« Home « Kết quả tìm kiếm

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA HỌC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Tóm tắt Xem thử

- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA HỌC BẬC TRUNG HỌC.
- PHỔ THÔNG.
- Việc thực hiện chương trình phân ban và sách giáo khoa (SGK) mới, môn hóa học bắt đầu từ năm học thay SGK lớp 10) đến năm học thay SGK lớp 12) đã được 3 năm, về hình thức lẫn nội dung có rất nhiều điểm mới so với chương trình và SGK hóa học trước đây, đặc biệt chương trình và SGK hóa học mới coi trọng việc vận dụng kiến thức, bồi dưỡng năng lực tự học và phương pháp tư duy, rèn luyện trí thông minh, bồi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của học sinh.
- Từ khóa: Chương trình phân ban, sách giáo khoa môn hóa học.
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của lý luận dạy học hóa học là nghiên cứu và xây dựng nội dung giảng dạy hóa học ở trường phổ thông sao cho thích hợp với mục tiêu đào tạo, thích hợp với những yêu cầu khoa học nói chung và nhất là đối với tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Muốn thực hiện thành công định hướng đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc đổi mới giáo dục trung học phổ thông mà trước hết là phải tiến hành hoàn thiện chương trình và nội dung giảng dạy ở trường phổ thông.
- triển kinh tế - xã hội của nước ta đã đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và SGK phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới”.
- Từ đó cho thấy, việc thực hiện đổi mới chương trình phân ban và SGK hóa học là rất cần thiết và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hiện nay..
- 2 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN THPT MÔN HÓA HỌC.
- 2.1 Nguyên tắc xây dựng chương trình.
- Trong giáo dục học, có hai nguyên tắc sắp xếp chương trình môn học và SGK, đó là: đồng tâm và đường thẳng..
- Theo nguyên tắc đồng tâm, sự lĩnh hội đi từ mức độ khó khăn thấp đến mức cao về cùng một vấn đề, và như thế phù hợp với trình độ phát triển trí tuệ của học sinh.
- Chương trình phân ban THPT môn hóa học được xây dựng trên cả hai nguyên tắc nói trên phối hợp với nhau, nhưng về cơ bản nó là một chương trình theo lối đồng tâm..
- 2.2 Quan điểm xây dựng chương trình môn Hóa học.
- Chương trình phân ban trung học phổ thông môn hóa học đã được xây dựng theo những quan điểm sau:.
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu môn hóa học trường THPT..
- Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, tối thiểu và thực tiễn trên cơ sở hệ thống kiến thức của khoa học hóa học tương đối hiện đại..
- Đảm bảo tính đặc thù của môn hóa học..
- Đảm bảo sự định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh..
- Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh..
- Đảm bảo sự kế thừa những thành tựu dạy và học hóa học trong nước và thế giới..
- Bảo đảm tính phân hóa của chương trình hóa học phổ thông..
- Đáp ứng nguyện vọng và năng lực học sinh, có các loại chương trình phân ban sau:.
- Chương trình hóa học cơ bản..
- Chương trình hóa học nâng cao..
- Chương trình hóa học tự chọn nâng cao..
- 2.3 Cấu trúc chương trình môn hóa học trong trường THPT 2.3.1 Vị trí, vai trò của môn hóa học trong nhà trường phổ thông.
- Môn hóa học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức và kỹ năng hóa học phổ thông cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về kiến thức cơ sở hóa học chung (lý thuyết chủ đạo) để nghiên cứu các chất, quy luật biến đổi các chất, ứng dụng và sản xuất các chất..
- Trang bị cho học sinh thế giới quan khoa học và cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông nhằm phát triển năng lực nhận thức, năng lực tự hành động và năng lực sáng tạo..
- 2.3.2 Mục tiêu của chương trình môn hóa học phổ thông (2).
- Môn hóa học là môn học trong nhóm các môn Khoa học tự nhiên.
- Môn hóa học cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người.
