« Home « Kết quả tìm kiếm

Những điều “Dân Ước” cần phát huy để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững


Tóm tắt Xem thử

- là nơi “trước đây chỉ có người Tày và người Nùng sống xen kẽ với nhau”.
- 575-576), xã Hữu Thu ở tổng Hữu Thu, châu Thoát Lãng xưa bao gồm 35 làng sau (có tê chứ Hán kèm sau chữ quốc ngữ.
- Vậy là đã từ rất lâu, cộng đồng dân cư – chủ yếu là hai dân tộc Tày và Nùng - ở nơi đây đã biết sống và cư xử với nhau trong theo “lệ làng phép nước”, và rồi để phù hợp với tình hình đương thời - cách đây gần một thế kỷ, dân vùng này cũng đã.
- Nói cách khác, nếu xem xét kỹ và biết kế thừa, thiết nghĩ rằng có những “lệ làng” không hề trái ngược với “phép vua”, rất cần được bảo tồn vì chúng có thể góp phần phát triển bền vững cho những vùng miền lắm rừng nhiều núi trên đất nước của chúng ta..
- Trong số 65 “lệ” được ghi lại ở văn bản này, bên cạnh những lệ thường gặp như: lệ cầu thời tiết thuận hoà, lệ đăng thọ, lệ lên lão, lệ kết hôn, lệ đám hiếu, lệ về trách nhiệm của hội hiếu và hội viên, còn có nhiều lệ rất đáng chú ý do có nội dung thưởng phạt rất nghiêm minh, nhưng cũng rất đời thường, nghĩa là có thể thi hành một cách dễ dàng bởi chúng rất cụ thể và qui trách nhiệm cho những người phải thực thi một cách rõ ràng – tránh dây dưa, đùn đẩy việc chung..
- Vì thế đã có lệ tuyển quân, lệ canh phòng và phạt người bỏ canh phòng, với những qui định cụ thể:.
- “Phàm trong xã có người đi lính thì mỗi khoá hạn 3 năm.
- Nếu chưa mãn khoá mà đảo ngũ, hoặc vẫn tại ngũ mà phạm sai lầm gì làm liên luỵ đến dân xã, phí tổn mất bao nhiêu đều do người ấy gánh chịu bản xã không chịu trách nhiệm gì.
- nạp lệ khao toàn dân...Vị thứ của họ ở sau Kỳ lý.
- Hoặc “Trong xã chia ra hai phe Đông và Tây.
- Phe nào đã nghe tiếng trống mà không đi ứng cứu thì Kỳ Lý bắt phạt phe ấy nộp 3 đồng bạc, 50 cân thịt lợn, 50 cân gạo trắng, 30 cân rượu, trà, muối đầy đủ, mọi người dân cùng đến ăn uống một bữa.
- Số tiền phạt sung vào công quỹ để chi vào việc công” (Lệ canh phòng)..
- Không chỉ trông chờ vào sự tự giác, người nào trốn tránh, thoái thác hay từ bỏ nhiệm vụ đều bị xử lý ngay và hết sức cụ thể.
- Lệ phạt người bỏ canh phòng qui định rõ: “Trong xã có xóm nào bị trộm cướp hay xảy ra việc gì thì các Xóm trưởng.
- Trong lúc đó ai vắng mặt thì Xóm trưởng trình Kỳ, Lý phạt kẻ vắng mặt một đồng bạc.
- Tiền ấy để xóm sung vào công quỹ..
- Đồng thời còn phạt kẻ đó 30 cân thịt lợn, 20 cân gạo trắng, 15 cân rượu, trà, muối đầy đủ để xóm đó cùng ăn một bữa.
- Nếu kẻ đó ương bướng không chịu thì Xóm trưởng khai trình Kỳ, Lý giải trình quan châu trị tội”..
- Cụ thể như sau: “Trong xã người nào dũng cảm khoẻ mạnh bầu chọn 12 người làm Dũng phu.
- Số súng đạn cung cấp giao cho người đó giữ để tiện tuần phòng.
- Nếu giữ gìn không cẩn thận để thất thoát súng đạn thì số thất thoát trị giá bao nhiêu tiền người đó phải có trách nhiệm bồi hoàn cho đủ đồng thời phải trình lên quan trên trị tội nặng.
- Nếu cả năm trong xã không có phe nào bị trộm cắp mất mát thứ gì thì cuối năm được thu mỗi nhà giầu thu 3 hào, nhà trung bình thu 2 hào, nhà nghèo thu 1 hào.
- Số tiền, gạo thu được bao nhiêu chia đều cho Dũng phu làm khẩu phần ăn.
- Nếu canh phòng không cẩn thận để trong xã có phe nào bị trộm cắp, bị đào tường khoét ngạch bị mất mát thứ gì Phó lý, Xã đoàn, Dũng phu phải bồi thường cho đủ” (Lệ bầu Dũng phu)..
- Cụ thể là: “Việc phu dịch trong xã hay việc công.
- Người nào đến lượt mình mà thiếu vắng thì mỗi ngày phạt 3 hào sung vào công quỹ” (Lệ dân công)..
- đã có những điều lệ phạt kẻ phá hoại sản xuất, phạt kẻ ăn trộm hoa màu, phạt kẻ trộm cướp tài sản công dân, thậm chí là phạt tàng trữ của trộm cướp..
- Không cho phép cách hành xử “lợi mình, hại người”, lệ phạt kẻ phá hoại sản xuất qui định: “Trong xã có người nào chăn trâu bò, dê ngựa, gà vịt, ngan ngỗng để phá hoại lúa mạ, đậu đỗ, hoa quả, hoa màu ngoài đồng nếu bắt được quả tang hay ai cáo giác thì.
- bắt tên đó đến trụ sở phạt 5 hào, 12 cân thịt lợn, 12 cân gạo trắng, 8 cân rượu, trà muối đầy đủ.
- Toàn dân cùng ăn một bữa.
- vào công quỹ.
- Còn viêc tổn hại bao nhiêu theo kê khai của điền chủ mà phải bồi hoàn cho đủ”.
- Lệ phạt kẻ ăn trộm hoa màu – kể cách khi chúng ngoan cố - qui định: “Trong xã kẻ nào dám ăn trộm lúa mạ, hoa màu, đậu đỗ, hoa quả ở ngoài đồng nếu bắt được quả tang hay có người nào cáo giác thì Tiên, Thứ chỉ, Kỳ, Lý hội họp ngay, bắt tên đó đến trụ sở phạt 3 đồng bạc, 20 cân thịt lợn, 20 cân gạo trắng, 15 cân rượu, trà, muối đầy đủ.
- Số tiền phạt sung vào công quỹ.
- Số mất mát là bao nhiêu theo điền chủ kê khai kẻ đó phải bồi thường đầy đủ.
- Nếu tên đó ngoan cố không chấp thuận thì giải trình lên quan châu trị tội”..
- Lệ phạt kẻ trộm cướp tài sản công dân qui định cả cách xử lý tang vật, kể cả khi vắng chủ: “Trong xã có kẻ nào to gan dám vào nhà dân ăn cướp đồ vật, gia súc như: trâu, bò, dê, ngựa.
- Gia chủ, Dũng phu hay người trong xã bắt được quả tang hoặc có người nào phát giác, khám thấy đồ vật thì giải ngay tên ấy đến điếm, họp Tiên, Thứ chỉ, Kỳ, Lý phạt 20 đồng, 60 cân thịt lợn, 60 cân gạo, 40 cân rượu, 1 cân muối trắng, 2 cân trà hương.
- Toàn dân hội họp cùng ăn một bữa.
- Còn nếu không có ai nhận sẽ sung vào công quỹ.
- Tên trộm sẽ bị Kỳ, Lý giải trình quan châu trị tội..
- Lệ phạt tàng trữ của trộm cướp qui định: “Trong xã nhà nào dám tàng trữ đồ vật ăn trộm như: trâu, bò, gia súc.
- Nếu ai cáo giác thì lập tức.
- bắt giải đến điếm phạt chủ chứa 6 đồng bạc, 40 cân thịt lợn, 40 cân gạo, 30 cân rượu, trà, muối đầy đủ toàn dân hôi họp cùng ăn một bữa.
- Các đồ vật cho người nhận.
- Người nào nhận phải viết văn tự làm bằng cứ, nếu không có người nhận thì sung vào công quỹ.
- Chủ chứa giao Kỳ, Lý giải trình quan châu trị tội..
- cũng bởi thế, còn có lệ phạt kẻ dung túng thổ phỉ, Lệ phạt kẻ dung túng thổ phỉ qui định: “Trong xã nhà nào dám chứa chấp đảng phỉ trong nhà, có ai phát giác thì.
- đem Dũng phu vây bắt, giải đến điếm phạt chủ chứa 10 đồng bạc, 50 cân thịt lợn, 50 cân gạo trắng, 30 cân rượu, trà, muối đầy đủ, toàn dân cùng.
- ăn một bữa.
- Tên đảng phỉ ấy và chủ chứa đều bị Kỳ, Lý giải trình lên quan châu trị tội”..
- Để chống các tệ nạn xã hội, có lệ phạt kẻ đánh bạc, phạt kẻ làm nghề mê tín, và cũng đã có lệ phạt kẻ buôn bán người,.
- Lệ phạt kẻ đánh bạc qui định cách xử lý ngay cho từng trường hợp cụ thể, tùy tội nặng hay nhẹ, quy mô lớn hay nhỏ, phạm phải lần đầu hay tái phạm nhiều lần:.
- “Trong xã nhà nào dám mở sòng bạc nếu bắt được quả tang hay có người phát giác thì lập tức.
- Sòng bạc lớn phạt chủ chứa 3 đồng bạc, 60 cân thịt lợn, 60 cân gạo trắng, 40 cân rượu, 1 cân muối trắng, 1 cân trà.
- Bọn cùng sòng bạc phạt mỗi tên 1 đồng 5 hào, 30 cân thịt lợn, 30 cân gạo trắng, 20 cân rượu, trà, muối đầy đủ.
