nỗ lực to lớn đó đã làm cho nhân dân tin tưởng rằng Nhà nước thật sự là của dân và vì dân, tạo nên sinh khí trong đời sống chính trị..
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong hơn 20 năm Đổi mới.
- Quá trình đổi mới tư duy và hình thành quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân gắn liền với quá trình hoạch định và thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện đất nước và xuất phát từ những tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội và những ảnh hưởng tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế..
- Biện chứng lịch sử của quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước ta cho thấy: một mặt, Nhà nước chỉ có thể trở thành Nhà nước pháp quyền khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- mặt khác, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chỉ phát huy được tác dụng trong điều kiện Đảng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo phù hợp với tổ chức quyền lực trong Nhà nước pháp quyền XHCN..
- Tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được đề cập trong bài phát biểu Cải cách một bước bộ máy nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước của Tổng bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (năm 1991).
- Đó là “Xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổ chức và quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cả nước là một chỉnh thể, thống nhất quốc gia, thống nhất thị trường”.
- Và tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân chính thức được xác định tại Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 12/1994):.
- “xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”,.
- “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
- Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN.
- Đây là sự phát triển và vận dụng sáng tạo học thuyết Nhà nước pháp quyền vào điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.
- Tháng 12/2001, Quốc hội khoá X đã bổ sung vào Hiến pháp năm 1992 điều khoản cụ thể khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…” (Điều 2 Hiến pháp năm 1992)..
- Tổng kết lý luận của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta trong giai đoạn này có những đặc điểm quan trọng sau:.
- Thứ nhất, Đảng ta nhất quán chỉ rõ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân..
- Thứ hai, Đảng ta xác định rõ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta phải tuân thủ nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công,.
- Thứ ba, Đảng ta đã khẳng định vai trò, vị trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội.
- nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân.
- Thứ năm, từng bước ý thức được đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực..
- Thứ sáu, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân..
- Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992, tính chất Nhà nước ta “Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản” đã được xác định rõ là “Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”..
- Bộ máy nhà nước trước đây được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền XHCN (theo mô hình của các nước XHCN) được tổ chức lại theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp..
- Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại..
- Có thể khẳng định rằng, những kết quả của đổi mới hệ thống chính trị và Nhà nước, từ đổi mới tư duy, chính sách, pháp luật đến tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đã tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trong thời kỳ qua.
- Bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước được giữ vững và củng cố.
- Đã qua rồi cái thời kỳ của cái gọi là “quy định để ngăn kéo bàn” của các cơ quan nhà nước.
- a) Bộ máy nhà nước chưa thật trong sạch, vững mạnh.
- c) Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp còn nhiều điểm chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ.
- tổ chức và hoạt động của Nhà nước vẫn còn ở tình trạng buông lỏng và bao biện, chồng chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước..
- Những bài học về quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và những định hướng hoàn thiện.
- Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, nhất là qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, chúng ta đã có thể rút ra một số bài học về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải gắn với việc.
- nhân tố bảo đảm cho Nhà nước hoạt động đúng hướng, đúng mục tiêu và quỹ đạo phục vụ nhân dân.
- Nền tảng tư tưởng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh..
- Thứ hai, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải luôn luôn quán triệt nguyên tắc: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hiện dân chủ, phát huy sự sáng tạo của nhân dân, tham khảo và chọn lọc kinh nghiệm của nhân loại..
- nâng cao chất lượng công vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..
- Thứ sáu, Nhà nước phải luôn luôn tự đổi mới phương hướng hoạt động, năng động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam..
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện một đảng cầm quyền, trước hết, trong hệ thống chính trị phải thực hiện tốt cơ chế dân chủ.
- đề cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước với công dân và công dân với Nhà nước..
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tổ chức và phân quyền lực Nhà nước thực sự khoa học.
- Nhà nước thực hiện ba quyền thống nhất, trong đó, đề cao trách nhiệm, tính chủ động và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- thực hiện sự phân cấp hợp lý quyền lực nhà nước giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương.
- xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước..
- Quốc hội phải thật sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
- hoạt động của Nhà nước.
- Chính phủ phải nâng cao hiệu lực hoạt động của mình, thực sự là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Tiếp tục quán triệt chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước một cách sâu rộng, toàn diện từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.
- loại bỏ cán bộ, công chức kém phẩm chất và năng lực ra khỏi bộ máy hành chính nhà nước.
- Cải cách tư pháp là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Xác định đúng vị trí của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trong cơ cấu quyền lực nhà nước.
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng việc lãnh đạo cơ quan nhà nước thể chế hoá chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật