« Home « Kết quả tìm kiếm

NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,.
- Bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, bài viết phân tích được một số nhu cầu hợp tác và đề xuất một giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang..
- Có đến 88% số nông hộ cho là có nhu cầu hợp tác trong quá trình sản xuất nông nghiệp..
- Nếu chỉ xét riêng các nông hộ trồng cây ăn trái thì có 84% có nhu cầu hợp tác.
- Đối với nông hộ trồng lúa thì nhu cầu hợp tác còn cao hơn, có tới 92% số hộ có nhu cầu hợp tác..
- Lý do nhu cầu hợp tác cao như thế là do trồng lúa đòi hỏi phải qua nhiều giai đoạn mà không thể chậm trễ được và trồng lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết..
- Có 7 giải pháp được đưa ra để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang phù hợp với nhu cầu hợp tác của nông hộ..
- Từ khóa: Hợp tác, nhu cầu hợp tác 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
- Xuất phát từ thực tế các Hợp tác xã (HTX) theo hình thức kiểu mới lần lượt ra đời..
- Tuy nhiên, các hợp tác xã này phần lớn không xuất phát và đáp ứng được.
- nhu cầu hợp tác thực tế của người nông dân nên đa phần hoạt động không hiệu quả, một số ít thì giải thể, cuối năm 2007 chỉ có 10 HTX hoạt động có hiệu quả, có 4 HTX hoạt động tạm chấp nhận, còn lại là hoạt động không hiệu quả, ngưng hoạt động hoặc chuẩn bị giải thể hoặc mới thành lập, mới củng cố.
- Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là phải dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn, nghiên cứu và đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ để đáp ứng nhu cầu thực tế của nông hộ, từ đó mới tạo được hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại lợi ích cho người nông dân.
- Vì vậy, chúng tôi thực hiện “Phân tích nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hợp tác ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang”.
- Bài viết nầy nhằm đáp ứng 03 mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng hợp tác của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp.
- (2) Phân tích nhu cầu hợp tác thực tế của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp vào thời gian sắp tới và (3) Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong vấn đề hợp tác của nông hộ..
- Đối với mục tiêu (2): Sử dụng phương pháp thống kê tần số để đánh giá và nhận xét nhu cầu hợp tác của nông hộ vào thời gian tới và hệ số tương quan cặp để kiểm định mối quan hệ giữa các nhu cầu hợp tác với nhau (Trần Quốc Khánh et al., 2005)..
- 3.1 Phân tích thực trạng các nhu cầu hợp tác của nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu thực tế có đến 88% số nông hộ cho là có nhu cầu hợp tác.
- Điều đáng nói là trong số 23% số hộ hiện đang hợp tác sản xuất nông nghiệp thì có đến 21% số hộ vẫn còn nhu cầu hợp tác (chiếm 91,3.
- là do các dịch vụ mà tổ chức hợp tác hiện đang cung cấp chưa phù hợp với nhu cầu của nông hộ hoặc do chất lượng dịch vụ của tổ chức hợp tác là chưa cao..
- Còn nếu chỉ xét các nông hộ trồng cây ăn trái nhưng hiện chưa hợp tác thì con số này chỉ là 77,8%.
- Kết quả trên cho thấy các nông hộ đang hợp tác có nhu cầu hợp tác cao hơn các nông hộ chưa hợp tác, vì họ thấy rõ lợi ích từ việc hợp tác, chỉ có hợp tác mới có thể phát triển mạnh và bền vững..
- Đối với nông hộ trồng lúa thì nhu cầu hợp tác còn cao hơn, có tới 92% số hộ có nhu cầu hợp tác.
- Nhưng đi ngược lại với các nông hộ trồng cây ăn trái, các nông hộ trồng lúa hiện chưa hợp tác có nhu cầu hợp tác chiếm đến 95,1%.
- Kết quả trên cho thấy các nông hộ trồng lúa hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải có sự hợp tác trong sản xuất.
- Lý do nhu cầu hợp tác cao như thế này là do trong việc trồng lúa thì có chu kỳ canh tác ngắn hơn so với cây ăn trái, trồng lúa đòi hỏi phải qua nhiều giai đoạn mà không thể chậm trễ được và trồng lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
- Nhu cầu hợp tác trong các dịch vụ sản xuất:.
- Đối với nông hộ trồng cây ăn trái thì nhu cầu này chỉ chiếm 10%, nhưng đối với hộ trồng lúa thì nhu cầu này là 30%.
- Đó là khi nói đến số hộ được phỏng vấn, còn khi chỉ nói riêng các nông hộ chưa hợp tác thì nhu cầu hợp tác của hộ trồng cây ăn trái là 11,1%, nông hộ trồng lúa là 34,1%.