- Sòng bạc nhỏ phạt chủ chứa 1 đồng, 30 cân thịt lợn, 30 cân gạo trắng, 20 cân rượu, trà muối đầy đủ.
- Những tên cùng sòng bạc phạt mỗi tên 5 hào, 15 cân thịt lợn, 15 cân gạo trắng, 10 cân rượu, trà, muối đầy đủ.
- Nếu phạm lần thứ 3 thì giao cho Kỳ, Lý giải trình lên quan châu trị tội”..
- Lệ phạt kẻ buôn bán người không chỉ qui định cách trừng trị tội phạm mà còn xác định rõ cả trách nhiệm bồi hoàn cho nan nhân: “Trong xã có kẻ nào dám dụ dỗ lừa gạt vợ và con gái người khác mang đi nơi khác bán, nếu bị bắt quả tang hay có ai cáo giác đích thực thì lập tức hội họp Kỳ, Lý bắt đến trụ sở của xóm phạt 10 đồng bạc, 50 cân thịt lơn, 50 cân gạo trắng, 40 cân rượu, 1 cân muối, 2 cân trà hương.
- Việc bồi thường cho vợ con người bị dụ dỗ bao nhiêu thì phải do thủ phạm bồi hoàn đầy đủ.
- Còn tên buôn người sẽ giải lên quan châu trị tội”...
- Lệ phạt kẻ làm nghề mê tín qui định cách xử lý những kẻ chuyên lợi dụng đức tin, buôn thần bán thánh, lừa gạt dân lành trong làng xã.
- Trong xã có ai làm nghề Tả đạo (Mê tín) dùng phù phép, bùa dược lừa gạt lấy tiền của người khác, nếu bắt được quả tang hoặc có ai cáo giác thì bắt ngay đến trụ sở của xóm.
- phạt tên đó 10 đồng, 50 cân thịt lợn, 50 cân gạo trắng, 40 cân rượu, 1 cân muối, 1 cân trà Toàn dân hội họp cùng ăn một bữa.
- gạt là bao nhiêu thì dựa vào kê khai của gia chủ để bắt hắn bồi thường đầy đủ.
- Còn tên phạm sẽ giải lên quan châu trị tội”..
- Đáng chú ý thêm nưa là tính cộng đồng được thể hiện rõ trong lệ phạt trả thù riêng, phạt kẻ làm cháy nhà, bảo vệ rừng..
- Lệ phạt trả thù riêng qui định cả việc phải bồi thường: “Trong xã có kẻ nào hằn thù nhau, âm mưu giết người, đốt nhà, đầu độc.
- Nếu bắt được quả tang hay có người phát giác thì lập tức hội họp Tiên, Thứ chỉ, Kỳ, Lý giải chúng đến trụ sở của xóm phạt 15 đồng bạc, 60 cân thịt lợn, 60 cân gạo trắng, 40 cân rượu, 1 cân muối, 2 cân trà hương, toàn dân cùng ăn một bữa.
- Nếu đốt nhà thì số thiệt hại là bao nhiêu cứ theo đầu tên mà bồi thường cho đủ.
- Còn tên phạm giải trình lên quan châu trị tội”..
- Lệ phạt kẻ làm cháy nhà còn qui đinh thêm cách xử lý đối với những kẻ ngang bướng, dù chỉ là do bất cẩn chứ không phải là cố ý: “Trong xã nhà nào không cẩn thận để xảy ra hoả hoạn làm cháy nhà, thiệt hại đến lân bang hàng xóm thì....
- bắt ngay người đó đến trụ sở của xóm bắt phạt 6 đồng tiền, 40 cân thịt lợn, 40 cân gạo trắng, 30 cân rượu, trà, muối đầy đủ, toàn dân cùng ăn một bữa.
- Số thiệt hại gây cho hàng xóm bao nhiêu tên đó phải bồi thường đủ số.
- Nếu tên đó ngang bướng không chịu thì Lý dịch giải trình lên quan châu trị tội”..
- Vì thế có lệ phạt kẻ làm cháy rừng, phạt kẻ chặt phá rừng,….
- Lệ phạt kẻ làm cháy rừng qui định: “Trong xã có kẻ nào dám thiêu huỷ rừng thuộc bản xã làm tổn hại đến cây cối, nếu bắt được quả tang hay ai phát giác thì.
- họp bắt ngay tên đó đến trụ sở phạt 5 hào, 20 cân thịt lơn, 20 cân gạo trắng, 15 cân rượu, trà, muối đầy đủ.
- Số tiền phạt sung vào công quỹ”..
- Lệ phạt kẻ chặt phá rừng thì qui định cách xử lý lâm tặc theo số lượng, chất lượng gỗ quý: “Trong xã có người nào vào rừng chặt gỗ lim kể từ 3 tấc trở lên mà ai bắt được thưa.
- thì bắt tên đó đến trụ sở phạt 5 hào, 20 cân thịt lợn, 20 cân gạo trắng, 15 cân rượu, trà, muối đầy đủ.
- