« Home « Kết quả tìm kiếm

NHÌN LẠI NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY


Tóm tắt Xem thử

- Hơn 60 năm qua, pháp luật Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước.
- Là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp lý, trong quá trình hình thành và phát triển suốt hơn 60 năm của mình, pháp luật Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm.
- Bài viết này điểm lại những mốc phát triển chủ yếu của pháp luật Việt Nam hơn 60 năm qua.
- đưa ra một số nhận xét, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm đầu của thế kỷ XXI..
- Về các thời kỳ phát triển của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Trong bài này, người viết chủ yếu căn cứ vào các mốc ban hành Hiến pháp mới để phân kỳ các giai đoạn phát triển của pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp luôn có vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước, của nhà nước và pháp luật.
- Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất..
- Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam..
- Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh (2.
- Các văn bản pháp luật được ban hành trong vòng 14 tháng kể từ ngày Lễ Độc lập 2/9/1945 đã tập trung vào việc tạo cơ sở pháp lý cho:.
- Với Hiến pháp năm 1946, nhân dân ta đã có cơ sở hiến định để được hưởng các quyền tự do dân chủ, được tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
- Sau khi Hiến pháp năm 1946 ra đời, hệ thống pháp luật nước ta tuy trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn có một bước phát triển mới.
- Và điều đặc biệt là trong hoàn cảnh thời chiến nhưng các lĩnh vực pháp luật kinh tế và pháp luật lao động vẫn được quan tâm phát triển.
- dưỡng sức dân, hạn chế sự bóc lột của địa chủ phong kiến, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về tịch thu ruộng đất của những người bị kết án làm phương hại đến độc lập quốc gia để sung công và cấp cho dân cày, quy định về giảm tô, về mức lãi tối đa trong vay nợ, về xoá bỏ nợ cũ, hoãn nợ… Ngày Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất..
- Trong lĩnh vực pháp luật lao động, có một văn bản rất đáng chú ý, đó là Sắc lệnh số 29/SL ngày quy định những giao dịch về việc làm công giữa các chủ nhân người Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam tại xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do.
- Sau khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, hoạt động lập pháp của Nhà nước ta trong giai đoạn chủ yếu tập trung vào một vài lĩnh vực sau đây:.
- tham gia chống Mỹ cứu nước) và pháp luật hình sự (như là công cụ không thể thiếu để bảo vệ chế độ).
- Tháng 7/1976, nước ta thực hiện sự thống nhất về mặt Nhà nước.
- Sau đó là quá trình thống nhất về mặt pháp luật.
- Trong bối cảnh Hiến pháp mới chưa được ban hành, Quốc hội chung cả nước đã quyết định: Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và giao cho Hội đồng Chính phủ xúc tiến việc soạn thảo các văn bản luật, pháp lệnh mới.
- Đồng thời Quốc hội cũng giao cho Hội đồng Chính phủ thống nhất danh mục pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam để áp dụng chung cho cả nước..
- Thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao, Hội đồng Chính phủ đã tiến hành rà soát, hệ thống hoá và công bố (qua 2 đợt) gần 700 văn bản pháp luật để thi hành trong cả nước.
- Đây chính là một dịp để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành một bước việc hệ thống hoá các văn bản pháp luật nhằm loại bỏ những văn bản, quy định đã lỗi thời, chồng chéo, mâu thuẫn, tạo ra một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối thống nhất để áp dụng trong cả nước..
- Cũng như trong giai đoạn trước trong giai đoạn này, trên một số lĩnh vực và trong những hoàn cảnh nhất định, các văn bản của các cơ quan, tổ chức của Đảng cũng được áp dụng như các văn bản pháp luật (8).
- Qua sự trình bày khái quát về sự phát triển của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn chúng ta có thể thấy đây là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo của pháp luật nước ta..
- Trong bối cảnh cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Hiến pháp năm 1980 quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước..
- Đáng lẽ ra sau khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua thì hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới rất đáng tự hào.
- Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động xây dựng pháp luật trong giai đoạn không có được sự khởi sắc cần thiết..
- Hoạt động lập pháp trong giai đoạn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước (các luật về bầu cử, các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước như Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân);.
- lĩnh vực pháp luật hình sự (với việc ra đời của Bộ luật đầu tiên ở nước ta - Bộ luật Hình sự năm 1985).
- Lý giải về sự trì trệ trong hoạt động xây dựng pháp luật giai đoạn này như thế nào? Hãy nhớ lại những năm Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Điều này lý giải tại sao một số văn bản pháp luật về dân sự, kinh tế, lao động… đã được đưa vào kế hoạch xây dựng và thông qua nhưng kế hoạch đó cứ bị chuyển từ năm này sang năm khác mà không thể thực hiện được (9).
- Từ góc độ của người nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các văn bản pháp luật tạo tiền đề cho sự đổi mới ở giai đoạn sau.
- Từ thời điểm này, pháp luật Việt Nam dường như có sự lột xác và có sự đổi mới rất cơ bản.
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, lĩnh vực pháp luật kinh tế là lĩnh vực đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới về pháp luật.
- Năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính được ban hành (ngày 23/5/1990).
- Đây chính là những văn bản pháp luật mở đầu thời kỳ đổi mới của cả hệ thống pháp luật Việt Nam..
- Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
- Nhà nước ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đã được Hiến pháp năm 1992 điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, thực quyền hơn....
- Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Chẳng hạn, Nghị quyết số 51 đã không quy định Viện Kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nữa mà chỉ còn hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp..
- Thời kỳ từ năm 1992 đến nay là thời kỳ hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển nhảy vọt.
- Pháp luật Việt Nam có được sự phát triển nhanh chóng là do Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự đổi mới tư duy trong việc sử dụng pháp luật để quản lý xã hội.
- Bước vào thời kỳ Đổi mới toàn diện đất nước và chuyển đổi cơ chế kinh tế, trong các văn kiện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm: Phải quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đường lối, bằng tuyên truyền, bằng đạo lý.
- Lĩnh vực mà pháp luật có được sự phát triển rất nhanh chóng từ năm 1992 đến nay vẫn là lĩnh vực kinh tế với sự ra đời của hàng chục các đạo luật về đầu tư, về doanh nghiệp, về ngân sách, thuế, về ngân hàng, về kinh doanh, thương mại, về đất đai… Lĩnh vực pháp luật lao động đã có bước phát triển mới với sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 1994.
- Lĩnh vực pháp luật xã hội, môi trường cũng được quan tâm phát triển với sự ra đời của nhiều văn bản pháp luật về các lĩnh vực này..
- Hoạt động xây dựng pháp luật cũng có luật điều chỉnh - đó là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (12.
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Kiểm toán nhà nước để chính thức khẳng định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước với vị thế là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật….
- Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình sang nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật..
- Sau đây, xin điểm lại một cách khái quát một số lĩnh vực pháp luật để có được bức tranh rõ nét hơn về sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam hơn 10 năm qua..
- Đây là Luật Đầu tư chung, theo đó, từ nay không có sự điều chỉnh pháp luật riêng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nữa..
- Trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, đáng lý ra chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước ta phải đặc biệt quan tâm đến pháp luật cạnh tranh.
- Tuy nhiên, thật đáng tiếc, đây là khu vực kém phát triển nhất của pháp luật kinh tế.
- quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh (13).
- Pháp luật điều chỉnh việc giải quyết các vấn đề xã hội như bảo đảm xã hội, ưu đãi xã hội (14.
- Trong lĩnh vực thuế, Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật về các loại thuế (Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993.
- Trong lĩnh vực ngân sách có Luật Ngân sách Nhà nước ngày .
- Trong lĩnh vực ngân hàng có hai đạo luật quan trọng là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày quy định về vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- về tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.
- về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có một văn bản rất lớn về số điều - đó là Bộ luật Dân sự.
- quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật..
- Một số đánh giá về sự phát triển của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay và xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam trong thời gian sắp tới.
- Đánh giá về sự phát triển của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay Qua phân tích một cách khái quát về sự phát triển của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay, chúng tôi có một số nhận xét, đánh giá sau đây:.
- Thứ nhất, sự phát triển của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ, tương ứng với mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam.
- Trong mỗi thời kỳ đó, sự phát triển của pháp luật bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như hoàn cảnh kinh tế - xã hội, sự nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò của pháp luật, sự hiện diện của một đội ngũ chuyên gia pháp luật, nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế… Có thể thấy, những giai đoạn pháp luật có sự phát triển nhanh chóng như giai đoạn và giai đoạn hiện nay là do các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận thấy rõ vai trò của pháp luật trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
- các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tập hợp được một đội ngũ chuyên gia pháp lý có trình độ để xây dựng các văn bản pháp luật (17.
- Vào những năm Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng hiến pháp, pháp luật là để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho nước Việt Nam non trẻ có tiếng nói công khai, hợp pháp trên trường quốc tế..
- Ngày nay, Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng hoạt động xây dựng pháp luật là để tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế vì lợi ích của quốc gia và toàn thể nhân dân Việt Nam..