- Vẫn không có sự chênh lệch gì lớn về nhu cầu hợp tác đối với các nông hộ đã tham gia hợp tác và nông hộ chưa tham gia hợp tác..
- Nhu cầu hợp tác về giống tốt:.
- Vì vậy, việc hợp tác trong sản xuất giống tốt là cần thiết.
- Nông hộ trồng cây ăn trái có nhu cầu hợp tác trong sản xuất giống tốt là 14%, nhưng chỉ tính hộ hiện chưa hợp tác thì con số này chỉ là 8,3%.
- Cũng như nhu cầu hợp tác về dịch vụ sản xuất, nhu cầu hợp tác về giống của hộ trồng lúa vẫn cao hơn nhiều lần so với hộ trồng cây ăn trái..
- Nhu cầu hợp tác trong mua vật tư sản xuất:.
- Kết quả điều tra cho thấy có đến 60% số hộ trồng cây ăn trái có nhu cầu hợp tác trong mua vật tư sản xuất, trong khi nhu cầu này ở các hộ trồng lúa chỉ là 44%..
- Nếu không xét đến các hộ hiện đang hợp tác thì, đối với các hộ trồng cây ăn trái nhu cầu này là 69,4%, đối với hộ trồng lúa thì nhu cầu hợp tác này là 46,3%.
- Rõ ràng khi không xét đến hộ đã tham gia hợp tác thì nhu cầu hợp tác này tăng lên, điều này cho thấy người dân đã nhận thấy được vai trò quan trọng của vật tư trong sản xuất và đặc biệt là khi giá vật tư ngày càng gia tăng..
- Nhu cầu hợp tác tín dụng (vay vốn):.
- Vì thế, nhu cầu về vốn trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng là rất cao và người sản xuất nông nghiệp luôn có nhu cầu về hợp tác trong tín dụng (vay vốn) để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế gia đình, cụ thể nhu cầu hợp tác vay vốn của hộ như sau:.
- Theo kết quả phân tích, các hộ trồng cây ăn trái thì họ có nhu cầu hợp tác tín dụng là 16%, trong khi đó hộ trồng lúa là 40%.
- Điều này là đúng với thực tế vì cây ăn trái là loại cây lâu năm, người nông dân chỉ đầu tư nhiều vào lúc đầu và đây là giai đoạn cần vốn của hộ, đến giai đoạn cho thu hoạch thì thu nhập cao, nên nhu cầu vốn cũng không cao.
- Còn trồng lúa thì liên tục phải đầu tư mới do mùa vụ ngắn nên nhu cầu vốn cũng cao.
- Đó là xét trên tổng thể, còn khi chỉ xét đến các hộ chưa tham gia tổ chức hợp tác thì kết quả điều tra cho thấy, có 5,6% có nhu cầu về tín dụng đối với hộ trồng cây ăn trái, đối với hộ trồng lúa thì là 39%.
- Hộ trồng lúa thì nhu cầu hợp tác tín dụng không thay đổi lớn khi xét trên tổng thể và xét trên các hộ chưa tham gia hợp tác.
- còn đối với các hộ trồng cây ăn trái thì khi xét trên các hộ chưa tham gia hợp tác và trên tổng thể điều tra thì có sự chênh lệch khá lớn, có điều này là do các hộ chưa tham gia hợp tác thì họ có nguồn vốn khá, và vườn cây ăn trái của họ đang đi vào thu hoạch..
- Nhu cầu hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm:.
- Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm không dễ dàng như vậy mà người nông dân luôn bị chèn ép: khi thì bị ép giá, khi thì tiêu thụ khó làm sản phẩm bị hư hao… Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế đó, nông hộ có nhu cầu cần phải hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm để giải quyết được phần nào khó khăn..
- Theo kết quả điều tra thì nhu cầu hợp tác trong sản phẩm của những nông hộ trồng cây ăn trái chỉ là 54%, nhưng hộ trồng lúa chỉ là 12%.
- Còn khi không tính các nông hộ đang tham gia hợp tác thì nhu cầu hợp tác của nông hộ trồng cây ăn trái và cây lúa lần lượt là 61,1% và 14,6%.
- Kết quả này cho thấy nhu cầu hợp tác của hộ trồng cây ăn trái là rất cao, bởi thị trường cây ăn trái không ổn định, giá cả bấp.
- bênh, đồng thời nhu cầu hợp tác trong sản phẩm của hộ chưa tham gia hợp tác cao hơn so với tổng thể cho thấy những nông hộ đang hợp tác có điều kiện thuận lợi hơn về tiêu thụ sản phẩm.
- Nhu cầu hợp tác của hộ trồng lúa thì thấp kể cả tổng thể và hộ chưa hợp tác, hiện nay do nhu cầu về lúa gạo trong và ngoài nước là rất cao, nên sản phẩm người nông dân làm ra đều được tiêu thụ hết chẳng những thế họ còn bán được với giá cao, vì thế nhu cầu hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm của họ hiện thời thấp là hợp lý..
- Các nhu cầu hợp tác khác:.
- Đối với nông hộ trồng cây ăn trái, ngoài các nhu cầu hợp tác nói trên thì còn một số nhu cầu hợp tác khác như (hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác để xuống giống đồng loạt.
- các nhu cầu hợp tác này chiếm 10%, nhưng đối với hộ trồng lúa thì các nhu cầu này còn thấp hơn chỉ chiếm 8%.
- Đó là khi nói đến số hộ được phỏng vấn, còn khi chỉ nói riêng các nông hộ chưa hợp tác thì nhu cầu hợp tác của hộ trồng cây ăn trái là 5,6%, của nông hộ trồng lúa là 7,3%.
- Có sự thay đổi về nhu cầu hợp tác của hộ trồng cây ăn trái, khi không xét đến các hộ đã tham gia hợp tác thì các nhu cầu hợp tác giảm gần một nửa.
- Các hộ trồng lúa thì không có sự chênh lệch gì lớn về nhu cầu hợp tác đối với các nông hộ đã tham gia hợp tác và nông hộ chưa tham gia hợp tác..
- Tổng hợp các nhu cầu hợp tác:.
- Hầu hết các nông hộ đều có nhu cầu hợp tác, cho dù hộ đang tham gia tổ chức hợp tác hay hộ chưa tham gia tổ chức hợp tác và nhu cầu hợp tác của hộ được sắp xếp như sau:.
- Bảng 1: Xếp hạng nhu cầu hợp tác của nông hộ STT Nhu cầu hợp tác.
- Qua bảng 1, ta thấy nhu cầu hợp tác trong mua vật tư sản xuất của nông hộ là rất cao, kết quả này đúng với thực tế.
- Việc nông hộ hợp tác được trong mua vật tư sản xuất sẽ giúp nông hộ giảm chi phí sản xuất..
- Sau nhu cầu về vật tư sản xuất là nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm, như đã nói ở trên tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, vì thế nông hộ có nhu cầu hợp tác khá cao là chuyện tất nhiên..
- Nhu cầu hợp tác về tín dụng được xếp thứ 3, thiết nghĩ điều này cũng đúng với thực tế vì khi có khó khăn về tín dụng, ngoài việc hợp tác, nông hộ cũng có thể vay mượn từ họ hàng, bà con, vay ngân hàng,…Không những như thế, kết quả này còn đúng với kết quả phỏng vấn PRA (khi hỏi những người tham gia về các khó khăn của mình và lần lược cho họ xếp hạng các khó khăn theo ma trận so sánh cặp thì yếu tố vốn cũng được họ xếp thứ 3)..
- Lần lược tiếp theo là các nhu cầu về giống tốt để sản xuất, nhu cầu về dịch vụ sản xuất và cuối cùng là các nhu cầu hợp tác khác..
- Kết quả kiểm định cho ta thấy mối quan hệ giữa các nhu cầu hợp tác.
- Đối với nông hộ trồng cây ăn trái, có các mối quan hệ tuyến tính sau: Mối quan hệ tuyến tính giữa nhu cầu hợp tác về giống và nhu cầu hợp tác tín dụng với hệ số tương quan giữa 2 biến là 0,296 (mức ý nghĩa 5.
- Mối quan hệ tuyến tính giữa nhu cầu hợp tác trong mua vật tư và nhu cầu hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm với hệ số tương quan giữa 2 biến là 0,393 (mức ý nghĩa 1.
- Đối với nông hộ trồng lúa, có các mối quan hệ tuyến tính sau: Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong dịch vụ sản xuất và biến nhu cầu hợp tác giống tốt với hệ số tương quan giữa 2 biến là 0,299 (mức ý nghĩa 5.
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong sản phẩm và biến nhu cầu hợp tác khác với hệ số tương quan giữa 2 biến là 0,345 (mức ý nghĩa 5.
- Bảng 2: Mối quan hệ giữa các nhu cầu hợp tác Nhu Cầu.
- Hợp Tác.
- sản xuất.
- Nhìn chung có một số biến có mối quan hệ với nhau đặc biệt là các biến hợp tác trong sản phẩm, hợp tác trong giống tốt và hợp tác trong vay tín dụng, đáng chú ý nhất là biến nhu cầu hợp tác khác hoàn toàn không có mối quan hệ tuyến tính với bất kỳ biến nào.
