« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhu cầu lập pháp của hành pháp


Tóm tắt Xem thử

- ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01.
- Khẳng định việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật xuất phát từ nhu cầu điều hành, quản lý xã hội của Chính phủ.
- Xác định rõ vai trò của Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá sự tham gia của Chính phủ vào hoạt động xây dựng pháp luật.
- qua đó chỉ ra những bất cập đối với hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục những bất cập, nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật trong thời gian trước mắt và lâu dài..
- Pháp luật Việt Nam.
- với vai trò là cơ quan lập pháp - phải chủ động hơn nữa trong hoạt động lập pháp, mà cụ thể là phải chủ động và đẩy mạnh hoạt động xây dựng pháp luật, bao gồm việc trình sáng kiến pháp luật, soạn thảo dự án pháp luật và trình dự án pháp luật ra Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Vậy, vấn đề đặt ra là ai (Quốc hội hay Chính phủ - bao gồm các cơ quan của Chính phủ) là chủ thể chính soạn thảo và trình dự án pháp luật? Vai trò của Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta như thế nào?.
- Khẳng định việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật xuất phát từ nhu cầu điều hành, quản lý xã hội của Chính phủ;.
- Xác định rõ vai trò của Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay;.
- qua đó chỉ ra những bất cập đối với hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay;.
- Với mục đích nghiên cứu của đề tài, cùng với nguồn tư liệu hạn chế, phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:.
- Soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ..
- Đề tài là kết quả nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cũng như thực trạng hoạt động soạn thảo, ban hành luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật của bộ máy hành pháp ở trung ương..
- Trong những năm qua, nhiều tác giả đã có những bài viết, tác phẩm hoặc công trình nghiên cứu về hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ, nhưng chủ yếu tiếp cận theo từng mảng công việc nhất định mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về hoạt động này của Chính phủ.
- Điểm mới của đề tài là đã tổng hợp, khái quát, hệ thống và đánh giá được toàn bộ thực trạng tình hình hoạt động của Chính phủ trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả việc soạn thảo, trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh, cả việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU XÂY DỰNG PHÁP LUẬT.
- CỦA CƠ QUAN HÀNH PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƢỞNG, THỦ TRƢỞNG CƠ QUAN.
- Khái quát về Nhà nƣớc và pháp luật.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, pháp luật được hình thành thông qua ba phương thức chủ yếu là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật..
- Một số quốc gia tồn tại cả tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
- Một số quốc gia khác thì chỉ công nhận văn bản quy phạm pháp luật..
- Ở Việt Nam, về nguyên tắc thì Nhà nước chỉ chấp nhận sự tồn tại của văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, trong một số trường hợp, tập quán pháp cũng được chấp nhận để giải quyết các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống, tuy nhiên, việc sử dụng tập quán pháp phải được pháp luật cho phép..
- Tuy việc xác định phương thức hình thành pháp luật có sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới, nhưng nhìn chung, các quốc gia đều đề cao vai trò của hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong việc soạn thảo, trình dự án pháp luật, bởi lẽ “Chính phủ, cùng các bộ, ngành là những cơ quan hành pháp điều hành công việc hàng ngày của đất nước.
- Để xử lý các vấn đề phát sinh trong nhiều trường hợp ban hành pháp luật là một giải quyết hữu hiệu nhất.
- Vai trò của Chính phủ (hành pháp) trong việc xây dựng pháp luật đã được PGS.TS Nguyễn Đăng Dung chỉ rõ trong tác phẩm “Sự hạn chế quyền lực Nhà nước”, đó là: “Quốc hội không thể hoạt động một mình, kể cả trong việc lập pháp.
- Dù quy định của các quốc gia có khác nhau về quyền sáng kiến lập pháp, soạn thảo và trình dự án pháp luật hay quy trình xem xét, thông qua dự án pháp luật nhưng thực tế ở bất cứ quốc gia nào, Chính phủ đều giữ vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp..
- Pháp luật Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật.
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động xây dựng pháp luật được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó, văn bản quan trọng nhất và là văn bản quy định cụ thể, chi tiết về hoạt động xây dựng pháp luật là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2008..
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ có vai trò rất quan trọng và là chủ thể chính có quyền soạn thảo, trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ.
- Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh và soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, gồm nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Luật cũng quy định cụ thể về quy trình soạn thảo, ban hành các loại văn bản luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật nói trên.
- Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã ghi nhận vai trò rất quan trọng của Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật xuất phát từ nhu cầu của Chính phủ đối với hoạt động này..
- Vì vậy, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhu cầu tất yếu của hệ thống cơ quan hành pháp..
- Thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật trên thế giới cũng cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan hành pháp trong hoạt động này..
- Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng về sự tham gia của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong hoạt động lập pháp và về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ..
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƢỞNG,.
- Trong những năm qua, Chính phủ và các cơ cấu của Chính phủ đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong hoạt động xây dựng pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật, trong thời gian qua, hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được triển khai tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Còn các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ (và thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ) đã ban hành trên 7.000 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền..
- Số liệu thống kê trên cho thấy, nhu cầu của Chính phủ trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là rất lớn và cũng khẳng định vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay..
- Hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang bộ còn nhiều hạn chế, bất cập.
- tưởng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và việc xây dựng văn bản cụ thể là một khoảng cách lớn, dẫn đến nhiều dự án luật, pháp lệnh phải điều chỉnh tên dự án, phạm vi điều chỉnh của dự án so với dự kiến khi lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh..
- Về Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh: Cơ cấu thành phần Ban soạn thảo chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Việc tổng kết chủ yếu được thực hiện thông qua tổng hợp báo cáo kết quả công tác hoặc các báo cáo chuyên môn liên quan đến nội dung dự án nên nhìn chung các báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp luật không thực sự phục vụ công tác nghiên cứu để xây dựng dự án luật, pháp lệnh.
- Công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ.
- Có thể nói, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã phần nào đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, phục vụ kịp thời công tác quản lý, điều hành xã hội.
- Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng còn nhiều mặt hạn chế, cần được nghiên cứu, khắc phục.
- Về tiến độ ban hành văn bản: Phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chậm so với quy định của pháp luật, đồng thời cũng chậm so với yêu cầu thực tế, chưa bảo đảm yêu cầu có văn bản hướng dẫn thi hành ngay sau khi luật, pháp lệnh có hiệu lực..
- Về Ban soạn thảo: Ban soạn thảo cũng chưa thực sự phát huy vai trò là chủ thể chịu trách nhiệm chính về chất lượng, tiến độ xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật..
- Trong nhiều trường hợp, việc soạn thảo gần như khoán cho cơ quan chủ trì soạn thảo mà thực chất là Tổ biên tập gồm các cán bộ, chuyên viên của cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện, dẫn đến chất lượng soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiến độ soạn thảo do không chủ động quyết định được nội dung dự thảo..
- Một số trường hợp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình ra Chính phủ vẫn chưa có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp..
- Việc gửi phiếu xin ý kiến như vậy không có sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viên Chính phủ, thiếu tính phản biện nên đã ảnh hưởng đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật..
- Về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật: Nội dung một số văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa theo kịp yêu cầu quản lý và tốc độ phát triển của xã hội nên khi triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
- một số văn bản hướng dẫn thi hành quy định những nội dung vượt quá phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh hoặc ngược lại đã hạn chế quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân so với quy định của văn bản pháp luật được hướng dẫn..
- Công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang bộ.
- Trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cũng xảy ra những hạn chế như tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như đã nêu ở trên.
- Ngoài ra, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ còn có một số hạn chế khác như:.
- Về trình tự soạn thảo, ban hành văn bản: Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì khi soạn thảo văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, dự thảo văn bản phải được gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan trước khi ban hành.
- Về nội dung văn bản: Một số văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành còn có những quy định chưa phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh..
- Về thể thức văn bản: Vẫn có tình trạng một số bộ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên dưới dạng công văn hướng dẫn, hoặc giao cho các cơ quan thuộc bộ ban hành văn bản là không đúng thẩm quyền..
- Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản: Mặc dù có những hạn chế, sai sót nêu trên nhưng việc kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật chưa được Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ quan tâm đúng mức, mang tính hình thức, không thường xuyên, có biểu hiện né tránh, ngại va chạm.
- Đối với những văn bản được phát hiện có vi phạm pháp luật thì việc xử lý cũng còn chậm và thiếu kiên quyết.
- Vì vậy, số lượng văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật được các bộ, ngành tự phát hiện và xử lý không nhiều..
- Trong những năm qua, hoạt động soạn thảo, xây dựng và ban hành luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Số lượng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành cũng rất nhiều, cho thấy sự cần thiết và vai trò quan trọng của hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật..
- Thực trạng hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nêu trên cho thấy, mức độ thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm chưa cao.
- Tiến độ chuẩn bị và trình các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thường vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật.
- Việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số luật, pháp lệnh còn chậm, chưa đúng với yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Mặc dù xuất phát từ nhu cầu của Chính phủ, do Chính phủ soạn thảo, nhưng sự tham gia của Chính phủ vào quy trình xây dựng pháp luật còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong những giai đoạn các cơ quan của Quốc hội chủ trì chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh thì Chính phủ gần như khoán trắng cho Quốc hội, cơ quan của Quốc hội.
- Việc chấp hành quy định của pháp luật trong quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa nghiêm túc..
- Chính phủ, các bộ, ngành chưa đầu tư thích đáng về thời gian, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật..
- Vẫn còn xảy ra tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đúng thẩm quyền, hình thức văn bản, nội dung văn bản không phù hợp với quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh hoặc văn bản quy phạm pháp luật cao hơn..
- XÁC ĐỊNH LẠI TRỌNG TÂM CÔNG VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ LÀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT.
- Công đoạn Chính phủ của quy trình lập pháp chính là khâu thiết kế của “công trình pháp luật” (một số văn bản pháp luật có thể do các chủ thể khác soạn thảo, nhưng số lượng của các văn bản này là không đáng kể).
- Soạn thảo văn bản pháp luật trước khi nghiên cứu và phân tích chính sách, cũng giống như việc kê đơn mà bỏ qua công đoạn khám bệnh vậy.
- “Sự hạn chế quyền lực Nhà nước”, trên cơ sở kết quả nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật đã nêu ở Chương I, Chương II, tác giả đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập trong hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật như sau:.
- Thứ nhất, về thể chế: Tuy Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi và thực hiện chưa lâu, nhưng thiết nghĩ trong giai đoạn trước mắt cũng cần nghiên cứu sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật với cách tiếp cận hoàn toàn mới từ quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật đến việc soạn thảo, xem xét, quyết định ban hành, trong đó quan tâm đến việc sửa đổi quy trình lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, sửa đổi quy trình soạn thảo, ban hành luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật.
- đặt ra những cơ chế pháp lý hữu hiệu để ràng buộc trách nhiệm của Chính phủ cũng như cơ quan soạn thảo đối với việc xây dựng, đề xuất hoặc ban hành chính sách, đảm bảo sự tham gia của Chính phủ và cơ quan soạn thảo trong các giai đoạn của quy trình xây dựng pháp luật..
- Thứ hai, về tổ chức, bộ máy: Đề nghị nghiên cứu, thành lập Hội đồng thẩm định chính sách quốc gia làm nhiệm vụ thẩm định nội dung chính sách được đặt ra trong các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Thứ ba, về quy trình lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật: Để bảo đảm tính khả thi của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để Chính phủ, các bộ, ngành có điều kiện chuẩn bị dự án, dự thảo văn bản có chất lượng, đề nghị xác định lại tiêu chí đưa dự án, dự thảo vào chương trình theo hướng, khi trình đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ và cơ quan soạn thảo phải trình đề cương.
- Thứ tư, về quy trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Xuất phát từ kiến nghị thứ ba nêu trên, quy trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được thay đổi.
- tổ chức soạn thảo văn bản.
- quyết định đưa vào chương trình ban hành luật, pháp lệnh, chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- xem xét, thông qua, ban hành văn bản..
- Cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật hiện hành về hình thức, thẩm quyền ban hành văn bản, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản, về hồ sơ và thời gian trình văn bản..
- Chủ động xây dựng và bố trí nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- bố trí kinh phí kịp thời và đầy đủ cho hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quan tâm thoả.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, luận văn “Nhu cầu lập pháp của hành pháp” đã làm rõ những nội dung quan trọng trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống cơ quan hành pháp ở trung ương như sau:.
- Theo quy định của pháp luật cũng như trên thực tế, Chính phủ và các cơ cấu của Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật..
- Tuy nhiên, thực tế hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, từ đó dẫn đến những hạn chế trong hoạt động quản lý, điều hành xã hội..
- các quy định về hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự phù hợp với thực tế, chưa chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể, chưa đặt ra những chế tài xử lý thích đáng;.
- các điều kiện đảm bảo cho hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, kịp thời..
- tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, tổ chức và nhân sự để nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật..
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (1996)..
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2002)..
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008)..
- Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Công an nhân dân..
- Uỷ ban pháp luật của Quốc hội - Dự án star (2008), tài liệu Hội thảo góp ý dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.