- Những tri thức này rất quan trọng, giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng động và sáng tạo..
- Học sinh có được hệ thống kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:.
- Kiến thức cơ sở hóa học chung;.
- Hóa học vô cơ;.
- Hóa học hữu cơ..
- Học sinh biết.
- Biết và tích lũy được hệ thống các kiến thức hóa học cơ bản bao gồm:.
- Những khái niệm về từng phản ứng hóa học riêng rẽ hoặc cụ thể, phân biệt được các loại phản ứng và khái niệm chung về phản ứng hóa học;.
- Những khái niệm về các nguyên tố hóa học và chất cụ thể, những tính chất, điều chế và ứng dụng của nó phục vụ đời sống, sản xuất, quốc phòng, phục vụ khoa học kỹ thuật;.
- Học sinh hiểu thấu đáo:.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cấu tạo và tính chất của chất, của nguyên tố hóa học….
- So sánh được tính chất của các chất, của nguyên tố hóa học…..
- Giải thích được sự biến đổi tính chất của các chất, của nguyên tố hóa học….
- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất của chất, của nguyên tố hóa học….
- Học sinh đạt được hệ thống kỹ năng hóa học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học gồm:.
- Kỹ năng học tập hóa học;.
- Kỹ năng thực hành hóa học;.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học..
- Biết vận dụng lý thuyết để giải các bài tập hóa học hoặc vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng hóa học đơn giản trong đời sống thực tiễn..
- Học sinh có thái độ tích cực như:.
- Hứng thú học tập môn hóa học..
- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung, của hóa học nói riêng vào đời sống sản xuất..
- Ý thức vận dụng những tri thức hóa học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện..
- Bảng 1: Phân phối số tiết học của chương trình phân ban môn hóa học lớp 10 Tổng số.
- Bảng 2: Phân phối số tiết học của chương trình phân ban môn hóa học lớp 11 Tổng số.
- Bảng 3: Phân phối số tiết học của chương trình môn hóa học lớp 12 Tổng số.
- 3 SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC THPT.
- 3.1 Cấu trúc, nội dung và hình thức SGK hóa học THPT.
- Cùng với việc đổi mới chương trình môn hóa học là sự đổi mới SGK.
- SGK hóa học có những đổi mới về các mặt sau:.
- 3.1.1 Về cấu trúc SGK Hóa học mới Sách gồm ba phần:.
- Các trang mục lục tra cứu, nội dung là danh mục những kiến thức cơ bản, những nội dung mới trong SGK như: tên định luật, thuyết, khái niệm, sự kiện hóa học… Danh mục được sắp xếp theo thứ tự A, B, C… Mục lục tra cứu nhằm giúp học sinh tra cứu một vấn đề nào đó được nhanh chóng và thuận lợi..
- Các trang phụ lục gồm một số biểu bảng cần thiết liên quan đến những kiến thức trong SGK như: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng độ tan, bảng thế điện cực chuẩn của kim loại…Việc làm này nhằm cung cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo để giải bài tập hóa học hoặc khảo sát về tính chất của một chất nào đó..
- Trang mở đầu chương được trình bày đẹp, hấp dẫn, gây được ấn tượng, lôi cuốn học sinh nghiên cứu..
- Những mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của mỗi bài học mà học sinh phải đạt được.
- mức độ thấp là yêu cầu học sinh “biết”, mức độ cao hơn là yêu cầu học sinh.
- Dù ở mức độ nhận thức nào, học sinh cũng phải “vận dụng” được kiến thức để giải bài tập, làm thí nghiệm, giải thích hiện tượng hóa học trong tự nhiên hoặc trong bài học….
- Mỗi đề mục là những thông tin, thí nghiệm hóa học được trình bày dưới dạng kênh chữ và kênh hình mà học sinh cần phải tìm tòi, nghiên cứu, kết luận..
- SGK hóa học còn tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức môn học.
- Để nhận thức được những kiến thức mới như: các khái niệm, định luật hóa học, những sự kiện hóa học mới có nội dung khái quát cao… SGK dẫn dắt học sinh đi từ hiện tượng quan sát được trong những thí nghiệm nghiên cứu có sự kết hợp sự vận dụng những kiến thức đã biết để đi đến kết luận.
- Nếu đối tượng nghiên cứu là những chất cụ thể, SGK dẫn dắt học sinh vận dụng lý thuyết chủ đạo đã học, những khái niệm, những định luật đã biết để dự đoán tính chất của chất và sau đó là những thí nghiệm hóa học cần thiết để khẳng định hoặc phủ định điều dự đoán..
- thực hành thí nghiệm và phân tích hóa học.
- khảo sát sự biến đổi các chất bằng đồ thị, biểu đồ… Sự đa dạng hóa loại hình bài tập và sự phong phú hóa về nội dung bài tập trong SGK sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh..
- Phần thứ nhất là những nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương cần được củng cố cho học sinh..
- Phần thứ hai là những loại hình và nội dung bài tập cần rèn luyện cho học sinh..
- Các tư liệu tham khảo được đưa vào cuối của một số bài học, song không thuộc loại kiến thức, kỹ năng cần phải trang bị cho học sinh..
- Các bài thực hành được đưa vào cuối mỗi chương bao gồm những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà học sinh phải đạt được..
- 3.1.3 Về hình thức SGK Hóa học.
- Hình thức SGK Hóa học mới được in bốn màu, trang nhã và phù hợp với màu sắc tự nhiên thật của các chất.
- Hình thức SGK hóa học mới còn góp phần làm cho học sinh yêu thích môn học, trân trọng và giữ gìn sách..
- 3.2 Những điểm mới cơ bản trong sách giáo khoa Hóa học.
- Sự đổi mới và hoàn thiện cấu trúc, nội dung và hình thức SGK hóa học lần này có những ưu điểm và tác dụng cơ bản sau:.
- Tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự làm việc với SGK để chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng..
- Định hướng cho học sinh phương pháp học tập hóa học bậc phổ thông..
- Tạo cơ sở cho việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh..
- Gây hứng thú, ham thích học tập môn hóa học cho học sinh..
- SGK hóa học mới gồm 2 bộ, một bộ biên soạn theo chương trình chuẩn và bộ kia biên soạn theo chương trình nâng cao..
- SGK mới được biên soạn sao cho học sinh có thể dùng sách để tự học, còn GV dùng sách để thiết kế các hoạt động dạy học, đặt học sinh vào chủ thể của hoạt động nhận thức, GV hướng dẫn, động viên, khích lệ để học sinh tự xây dựng kiến thức mới cho mình, kết quả là họ không chỉ nắm vững kiến thức mà còn nắm được cả phương pháp để đi đến kiến thức.
- Cuối mỗi chương có bài luyện tập giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức cơ bản của chương.
- SGK mới in nhiều màu, thể hiện đúng với màu sắc tự nhiên của chất sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn hóa học..
- Đổi mới giáo dục phổ thông đã trải qua giai đoạn thí điểm bắt đầu từ cấp tiểu học qua THCS và đến nay hoàn tất ở cấp THPT, trong đó có quá trình hoàn thiện chương trình phân ban và SGK hóa học ở trường THPT, một chặng đường dài với biết bao khó khăn và thử thách để tìm kiếm con đường đổi mới giáo dục phổ thông, với sự tham gia và đóng góp hết sức to lớn về vật chất cũng như tinh thần của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, tuy kết quả mà nó mang lại vẫn còn ở phía trước, song đã khơi dậy những chuyển biến tích cực về các hoạt động dạy học hóa học của thầy trò trường THPT hiện nay.
- Lý luận dạy học hóa học.
- Chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông, môn hóa học.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông, môn hóa học.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 trung học phổ thông, môn hóa học.
- Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông.
- Các văn bản về chương trình bậc THCS và THPT, THCB từ năm 1980 đến nay.