« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận thức của sinh viên về việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học ngành sư phạm địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG DẠY HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Thêm vào đó, nghiên cứu cũng làm rõ một số khó khăn trong quá trình phát triển TDPB cho SV ngành Sư phạm (SP) Địa lí bao gồm việc vận dụng phương pháp dạy học truyền thống còn phổ biến, thiếu kiến thức chuyên ngành, hạn chế tư liệu học tập và yếu về kĩ năng mềm.
- Mặt khác, bài viết cũng phân tích một số đề xuất của SV về việc nâng cao nhận thức, bổ sung tư liệu, tạo môi trường học tập thuận lợi và rèn luyện kĩ năm mềm nhằm giúp họ có thể phát triển TDPB hiệu quả hơn..
- Nhận thức của sinh viên về việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học ngành sư phạm địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ.
- Đối với SV Sư phạm (SP) nói chung và SV ngành SP Địa lí nói riêng,.
- Để phát triển được kỹ năng này, SV cần nhận thức đúng đắn về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển TDPB.
- Vì thế, việc đánh giá nhận thức của SV về việc phát triển TDPB trong dạy học ngành SP Địa lí ở Trường ĐHCT là một điều cần thiết.
- Việc nghiên cứu này giúp chúng ta nhìn nhận đúng về nhận thức của SV nhằm định hướng về điều kiện và thủ thuật nhằm giúp cho việc phát triển TDPB được hiệu quả hơn..
- Chương trình đào tạo ngành SP Địa lí của Trường ĐHCT với mục đích đào tạo SV trở thành giáo viên Địa lí có kiến thức và kỹ năng SP tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
- SV tốt nghiệp ngành SP Địa lí có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu (Mục tiêu đào tạo ngành SP Địa lí, website Trường ĐHCT)..
- SV ngành SP Địa lí được tuyển vào Trường ĐHCT thông qua việc xét điểm kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia với các môn học thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội.
- Điều này đòi hỏi khi học tập ngành SP Địa lí SV phải được rèn luyện và trau dồi nhiều hơn kỹ năng TDPB.
- Với Chương trình đào tạo ngành SP Địa lí ở Trường ĐHCT là 4 năm, 140 tín chỉ đòi hỏi SV phải nắm vững kiến thức chuyên ngành và tiếp thu tốt những phương pháp dạy học tích cực.
- Điều này có thể được thực hiện dễ dàng hơn nếu SV được phát triển TDPB..
- 2.2 Những điều kiện cần thiết nhằm phát triển TDPB.
- Theo Fisher (2001), việc phát triển TDPB nói chung và TDPB cho người học nói riêng cần những điều kiện sau đây:.
- Vì thế, quan điểm và văn hóa học tập cởi mở là điều kiện cần thiết của mục tiêu học tập định hướng phát triển TDPB..
- 2.3 Một số thủ thuật nhằm phát triển TDPB.
- Qua những nghiên cứu của mình, Ten Dam and Volman (2004) đã đề xuất một số thủ thuật nhằm phát triển TDPB, cụ thể như sau:.
- Theo đó, có thể thấy rằng, kết quả của việc học nhằm vận dụng và phát triển xã hội thông qua những việc làm cụ thể trên cơ sở vận dụng những gì được học.
- Các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, báo cáo chuyên đề, dạy học nêu vấn đề, đóng vai, dạy học dự án,… cần được ứng dụng một cách thường xuyên trong quá trình phát triển TDPB cho người học.
- Khi họ có tinh thần hợp tác tốt, họ sẽ không ngần ngại để cùng nhau trao đổi và giải quyết vấn đề theo hướng chung nhất, phù hợp nhất với bối cảnh học tập và vì vậy tư duy sẽ được phát triển tốt hơn.
- Cụ thể, khái niệm TDPB, vai trò của TDPB trong việc dạy học bậc đại học, một số điều kiện và thủ thuật nhằm phát triển TDPB đã được tìm hiểu rất kỹ..
- Bên cạnh đó, chương trình và mục tiêu đào tạo SV ngành SP Địa lí ở Trường ĐHCT cũng được nhóm nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu.
- Bên cạnh đó, thông tin khảo sát cho thấy rằng SV có đang được phát triển TDPB hay không? Họ có ủng hộ việc phát triển TDPB trong dạy học chuyên ngành của mình hay không? Hơn nữa, việc khảo sát cũng cho thấy những khó khăn mà SV gặp phải trong quá trình học tập theo hướng phát triển TDPB..
- Nhằm thu được những thông tin sâu sắc và cụ thể hơn về thái độ và hứng thú của SV đối với việc phát triển TDPB, việc phỏng vấn SV thuộc các khóa khác nhau đã được tiến hành.
- Thông tin phỏng vấn tập trung vào việc giải quyết các vấn đề như SV nhận thức như thế nào về TDPB? SV đang được phát triển TDPB như thế nào?.
- SV đã khắc phục những khó khăn ra sao trong quá trình phát triển TDPB của bản thân?.
- Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn quan sát và ghi nhận được những thông tin thực tế về nhận thức của SV ngành SP Địa lí đối với việc phát triển TDPB của họ.
- Có thể nói, vì trực tiếp tham gia vào quá trình dạy và học ngành SP Địa lí nên những thông tin thu thập được qua việc quan sát có giá trị và độ tin cậy cao.
- Khi hỏi về TDPB trong việc học Địa lí đa phần SV đều nhận định TDPB là sử dụng tư duy của bản thân để giải quyết và thảo luận các vấn đề liên quan đến kiến thức Địa lí.
- Cụ thể, SV TTD (lớp SP Địa lí khóa 40) cho biết “Khi học về Địa lí tự nhiên, tôi không chỉ đọc khái niệm Địa lí từ giáo trình hay sách giáo khoa mà còn phân tích, chứng minh để hiểu rõ bản chất của những khái niệm đó”.
- Có thể hiểu TDPB trong dạy học Địa lí là việc người học sử dụng tư duy để nhận xét, phân tích, lí giải, tranh luận một vấn đề hoặc một hiện tượng Địa lí.
- trong những tình huống thực tế liên quan đến tri thức Địa lí để có thể hiểu rõ vấn đề (Grant, 1997).
- Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn có SV chưa thực sự hiểu bản chất của TDPB, đặc biệt là trong việc học Địa lí và còn nhiều trong số họ chưa có TDPB..
- 4.2 Nhận thức của SV về sự cần thiết của việc phát triển TDPB.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của việc phát triển TDPB được phản ánh ở 5 mức độ khác nhau gồm rất cần thiết, cần thiết, bình thường, không cần thiết và rất không cần thiết.
- Hình 1: Mức độ cần thiết của việc phát triển TDPB.
- (Nguồn: Kết quả khảo sát (tháng 11, năm 2017), n=32) Biểu đồ cho thấy có 21,9 % SV cho rằng việc phát triển TDPB là rất cần thiết và có đến 62,5 % SV nhận thấy việc phát triển TDPB là cần thiết..
- “TDPB giúp tôi không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn phát triển kĩ năng giao tiếp, lập luận và trình bày vấn đề”.
- Nói cách khác, một SV ngành khác có thể họ chỉ biết được nước biển mặn, Mặt Trời mọc ở hướng Đông nhưng SV ngành SP Địa lí có thể lí giải chi tiết được nội dung nếu như họ có TDPB.
- Tri thức Địa lí không phải là bất biến theo thời gian và không gian nên SV cần vận dụng chúng một cách linh hoạt và có tư duy trong những tình huống cụ thể.
- “Trong học phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, để chứng minh dân số nước ta đông tôi cần đưa ra.
- Điều đó có nghĩa là đối tượng Địa lí bị biến đổi hoặc mang tính đặc thù cao nên việc nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ với tư duy mang tính phản biện là điều cần thiết.
- Bên cạnh đó, có 12,5 % SV cho rằng việc phát triển TDPB là bình thường và có 3,1 % SV nghĩ rằng việc phát triển TDPB là không cần thiết trong chuyên ngành SP Địa lí và không có khách thể nào cho rằng TDPB là rất không cần thiết đối với việc học tập của họ.
- Đây là nhìn nhận khách quan của một bộ phận SV về việc phát triển TDPB trong chuyên ngành SP Địa lí.
- Như vậy, phát triển TDPB cho SV là cần thiết vì điều này không chỉ giúp cho người học có thể học tốt mà còn hỗ trợ họ hoàn thành tốt những công việc khác trong học tập cũng như trong cuộc sống..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù SV có nhiều cách lí giải khác nhau nhưng về cơ bản nhiều SV nắm được sự cần thiết của việc phát triển năng lực tư duy này..
- Tuy vậy, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ SV chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của TDPB trong việc học ngành SP Địa lí..
- 4.3 Một số khó khăn trong việc phát triển TDPB của SV.
- 4.3.1 Phương pháp dạy học truyền thống ảnh hưởng đến sự phát triển của tư duy.
- Từ kết quả khảo sát, 100 % SV cho rằng họ gặp khó khăn trong việc phát triển TDPB vì ảnh hưởng của những phương pháp dạy học truyền thống.
- Như vậy, phương pháp dạy học truyền thống ảnh hưởng đến năng lực TDPB của SV ngành SP Địa lí..
- Kết quả phỏng vấn cho thấy có 10/12 SV cho rằng kiến thức chuyên môn còn hạn chế đã ảnh hưởng đến việc phát triển TDPB của họ.
- Thực tế cho thấy, việc phát triển TDPB đòi hỏi người học phải chứng minh, phân tích về một vấn đề nào đó thông qua cách lập luận chặt chẽ.
- Thêm vào đó, những SV trên cũng chia sẻ việc tìm kiếm nguồn tư liệu tham khảo trong chuyên ngành SP Địa lí cũng khá khó khăn.
- Không thể phủ nhận rằng, dù Địa lí là một trong những ngành khoa học đầu tiên của nhân loại nhưng việc nghiên cứu lĩnh vực này không được toàn diện.
- Bên cạnh đó, do khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin còn hạn chế nên SV ngành SP Địa lí ở Trường ĐHCT cũng ít có khả năng tiếp cận nguồn tư liệu nước ngoài.
- Như vậy, thiếu nguồn tư liệu tham khảo cản trở lớn đến việc nâng cao kiến thức nói chung và việc phát triển TDPB nói riêng..
- 4.3.3 Một số kĩ năng mềm vẫn còn thiếu Có 7 trong số 12 SV cho rằng họ gặp khó khăn trong việc phát triển TDPB do họ còn thiếu một số kĩ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, lập luận, giao tiếp, hợp tác.
- Cụ thể, một SV lớp SP Địa lí khóa 41 cho biết, “Tôi đã không được điểm cao trong bài báo cáo giữa kì về chủ đề ASEAN do tôi không có khả năng trình bày trước đám đông.
- Trong việc phát triển TDPB, kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng vì Rainbolt and Dwyer (2012) đã kết luận trong nghiên cứu của họ rằng khi người học tương tác với các đối tác có liên quan trong quá trình dạy học thì TDPB mới được hình thành và phát triển.
- Vì vậy, sự hạn chế về kỹ năng mềm là một khó khăn lớn cho quá trình phát triển TDPB..
- 4.4 Đề xuất của SV nhằm phát triển TDPB 4.4.1 Nâng cao nhận thức của SV.
- Khi được phỏng vấn, có 5/12 SV đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của SV trong việc phát triển TDPB.
- SV TTNY cho biết “Tôi không hiểu rõ về TDPB cũng như cách thức để phát triển kỹ năng này nên tôi vẫn nghĩ mình có thể học như cách truyền thống.
- Vì thế, cá nhân tôi nhận thấy để phát triển được TDPB tôi cần hiểu rõ bản chất của kỹ năng tư duy bậc cao này, nắm rõ vai trò và cách thức để vận dụng nó vào việc học tập chuyên ngành”.
- 4.4.2 Bổ sung nguồn tư liệu học tập.
- Thông qua kết quả phỏng vấn, hầu hết SV đều mong muốn nguồn tư liệu học tập được bổ sung và cải thiện để góp phần phát triển TDPB được hiệu quả hơn.
- Một SV ngành SP Địa lí khóa 40 cho biết.
- “Tôi nghĩ rằng việc bổ sung nguồn tài liệu học tập cho chuyên ngành SP Địa lí là điều cần thiết nhằm giúp SV tiếp cận thông tin đa dạng từ nhiều nguồn và ở những góc độ khác nhau”.
- Tư liệu học tập là công cụ để cải thiện tri thức của mỗi cá nhân và phát triển TDPB vì nó giúp người học có được sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề để có thể bảo vệ quan điểm, tranh luận với người khác hoặc đưa ra đầy đủ lập luận khoa học.
- lí, việc bổ sung và cập nhật tư liệu là điều thiết yếu vì kiến thức Địa lí có phạm vi rộng bao gồm nhiều lĩnh vực và biến động theo không gian và thời gian..
- (2008) đúc kết trong nghiên cứu của họ rằng để phát triển TDPB lập luận và quan điểm của người học cần được dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau, có như vậy thì độ tin cậy của nó mới cao.
- Vì vậy, để quá trình phát triển tư duy theo hướng phản biện được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhà trường cần hoàn thiện hệ thống học liệu cho SV..
- 4.4.3 Tạo môi trường học tập thuận lợi Thông qua kết quả phỏng vấn, có 7/12 SV cho rằng tạo môi trường học tập thuận lợi góp phần phát triển TDPB.
- Vì thế, việc hiện đại hóa cách nhìn nhận về mối quan hệ thầy-trò trong việc phát triển TDPB là điều cần thiết để có thể phát triển tư duy của SV theo hướng phản biện..
- Ngoài việc tạo mối quan hệ thầy – trò cởi mở, SV còn cho biết môi trường thuận lợi còn bao gồm không gian tự học, tự nghiên cứu để góp phần phát triển TDPB.
- Cụ thể, SV NTN (lớp SP Địa lí khóa 40) chia sẻ, “Theo tôi, để phát triển TDPB nhà trường cần tạo ra nhiều không gian tự học và nghiên cứu cho SV như phòng đọc sách, phòng thảo luận, phòng nghe nhìn, phòng tự học.