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác dịch vụ sản xuất và biến nhu cầu hợp tác giống tốt với hệ số tương quan giữa 2 biến là 0,261 (mức ý nghĩa 1%)..
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong dịch vụ sản xuất và biến nhu cầu hợp tác trong sản phẩm với hệ số tương quan giữa 2 biến là âm 0,298 (mức ý nghĩa 1%)..
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong giống tốt và biến nhu cầu hợp tác mua vật tư với hệ số tương quan giữa 2 biến là âm 0,283 (mức ý nghĩa 1%)..
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong giống tốt và biến nhu cầu hợp tác trong sản phẩm với hệ số tương quan giữa 2 biến là âm 0,232 (mức ý nghĩa 5%)..
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong mua vật tư và biến nhu cầu hợp tác trong tín dụng với hệ số tương quan giữa 2 biến là âm 0,248 (mức ý nghĩa 5%)..
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong mua vật tư và biến nhu cầu hợp tác trong sản phẩm với hệ số tương quan giữa 2 biến là 0,206 (mức ý nghĩa 5%)..
- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến nhu cầu hợp tác trong tín dụng và biến nhu cầu hợp tác trong sản phẩm với hệ số tương quan giữa 2 biến là âm 0,201 (mức ý nghĩa 5%)..
- Qua phân tích, ta có thể kết luận là các nhu cầu hợp tác của nông hộ ít có mối quan hệ với nhau.
- Tức là, khi giải quyết được nhu cầu hợp tác về vấn đề nào đó của nông hộ, chẳng hạn giải quyết được nhu cầu hợp tác được về vật tư sản xuất, thì các nhu cầu hợp tác khác của nông hộ vẫn giảm không đáng kể..
- 3.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hợp tác đáp ứng nhu cầu nông hộ ở Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Giải quyết các nhu cầu hợp tác thực tế hiện tại của nông hộ để khắc phục các khó khăn trong sản xuất kinh doanh thông qua việc “xây dựng” các tổ chức hợp tác, HTX.
- Hơn nữa, muốn cho hợp tác phát triển mạnh hơn, thì thậm chí các HTX cùng làm một việc sẽ phải liên kết lại theo ngành dọc để mở rộng quy mô, từ đó có sức làm các việc lớn hơn.
- Phải phát triển nhiều hình thức hợp tác khác nhau, từ thấp đến cao để nhân dân các vùng khác nhau có thể lựa chọn hình thức mà họ coi là thích hợp nhất.
- Do việc xây dựng HTX là một quá trình lâu dài, khó khăn, phải vừa làm, vừa học, nên cần phát triển rộng khắp các tổ hợp tác giản đơn để giúp đỡ, tương trợ nhau phát triển sản xuất.
- Các tổ hợp tác cũng phải có khung pháp lý để hoạt động.
- Phải có nhiều hình thức hợp tác vì các ngành sản xuất khác nhau.
- Theo kết quả khảo sát thì đa số nông hộ vẫn còn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong nông nghiệp do đó các nông hộ phải hợp tác lại với nhau để cùng sản xuất.
- Mỗi hộ với một diện tích nhỏ, nhưng khi hợp tác lại sẻ thành diện tích lớn, và lúc này có thể áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm được chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bán được giá.
- Tuyên truyền, vận động thuyết phục các nông hộ, làm cho họ thấy được hợp tác sản xuất là điều có lợi, có thể giảm rủi ro, giảm chi phí sản xuất và nâng cao được lợi nhuận.
- Nhấn mạnh đến tính cần thiết phải phát triển truyền thông khuyến nông với mục đích tạo lập, chia sẻ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn xuất phát từ nhu cầu của nông hộ.
- Họ chỉ chú ý giá giống rẻ mà không chú ý đến nhu cầu của thị trường.
- Sản xuất nông nghiệp của nông hộ huyện Châu Thành được nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất,… Song vẫn còn nhiều khó khăn cần phải hợp tác lại với nhau để cùng sản xuất, vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục các khó khăn, đồng thời có thể bênh vực quyền lợi cho nhau và tăng khả năng mặc cả trên thị trường đồng thời đó cũng là mong muốn của nông hộ, cụ thể:.
- nhu cầu Hợp tác về mua vật tư sản xuất chiếm tới 52%, nhu cầu hợp tác về tiêu thụ sản phẩm 33% và còn nhiều nhu cầu hợp tác khác nữa.
- Nhưng để việc hợp tác này thật sự có hiệu quả thì mỗi đối tượng phải làm những nhiệm vụ của mình, nông hộ không thể xem Tổ chức hợp tác, HTX là nơi để được sự hỗ trợ của nhà nước