- Thứ ba, trong những năm nước ta theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp pháp luật Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển.
- Ngoài ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung thời kỳ đó, pháp luật nước ta còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh thời chiến.
- Nhiều quan hệ xã hội trong thời gian đó bị hành chính hoá cho nên không cần hoặc ít cần đến sự điều chỉnh của pháp luật.
- Thứ tư, từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển rất nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng.
- Hệ thống pháp luật Việt Nam hầu như đã bao quát được toàn bộ các quan hệ xã hội, các hành vi xã hội cần sự điều chỉnh của pháp luật từ tổ chức quyền lực nhà nước, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường.
- và các quan hệ liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội… Như vậy, có thể thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng phát triển cân đối hơn, hài hoà hơn và đồng bộ hơn..
- Đây là xu hướng tiến bộ trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta..
- Thứ sáu, một điều rất dễ nhận thấy là, bên cạnh việc ban hành mới rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thì cũng diễn ra rất phổ biến việc sửa đổi, bổ sung liên tục các văn bản pháp luật, nhất là trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (19.
- Tình trạng này nói lên điều gì? Thứ nhất, nó chứng tỏ các cơ quan nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động xây dựng pháp luật.
- thứ hai, các quan hệ xã hội, các hành vi xã hội với tính cách là đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi rất nhanh chóng làm cho nhà lập pháp không thể dự liệu được.
- thứ ba, dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường đối với các chuyên gia Việt Nam vẫn còn là điều mới mẻ, trong lúc đó những tri thức, kinh nghiệm cần thiết vẫn còn rất thiếu..
- Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản là cần thiết để khắc phục sự lạc hậu, nhưng nếu sửa đổi, bổ sung quá nhanh và quá nhiều lần sẽ làm cho pháp luật mất tính ổn định cần thiết, khó dự đoán, từ đó có thể gây phương hại cho cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự tác động của những văn bản đó..
- Thứ bảy, trong thời gian gần đây, tuy còn có nhiều mặt phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật ngày càng có nhiều cố gắng để đáp ứng các yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, nhất quán, công khai, dễ tiếp cận, bảo đảm độ tin cậy và dự đoán được trước..
- Về xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam trong thời gian sắp tới Có thể thấy gì về xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam trong 10, 15 và xa hơn là 20 năm sắp tới.
- Thứ nhất, sau thời gian tập trung cao độ vào việc ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ chuyển hướng sự quan tâm của mình đến chất lượng các văn bản pháp luật.
- Các đại biểu Quốc hội và các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách sẽ có sự cân nhắc cẩn thận hơn, chu đáo hơn khi xây dựng, thông qua, ban hành một văn bản pháp luật trên cơ sở lựa chọn đúng chính sách có lợi cho quốc gia và đại đa số nhân dân..
- Thứ hai, xét về đối tượng điều chỉnh thì pháp luật Việt Nam trong thời gian tới sẽ đặt trọng tâm sang các văn bản pháp luật về bảo đảm các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân và cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực.
- Mặt khác, lĩnh vực pháp luật xã hội và pháp luật môi trường sẽ là những lĩnh vực có sự phát triển mạnh trong thời gian tới, bởi lẽ bảo vệ môi trường và giải quyết thoả đáng các vấn đề xã hội chính là những chức năng đích thực của công quyền trong thời đại nguyên lý phát triển bền vững được đề cao hơn bao giờ hết..
- Còn các quan hệ kinh tế, thương mại trong thời gian tới không chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật của Nhà nước mà chúng sẽ được điều chỉnh ngày càng nhiều hơn bởi các văn bản của các hiệp hội và của chính doanh nghiệp..
- Thứ ba, diễn ra xu hướng tích cực chuyển hoá các quy phạm của điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia hoặc coi các điều ước quốc tế mà mình là thành viên như là bộ phận của pháp luật quốc gia.
- xu hướng xích lại gần nhau trong hình thức và nội dung pháp luật, trước hết trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước trên thế giới.
- Thứ tư, ngoài các yếu tố như luật tục, tập quán, thông lệ thương mại, trong thời gian tới án lệ sẽ được chính thức coi là một loại nguồn quan trọng của pháp luật..
- Việt Nam trở thành một nước có trật tự pháp luật ổn định, có văn minh và văn hoá pháp luật.
- Ngày Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành quy phạm pháp luật mới.
- Riêng vào những năm trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, Nhà nước ta ít quan tâm đến việc đào tạo các chuyên gia pháp lý và điều đó đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động xây dựng pháp luật trong thời kỳ đó cũng như sau này.