« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Ngân hàng thương mại Keywords:.
- Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam.
- Nghiên cứu gồm 7 biến độc lập là quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.
- Kết quả ước lượng cho thấy nhân tố quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tỷ lệ thuận đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tỷ lệ nghịch đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Nghiên cứu này chưa tìm thấy bằng chứng tác động của thu nhập lãi thuần, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu đến biến phụ thuộc..
- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- Sự trở lại của hệ thống ngân hàng với kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cả nước.
- nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức khi phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể gây mất an toàn cho toàn hệ thống.
- Khi đó vấn đề đặt ra là Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam cần phải áp dụng các tiêu chuẩn gì để đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng? Yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho sự phát triển của thị trường tài chính.
- Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng lần đầu tiên được Ngân hàng nhà nước áp dụng tại Việt Nam sau 11 năm kể từ khi Basel I được ban hành.
- Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT- NHNN đề cập đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại với mức trên 9%.
- Đó còn là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng giúp cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam có thể chống lại những cú sốc bên ngoài và bên trong của nền kinh tế.
- Số liệu thống kê của NHNN gần đây cho thấy việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khiến CAR của các ngân hàng thương mại sụt giảm nhanh, dẫn đến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Vì vậy, việc giữ tỷ lệ CAR ở mức độ cao vừa phải để đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và kinh doanh hiệu quả là một trong những ưu tiên hàng đầu.
- Nhưng sẽ không dễ thực hiện bởi CAR bị tác động bởi rất nhiều các nhân tố khác nhau kể cả nhân tố mà ngân hàng có thể kiểm soát lẫn không thể kiểm soát.
- Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là cần thiết..
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.
- Mục đích của tỷ lệ an toàn vốn là để NHTM hoạt động một cách ổn định, hạn chế việc NHTM chạy theo lợi nhuận, tránh việc NHTM tăng cường đầu tư (cho vay) vào các lĩnh vực nhiều rủi ro.
- Ngoài ra, để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách liên tục và ổn định, Hiệp ước Basel ra đời để quy định các vấn đề về an toàn hoạt động cho từng NHTM và cho cả hệ thống ngân hàng.
- Một trong những quy định đó là về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu..
- Các ngân hàng đủ tiêu chuẩn về an toàn vốn có kết quả kinh doanh tốt hơn những ngân hàng không đủ tiêu chuẩn an toàn vốn, việc này biểu hiện qua kết quả huy động vốn, kết quả hoạt động tín dụng và kết quả kinh doanh (Bentson and Keufman, 1996).
- Ngoài ra, Pandey (2005) còn cho rằng tỷ lệ an toàn vốn tốt giúp các NHTM tránh nguy cơ phá sản do luôn đáp.
- Lược khảo các nghiên cứu có liên quan Đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM ở các nước phát triển và đang phát triển.
- Trước tiên là nghiên cứu của Buyukslvarcil and Abdioglu (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến CAR của 24 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2006-2010.
- Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy giữa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu với các biến độc lập.
- Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ cho vay và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- trong khi đó tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu..
- Các nhân tố gồm tài sản có tính thanh khoản cao, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy và tỷ lệ cho vay được sử dụng để đưa vào mô hình nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động tích cực đến CAR.
- Trong khi đó, quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn và ROE có tác động tiêu cực đến CAR.
- Nghiên cứu này chưa tìm thấy được bằng chứng định lượng về tác động của hệ số đòn bẩy và tỷ lệ cho vay đến CAR..
- Tương tự như các nghiên cứu ở trên, kết quả nghiên cứu của Bateni et al.
- (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến CAR của các ngân hàng ở Iran từ năm 2006 đến năm 2012 chỉ ra rằng, quy mô ngân hàng có mối tương quan tỷ lệ nghịch với CAR.
- trong khi đó tỷ lệ cho vay, ROE, ROA và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối tương quan thuận với CAR.
- Khác với các nghiên cứu trên, Shingjergji and Hyseni (2015) sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính thông thường để đo lường tác động của các nhân tố đến CAR của các NHTM ở Albanian trong giai đoạn 2007-2014.
- Kết quả ước lượng cho thấy tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, số nhân vốn chủ sở hữu có mối tương quan tỷ lệ nghịch với CAR.