- Thực tế, Trường ĐHCT và Khoa SP đã bố trí được một số không gian tự học như trên, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng với nhu cầu về việc tự học và nghiên cứu nhằm phát triển TDPB tốt hơn thì việc hoàn thiện không gian tự học, tự nghiên cứu như kiến nghị của SV là điều cần thiết..
- Bên cạnh đó, SV cũng nhận định rằng việc tạo không khí thoải mái và môi trường học tập năng động có thể góp phần tạo điều kiện cho TDPB được hình thành và phát triển tốt.
- Thật vậy, không khí và môi trường học tập trong lớp là một trong những giải pháp giúp phát triển TDPB hiệu quả vì SV có thể đưa ra ý kiến cá nhân về những gì được đề cập hoặc những nhiệm vụ học tập cụ thể..
- Có 100% SV quan niệm rằng để phát triển TDPB cần nâng cao kỹ năng giao tiếp, rèn luyện sự tự tin thông qua việc tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng mềm hoặc hoạt động xã hội, các buổi học qua trải nghiệm thực tế, tọa đàm.
- Vì vậy, tôi nghĩ rằng để phát triển TDPB trong dạy học Địa lí SV cần rèn luyện các kỹ năng trong đó có kỹ năng giải quyết tình huống và trình bày một vấn đề trước đám đông”.
- Một số SV khác cho biết họ được học tập qua trải nghiệm thực tế ở các học phần như Kỹ thuật dạy học Địa lí, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Địa danh Việt Nam,… nên điều đó đã giúp họ có tư duy sâu sắc về đối tượng Địa lí theo hướng phản biện và thực tế.
- Ten Dam and Volman (2004) đã đề xuất ý kiến cho việc phát triển tư duy của người học theo hướng phản biện và thực tiễn rằng hãy biến lớp học thành một xã hội thu nhỏ nơi có đầy đủ tình huống giúp người học được trải nghiệm, thể hiện và chiêm nghiệm.
- nâng cao nhận thức của SV ngành SP Địa lí ở Trường ĐHCT, cụ thể như sau:.
- TDPB là một kỹ năng quan trọng trong việc học tập của SV, đặc biệt đối với SV ngành SP Địa lí nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn và tích cực về kỹ năng tư duy bậc cao này;.
- SV ngành SP Địa lí ở Trường ĐHCT có nhận thức khá tích cực về tầm quan trọng của việc vận dụng TDPB trong dạy học chuyên ngành của họ;.
- Trong quá trình phát triển TDPB, SV ngành SP Địa lí gặp phải một số khó khăn và với sự hiểu biết, quan điểm cá nhân của mình họ đã đề xuất một số giải pháp để giải quyết những khó khăn đó..
- Lãnh đạo nhà trường cần tạo môi trường học tập thuận lợi nhằm giúp SV phát triển TDPB, cụ thể nhà trường cần:.
- Hoàn thiện hơn cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất liên quan đến việc đào tạo và phát triển TDPB cho SV ngành SP Địa lí như phòng tự học, phòng thảo luận, phòng nghe nhìn,…;.
- Đưa vào chương trình đào tạo mục tiêu phát triển TDPB cho SV ngành SP Địa lí..
- Giảng viên ngành SP Địa lí phải là những người vừa truyền đạt kiến thức vừa tạo mọi điều kiện để SV phát triển TDPB.
- Để làm được điều đó, người dạy cần sử dụng những phương pháp dạy học hiện đại có lồng ghép những thủ thuật nhằm giúp SV phát triển TDPB..
- Thêm vào đó, trong quá trình phát triển TDPB cho SV nếu giáo viên gặp những khó khăn và cần sự hỗ trợ họ cũng cần kiến nghị với lãnh đạo Khoa SP và Trường ĐHCT để có cách khắc phục kịp thời..
- SV ngành SP Địa lí cần tìm hiểu về bản chất của TDPB và vai trò của nó đối với việc học chuyên ngành của mình.
- Đồng thời, họ cần chủ động rèn luyện kỹ năng mềm và không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn vì đó là những điều kiện tiên quyết để phát triển tư duy bậc cao này..
- Để nâng cao nhận thức của SV về việc phát triển TDPB trong học tập ngành SP Địa lí, một số giải pháp được đề xuất như sau:.
- Thứ nhất, mở các lớp tập huấn, hội thảo hoặc mời chuyên gia về trình bày về TDPB và phát triển TDPB cho SV ngành SP Địa lí..
- Thứ ba, đòi hỏi SV chủ động tìm hiểu về việc phát triển TDPB và áp dụng vào chuyên ngành của mình một cách hợp lí và đúng cách.