« Home « Kết quả tìm kiếm

Những điều cần biết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo


Tóm tắt Xem thử

- Những điều cần biết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì trong chương trình giáo dục phổ thông?.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
- Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học..
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục..
- Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình..
- Các môn học thực hiện giảng dạy những lĩnh vực có tính khoa học, chủ yếu nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh..
- Bên cạnh đó, chúng ta có hoạt động giáo dục, là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc.
- Theo cách hiểu đó, hoạt động GD trong chương trình phổ thông có tên gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Trong chương trình hiện hành, chúng ta cũng có loại hoạt động này với tên gọi là hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ chính khóa..
- Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể..
- Đây là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo.
- Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính..
- Ở đây có 4 phương pháp chính, đó là:.
- Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ).
- GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, GQVĐ của HS.
- Trong tổ chức HĐ TNST, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động..
- Bước 2: Tìm phương án giải quyết.
- Bước 3: Quyết định phương án giải quyết.
- Phương pháp sắm vai.
- Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em.Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà HS tự xây dựng trong quá trình hoạt động.
- Trong trò chơi cũng như trong cuộc sống, các em mong muốn có được một vai yêu thích, khi sắm một vai HS bước ra từ chính bản thân mình.
- Phương pháp sắm vai được tiến hành theo các bước nhất định bao gồm:.
- Nêu tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề hoạt động.
- Phương pháp trò chơi.
- Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó..
- Đặc thù của trò chơi:.
- Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phù hợp.
- Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng..
- Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định).
- Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật..
- Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ.
- Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho HS.
- Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS.
- Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực..
- Việc tổ chức trò chơi được GV tiến hành theo các bước sau:.
- Bước 1: Chuẩn bị trò chơi.
- Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi.
- Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi..
- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến HS..
- Bước 2: Tiến hành trò chơi.
- GV giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi.
- Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi.
- Phương pháp làm việc nhóm.
- Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:.
- Chuẩn bị cho hoạt động:.
- Chú trọng HS vào một số KNLVN cần thiết cho hoạt động (chọn 2 - 3 KN để nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết.
- yêu cầu HS thể hiện các KN đó trong hoạt động..
- Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,....
- Đánh giá hoạt động: Ở bước này GV cần:.
- Lôi cuốn HS nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên;.
- Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các KNLVN;.
- Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các KNLVN (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào)..
- Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp.
- Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNST còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:.
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;.
- Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNST khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa..
- Nguyên tắc xây dựng thành công bài học trải nghiệm sáng tạo - Gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống.
- Học tập trải nghiệm sáng tạo mang ý nghĩa rộng là các tình huống hay bối cảnh có ý nghĩa vận dụng kiến thức vào giải quyết và nó mang ý nghĩa một hoạt động xã hội..
- Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinh phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó.
- Hơn nữa các nội dung học tập trải nghiệm phải mang tính xã hội có nghĩa là nói tới quy mô rộng lớn của học tập trải nghiệm hướng tới..
- Cần đảm bảo chủ đề học tập trải nghiệm phải gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương nơi tập thể sinh sống và học tập, hoặc những điểm nổi bật..
- Chủ đề trải nghiệm không không ngoài “tầm với” kiến thức của học sinh Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của học sinh.
- Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức học sinh đã được học, những kiến thức liên quan có thể tham khảo và kiến thức trong chương trình SGK..
- Như thế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao..
- Trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở người học.
- Cả giáo viên và học sinh không chỉ xem kiến thức là một thứ để nhớ mà con xem việc khám phá kiến thức là một niềm vui trong quá trình học tập.
- Đặc biệt với học sinh thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như mở một hộp quà mà chính học sinh là người tự tìm ra nó..
- Chọn được nội dung cho phù hợp với việc học trải nghiệm.
- Chương trình, kế hoạch học tập trải nghiệm phải được thiết kế để trang bị cho học sinh đầy đủ yếu tố: Kiến thức, kĩ năng, giá trị và cả cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống..
- Bởi vậy ngay trong khâu thiết kế giáo án người giáo viên phải chọn được nội dung cho phù hợp với việc học trải nghiệm rồi đưa ra được mục tiêu đầu ra cho sản phẩm của mình về kiến thức, kĩ năng và giá trị của bài học..
- Trong quá trình học tập trải nghiệm giáo viên phải chú ý bám sát giáo án cũng như học sinh để bài học đạt hiệu quả cao..
- Không quá ôm đồm kiến thức.
- Qua bài học, học sinh phải nắm vững được kiến thức trọng tâm, tự hoàn thiện kiến thức kĩ năng vận dụng của mình.
- Điểm mấu chốt sau một bài học là học sinh phải nắm được kiến thức nền cơ bản cũng như những kĩ năng cần thiết mà bài học muốn truyền tải..
- Việc ôm đồm quá nhiều kiến thức nhồi nhét cho học sinh sẽ làm bài học trở nên quá tải bởi vậy cần tìm ra được nội dung trọng tâm hướng tới thực tiễn để học sinh có thể khắc sâu và hoàn thiện kĩ năng vận dụng sau bài học mà các em được trải nghiệm..
- Cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng vận dụng.
- Quá trình học tập trải nghiệm phải được cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng trong sự liên hệ và vận dụng trong cuộc sống.
- Để đạt được hiệu quả trong bài học thì giáo viên cần lên những ý tưởng nội dung rõ ràng, sắp xếp cho phù hợp với trình tự kiến thức cũng như đưa học sinh đi từ bậc thấp kiến thức nâng dần lên bậc cao hơn..
- Khi đó, học sinh sẽ không bị bỡ ngỡ và tập dần thích nghi với phương pháp học mới.
- Việc cô đọng, rõ ràng về nội dung khiến cho học sinh dễ hiểu và nắm được bản chất vấn đề..
- Học sinh phải được trải nghiệm ý nghĩa của bài học.
- Học sinh phải được trải nghiệm ý nghĩa của bài học, tự xác định cách thức, kết quả, và giải quyết vấn đề.
- Với phương pháp học này học sinh không còn bị động như lối học truyền thống mà các em trở thành trung tâm, những người chủ động đón nhận, tìm thấy kiến thức dưới sự hướng dẫn tự giáo viên..
- Việc học này phải xuất phát từ nhu cầu của học sinh trong việc tìm ra giải pháp để giải quyết tình huống học tập và khám phá sâu hơn tình huống đó.
- Sau quá trình lĩnh hội và tìm hiểu kiến thức học sinh phải tự điều chỉnh lại kiến thức cho bản thân..
- Nguyên tắc này muốn nói tới sự hợp tác của học sinh trong quá trình học tập..
- Kinh nghiệm thiết kế một hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Giai đoạn chuẩn bị (Giai đoạn này còn gọi là quá trình lôgic - diễn ra ở bên ngoài HS (chủ thể hoạt động), nó căn cứ vào cấu trúc của nội dung của hoạt động TNST mà GV định tổ chức.
- Bước 1: GV (hoặc người tổ chức) lựa chọn, đặt tên và xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của hoạt động TNST: Khâu lựa chọn hoạt động rất quan trọng, nó đặt cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động thành phần.
- Khi lựa chọn, GV (hoặc người tổ chức) căn cứ vào mục tiêu giáo dục của hoạt động TNST là gì, cần.
- nội dung hoạt động rồi thì căn cứ vào nội dung ấy mà lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp (Vì nội dung và phương pháp có liên hệ biện chứng với nhau)..
- Bước 2: Phân giải nội dung của hoạt động TNST thành cấu trúc lôgic tường minh: GV phân tích hoạt động TNST thành cấu trúc lôgic tường minh (trong nhận thức).
- Nói cách khác là hình dung được hoạt động TNST được cấu trúc từ những thành tố nào (để sau này, tương ứng với mỗi thành tố ta sẽ thiết kế ra một hoạt động thành phần).
- Ví dụ: Hoạt động “đo chiều cao của HS tiểu học”.
- được phân giải thành các thành tố: Chuẩn bị thước đo và đơn vị đo, đứng sát thước đo, quan sát điểm đo, đánh dấu trên thước, ghi chép số đo, so sánh số đo, nhận xét, đánh giá, kết luận...Các thành tố này tạo nên cấu trúc trọn vẹn của hoạt động TNST “đo chiều cao của HS tiểu học”..
- Bước 3: Phân bậc hoạt động TNST thành các hoạt động thành phần (Thành các hành động, hoặc chuỗi thao tác)..
- Bước 4: Thiết kế thành các hoạt động hoặc chuỗi thao tác tương thích với lôogic của nội dung hoạt động TNST.