- Tuy nhiên, phương pháp ước lượng này không phù hợp với dữ liệu dạng bảng do không xem xét được tác động của yếu tố thời gian và không gian lên đối tượng nghiên cứu..
- Tiếp theo, Mekonnen (2015) thực hiện nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CAR trong hệ thống NHTM ở Ethiopia trong giai đoạn 2004-2013.
- Kết quả ước lượng cho thấy, mô hình hồi quy với hiệu ứng tác động cố định được sử dụng để giải thích tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc, trong đó, ROA, tỷ lệ huy động vốn và quy mô ngân hàng có mối tương quan thuận đến CAR.
- Các nhân tố khác như tài sản có thanh khoản cao, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hệ số đòn bẩy tác động không có ý nghĩa thống kê đến CAR..
- Nghiên cứu khác của El-Ansary and Hafez (2015) cho thấy các nhân tố tác động đến CAR có sự thay đổi trước và sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn trước khi khủng hoảng, các nhân tố về chất lượng tài sản, quy mô ngân hàng và nhân tố sinh lời tác động có ý nghĩa thống kê đến CAR.
- Gần đây nhất, nghiên cứu được tiến hành ở Indonesia, quốc gia có điều kiện kinh tế khá tương đồng với Việt Nam.
- (2017) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CAR giữa ngân hàng hồi giáo và ngân hàng thông thường tại Indonesia..
- Nhìn chung, hoạt động của hai loại ngân hàng này đều tuân thủ luật pháp Indonesia và đặt dưới sự quản lý của Ngân hàng trung ương Indonesia.
- Do là quốc gia hồi giáo, nên các ngân hàng hồi giáo phải tuân thủ các quy định của luật hồi giáo như không được cho vay với lãi suất cao cũng như không được thực hiện các hoạt động đầu cơ.
- Vì thế, có thể nói hoạt động của ngân hàng hồi giáo là nghiêm ngặt hơn so với các ngân hàng thông thường.
- Dữ liệu nghiên cứu là chuỗi dữ liệu thời gian theo quý từ năm .
- Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra tác động đồng thời và riêng biệt của từng nhân tố tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, biên lãi suất, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và quy mô ngân hàng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy với kiểm định đồng thời, tất cả các biến độc lập đều tác động có ý nghĩa thống kê đến CAR.
- và với kiểm định từng phần, ROE và quy mô ngân hàng tác động có ý nghĩa thống kê đến CAR..
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nhằm xem xét tác động của các nhân tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM ở Việt Nam, bài nghiên cứu kế thừa mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Mekonnen (2015), mô hình được trình bày như sau:.
- Trong đó, biến phụ thuộc Y it là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của NHTM i tại thời điểm t.
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo Thông tư 36/2014/NHNN.
- Tỷ lệ nợ xấu của NHTM 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢.
- Tỷ lệ cho vay 𝐷ư 𝑛ợ.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢.
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷.
- Để đảm bảo tính thống nhất về mặt phương pháp tính toán của số liệu thu thập, nhóm tác giả quyết định tính tỷ suất sinh lời trên tài sản bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế chia cho tổng tài sản bình quân thay vì lấy lợi nhuận sau thuế như thông thường trong phân tích kinh doanh của ngân hàng..
- Bảng 2: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu.
- Để đo lường mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có 3 phương pháp phân tích là hồi quy OLS thông thường với số liệu hỗn hợp (Pooled), hồi quy với tác động cố định (FEM) và hồi quy với tác động ngẫu nhiên (REM)..
- Phân tích hồi quy Pooled có hạn chế là không xem xét được tác động chéo của yếu tố thời gian và không gian, do đó để tăng sự phù hợp của mô hình và đánh giá được tác động chéo của các biến thời gian và không gian, phân tích hồi quy FEM và REM được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM ở Việt Nam..
- Sau đó, kiểm định Wald được sử dụng để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi cho kết quả hồi quy, từ đó đưa ra kết quả hồi quy tốt nhất để giải thích ý nghĩa tác động của các nhân tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu..
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Bảng 3: Tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
- Kết quả ước lượng FEM bằng sai số chuẩn điều chỉnh được trình bày chi tiết ở Bảng 5, và kết quả ước lượng này được cho tốt nhất để giải thích tác động của các biến độc lập đưa vào mô hình đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu..
