« Home « Kết quả tìm kiếm

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ ĐỒNG NAI - MIỀN ĐỒNG NAM BỘ CỦA VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Đồng Nai là địa bàn có quá trình hội nhập, phát triển công nghiệp mạnh trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
- Đến năm 2020, tỉnh Đồng Nai phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển.
- Quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá đã đem lại những hiệu quả tích cực, song cũng xuất lộ nhiều tác động, ảnh hưởng tiêu cực mà không giải quyết sẽ trở thành những vấn nạn ảnh hưởng nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai..
- Tình hình chung về quá trình hội nhập, phát triển công nghiệp ở địa bàn Đồng Nai.
- Khái quát về địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tỉnh Đồng Nai thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ.
- Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào tháng 2/1976.
- Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.894,7 km 2 , dân số khoảng 2.246.162 người (2006), gồm nhiều thành phần dân tộc sinh sống..
- Về cơ cấu hành chính, hiện nay Đồng Nai có 11 đơn vị, gồm: 01 thành phố (Biên Hoà), 01 thị xã (Long Khánh) và 09 huyện (Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc)..
- Đồng Nai là địa bàn chiến lược, được xác định là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam..
- Đặc điểm chung của Đồng Nai tác động đến quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
- a) Đồng Nai là địa bàn có ngành công nghiệp phát triển sớm.
- Qua các thời kỳ lịch sử của vùng đất miền Đông Nam Bộ, Đồng Nai luôn có vị trí, vai trò quan trọng không chỉ về hành chính, chính trị mà cả về phát triển các ngành kinh tế..
- Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa Pháp đã bắt tay vào đầu tư và khai thác trên vùng Đồng Nai.
- Từ đây, bắt đầu cho một thời kỳ phát triển trên lĩnh vực công nghiệp ở Đồng Nai.
- Từ giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, khi chế độ Cộng hoà ở miền Nam được thành lập và tồn tại cho đến tháng 4/1975, địa bàn Đồng Nai được đầu tư và phát triển công nghiệp khá mạnh mẽ.
- Tại Đồng Nai đã hình thành nên một Khu Kỹ nghệ Biên Hoà từ những năm 1959.
- b) Kế thừa và chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển công nghiệp của Đồng Nai.
- Kể từ tháng 4/1975, Đồng Nai tiếp quản và điều hành mọi mặt để ổn định xã hội, phát triển kinh tế.
- Khu Kỹ nghệ Biên Hoà là một “nguồn vốn quý” mà Đồng Nai kế thừa để tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp địa phương, dẫu có khó khăn từ thời gian tiếp quản: thiếu nhân lực, vốn đầu tư, nguyên liệu, cách thức quản lý, điều hành.
- Từ năm 1975 cho đến nay, vấn đề phát triển công nghiệp hay quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá (CNH – HĐH) được Đồng Nai chú trọng.
- Đồng Nai xác định mục tiêu định hướng phát triển kinh tế: Huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp.
- và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh cơ cấu ngành công nghiệp.
- Đồng Nai đã triển khai nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ đã được thông qua (tại kỳ họp thứ 9 - Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khoá VII).
- Trong đó, mục tiêu mà Đồng Nai đặt ra là đến năm 2020 sẽ phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hoá..
- c) Hình thành Công ty Phát triển khu công nghiệp.
- Trong quá trình đầu tư phát triển và quản lý Khu công nghiệp (KCN), Đồng Nai là địa phương thực hiện việc thành lập Công ty chuyên ngành đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN và thành lập cơ quản quản lý các KCN..
- Năm 1990, tỉnh Đồng Nai thành lập Công ty phát triển KCN Biên Hoà (Tên giao dịch là SONADEZI Biên Hoà).
- SONADEZI Biên Hoà là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước về lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, thu hút đầu tư để phát triển nền công nghiệp của địa phương..
- Với sự đa dạng hoá trong nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn vốn: liên doanh với nước ngoài (như các KCN Amata, Loteco, Formosa), từ các doanh nghiệp trung ương (Tổng công ty cao su Việt Nam, Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và KCN) và các thành phần kinh tế khác, Công ty SONADEZI Biên Hoà đã có những đóng góp tích cực trong quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH ở Đồng Nai..
- Đồng Nai là địa phương có bước đột phá trong việc hình thành Công ty phát triển Khu công nghiệp để thực hiện quá trình CNH - HĐH..
- Đồng Nai có lợi thế về nguồn quỹ đất để quy hoạch phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trong tổng diện tích đất đai quy hoạch phát triển các KCN, cụm công nghiệp tập trung.
- Với vị trí địa lý có tính chiến lược trong vùng miền, những tiền đề phát triển ban đầu, kế thừa những cơ sở của các giai đoạn trước, những kinh nghiệm và từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, Đồng Nai hiện nay đã và đang phát triển mạnh mẽ trong quá trình CNH - HĐH..
- Những kết quả trong quá trình phát triển CNH - HĐH ở Đồng Nai.
- Sự kế thừa, khôi phục và định hướng phát triển công nghiệp ở Đồng Nai đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội..
- Các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất công nghiệp ngày càng tăng..
- Cơ sở công nghiệp tăng, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng..
- Từ năm 1976 đến năm 1985, Đồng Nai có 2.216 cơ sở sản xuất công nghiệp..
- Giai đoạn 5 năm ngành công nghiệp Đồng Nai đứng trước những khó khăn trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường.
- Thế nhưng, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì ở mức tăng trưởng..
- Giai đoạn là giai đoạn công nghiệp của Đồng Nai tăng trưởng vượt bậc..
- Giai đoạn do tác động từ khủng khoảng tài chính tiền tệ châu Á, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Đồng Nai giảm.
- Thế nhưng, trong tình hình chung của ngành công nghiệp cả nước, công nghiệp của Đồng Nai vẫn cao gấp 1,5 lần mức tăng của cả nước và dẫn đầu các địa phương có thế mạnh về công nghiệp (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội)..
- Giai đoạn công nghiệp Đồng Nai tập trung đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thu hút và triển khai các dự án đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
- Đồng Nai trở thành địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ ba của Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội)..
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
- đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn ở Đồng Nai không ngừng phát triển..
- Nhiều vùng đất nông thôn được quy hoạch phát triển chuyên canh, thu hút được rất nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn ở Đồng Nai từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thay đổi cơ cấu ngành nghề nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, cải thiện được đời sống vật chất cho người lao động..
- Quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH từ năm 1995 trở về sau đã thúc đẩy rất lớn cho hoạt động xuất, nhập khẩu của Đồng Nai.
- Bắt đầu tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1990 đến nay, Đồng Nai ngày càng thu hút nhiều nguồn vốn và mở rộng quy mô đầu tư.
- Ngành nghề các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chủ yếu vào Đồng Nai là công nghiệp chiếm 96%, hạ tầng 3%, còn lại là dịch vụ và nông-lâm-ngư nghiệp.
- Mục tiêu của Đồng Nai từ năm 2006 đến năm 2010 là thu hút từ 3,5 - 4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Để đạt được điều đó, Đồng Nai tiếp tục chú trọng giải pháp quy hoạch bổ sung quỹ đất cho các KCN, nâng cao chất lượng dự án đầu tư, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.
- Hiện nay, tình hình đầu tư vào địa bàn tỉnh đang tiếp tục tiến triển khả quan, bởi, chính những dự án của các tập đoàn có uy tín đang tạo sức hút mới với các nhà đầu tư vào Đồng Nai.
- Đây là dấu hiệu bảo đảm cho Đồng Nai giữ được sự tăng trưởng cao và phát triển ổn định trong những năm tới..
- Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, các KCN ở Đồng Nai đã thu hút thêm 44 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 361 triệu USD, 08 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 2.865 tỷ đồng.
- Như vậy, trên tổng thể, đến nay, 27 KCN ở Đồng Nai đã thu hút 1.027 dự án.
- Hệ thống các KCN, cụm công nghiệp tập trung đã thu hút rất nhiều lao động tìm đến.
- Hiện nay, nguồn lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai là khoảng 307.000 nhân công Việt Nam.
- Sử dụng hiệu quả quỹ đất đai trong xây dựng những khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.
- Quá trình CNH - HĐH ở Đồng Nai trong thời gian qua và trong quy hoạch tổng thể cho thấy, việc sử dụng nguồn quỹ đất của địa phương có hiệu quả trong việc hình thành các KCN, các cụm công nghiệp tập trung.
- Các địa bàn cơ sở huyện, thị, vùng nông thôn đã và đang hình thành các khu, cụm công nghiệp..
- Đến nay, Đồng Nai có 27 khu công nghiệp đã được thành lập, phủ gần như trên tất cả các địa bàn hành chính cấp huyện, thành phố, thị xã với tổng diện tích quy hoạch là 6.420 ha..
- Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đồng Nai đến năm 2020, tỉnh Đồng Nai phấn đấu trở thành tỉnh CNH - HĐH.
- Dự kiến các bước phát triển KCN như sau: đến năm 2010, Đồng Nai xây dựng và phát triển 33 KCN (tổng diện tích 10.796 ha) và 34 cụm công nghiệp vừa và nhỏ có tổng diện tích 1.455 ha.
- đồng thời phát triển các cụm công nghiệp thành KCN..
- Đến năm 2020, xây dựng và phát triển từ 45 - 47 KCN (tổng diện tích ha), chuyển các cụm công nghiệp thành các khu công nghiệp với diện tích khoảng ha..
- Những ảnh hưởng trong quá trình CNH - HĐH ở Đồng Nai.
- Quá trình CNH - HĐH đã đem lại cho Đồng Nai những biến chuyển tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội.
- Phát triển công nghiệp chưa tập trung và trình độ công nghệ còn thấp.
- Công nghiệp Đồng Nai chủ yếu phát triển theo chiều rộng.
- Sự gia tăng dân số từ nguồn lao động các vùng miền đến cùng với sự chuyển dịch lao động của Đồng Nai từ nông thôn đến đô thị, phản ánh một quá trình đô thị hoá ở Đồng Nai gắn liền với công nghiệp hoá.
- Còn hầu hết chính sách nhà ở cho người lao động ở Đồng Nai chưa có giải pháp để thực hiện cho tốt.
- Trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra nhiều hiện tượng xã hội không lành mạnh, thậm chí nhiều đối tượng lao động tại chỗ, nhập cư vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng….
- Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Đồng Nai đã ở mức báo động.
- Hiện nay, trên địa bàn Đồng Nai mới có 11/21 KCN đi vào hoạt động xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
- Sông Đồng Nai - nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất và là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng của miền Đông Nam Bộ đang bị ô nhiễm nặng từ nhiều nguồn.
- Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị được xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông Đồng Nai.
- Ô nhiễm môi trường từ quá trình CNH - HĐH ở Đồng Nai có những tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người.
- Trong định hướng phát triển Đồng Nai đến năm 2010 thì tất cả các KCN mới đạt được tiêu chí về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
- Như vậy, đây là một hạn chế rất lớn của Đồng Nai trong quá trình CNH - HĐH vừa qua.
- Nếu vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt về nguồn nước từ sông Đồng Nai và hệ thống chi lưu của nó không được xử lý sớm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 16 triệu dân thuộc 12 tỉnh thành ở vùng Nam Bộ..
- Quá trình phát triển công nghiệp kéo theo đô thị hoá đã tác động đến cư dân ở vùng nông thôn Đồng Nai.
- Quá trình CNH - HĐH ở Đồng Nai đã thu hút một lực lượng lao động lớn, đặc biệt là đội ngũ công nhân làm việc trong các KCN, cụm công nghiệp tập trung..
- Tính đến tháng 6/2008, Đồng Nai có 60 cơ sở dạy nghề, trong đó có 04 trường cao đẳng, trung cấp nghề, 04 trường trung học chuyên nghiệp, 47 trung tâm dạy nghề… Tuy nhiên, qua khảo sát, trình độ lao động đã được qua đào tạo chỉ mới đáp ứng 60% so với nhu cầu công việc.
- đặc biệt tác phong công nghiệp không cao… trong đội ngũ lao động, chủ yếu là công nhân, là những hạn chế cho quá trình phát triển CNH - HĐH ở Đồng Nai..
- Quá trình CNH - HĐH ở Đồng Nai bắt đầu từ những năm sau Đổi mới, đặc biệt là từ năm 1995 đến nay, đã đem lại những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những hạn chế mà Đồng Nai cần có những giải pháp cụ thể, đồng bộ để duy trì và thực hiện sự phát triển bền vững..
- Định hướng đến 2020, Đồng Nai tập trung vào các mục tiêu cụ thể như: "Phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng, trong nước và hội nhập quốc tế.
- Thực tế cho thấy, Đồng Nai đã có những bước đi thích hợp, kịp thời để đưa ra những giải pháp, xử lý các vấn đề tác động từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như quy hoạch phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, từng bước tạo sự cân đối giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đúng hướng, đào tạo nghề, chính sách xã hội liên quan đến con người, nguồn nhân lực….
- Trong đó, có những đề xuất về các giải pháp cụ thể được Đồng Nai đưa ra như: phấn đấu đến năm 2010 sẽ bố trí 73 chỗ cho khoảng 15% tổng số công nhân lao động trong các KCN có nhu cầu nhà ở và hướng đến đạt tỷ lệ 50% vào năm 2020 (3.
- Từ thực tiễn của Đồng Nai trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá với những kết quả và tác động, ảnh hưởng tiêu cực những mặt đời sống của xã hội, tình hình phát triển kinh tế… đã xuất hiện rõ, nảy sinh nhiều vấn đề như đã nêu trên mà chúng tôi nghĩ rằng: đối với các địa phương khác ở Việt Nam cũng đã, hoặc sẽ gặp phải trong quá trình này, chắc chắn sẽ có thêm những bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý trong việc định hướng, đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề vừa có tính sách lược lẫn chiến lược để đảm bảo những trụ cột với mục tiêu phát triển bền vững..
- (2) Dẫn theo báo Đồng Nai số 1484 ngày 3/7/2008..
- (3) Đề án Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn định hướng đến năm 2020 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, 2008..
- [1] Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (Nhiều tác giả), Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, NXB Đồng Nai, 1998..
- [3] Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai 30 năm xây dựng và phát triển.
- [5] Báo Đồng Nai, báo Lao động, trang web của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (dongnai.org.vn).