- Quy mô ngân hàng (LnSIZE).
- Thống nhất với hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây, tác động của nhân tố quy mô tài sản đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là có ý nghĩa thống kê, mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%..
- Thống nhất với kết quả nghiên cứu (Shingjergji and Hyseni, 2015.
- Mekonnen, 2015), kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy của nghiên cứu này cho thấy quy mô ngân hàng có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nghĩa là quy mô tài sản của các ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng càng tăng.
- Điều này có thể giải thích rằng, trong giai đoạn vừa qua, các ngân hàng tích cực gia tăng vốn của mình bằng cách bán cổ phần cho các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro.
- Ngoài ra, các ngân hàng đã tập trung vào quản lý rủi ro tài sản bằng cách chuyển đổi danh mục tài sản và các biện pháp quản trị hiện đại từ các đối tác nước ngoài..
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng có tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ an toàn vốn ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
- Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của (Buyukslvarcil and Abdioglu, 2011.
- Mối quan hệ này có nghĩa khi lợi nhuận của ngân hàng tăng thì sẽ làm giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng, do khi ngân hàng muốn đạt được nhiều lợi nhuận hơn thì ngân hàng phải chấp nhận mở rộng danh mục đầu tư hoặc lựa chọn danh mục đầu tư có nhiều rủi ro hơn.
- Trong thời gian nghiên cứu, do phải cơ cấu lại danh mục đầu tư ít rủi ro hơn, ngân hàng phải tập trung vào việc bảo toàn vốn và ưu tiên về an toàn vốn nên dẫn đến tình hình kinh doanh không tốt, nhưng tình hình về an toàn vốn đã được cải thiện..
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQR).
- Tương tự như biến LnSIZE, kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ an toàn vốn ở mức ý nghĩa thống kê 1%.
- Thống nhất với kết quả nghiên cứu trước đây của (Bateni et al., 2014).
- Theo nhóm tác giả, kết quả này hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện tại do theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN hướng dẫn về cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thành phần quan trọng của vốn tự có là vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại.
- tổng tài sản có rủi ro quy đổi ngoài các loại tài sản có mức quy đổi là 0% và tài sản ngoại bảng, chủ yếu là các loại tài sản sinh lời nội bảng của ngân hàng chiếm phần lớn trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
- Vì thế, khi các ngân hàng gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho chính ngân hàng..
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan nghịch với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức ý nghĩa thống kê 5%, trong khi đó nghiên cứu của (Võ Hồng Đức và ctv., 2014) cho rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Theo nhóm tác giả cho rằng, tồn tại sự khác biệt này là do dữ liệu thu thập cho nghiên cứu trong 2 giai đoạn khác nhau.
- (2014) nghiên cứu trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng kinh tế, trong khi nghiên cứu này được tiến hành trong giai đoạn đây là giai đoạn các ngân hàng đang tái thiết mạnh mẽ sau thời kỳ khó khăn.
- Theo nhóm tác giả, kết quả nghiên cứu này có nghĩa nếu dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng, nghĩa là chất lượng các khoản cho vay của các ngân hàng đang suy giảm, đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro cho tài sản của ngân hàng.
- Thực tế trong thời gian nghiên cứu, các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn do chất lượng các khoản vay suy giảm, điều này tác động tiêu cực đến tỷ lệ an toàn vốn của chính ngân hàng..
- Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ của biên lãi suất (NIM), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOA) và tỷ lệ nợ xấu (NPL) đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là không có ý nghĩa thống kê..
- Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 29 NHTM trong giai đoạn qua đó giúp đánh giá hiệu quả tác động của các nhân tố đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM trong bối cảnh hoạt động của ngành ngân hàng như hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Ngược lại, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
- Các nhà quản trị ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đưa ra các quyết định điều hành trong tương lai, góp phần làm cho NHTM và hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và đảm bảo an toàn hoạt động, góp phần điều tiết vốn cho nền kinh tế.
- Do hạn chế về mặt số liệu nghiên cứu nên.
- trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ đưa được 7 nhân tố vào mô hình hồi quy để ước lượng ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu..
- Trong thực tế, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác, đây là điểm hạn chế của nghiên cứu này.
- Yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn:.
- Bằng chứng thực nghiệm từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam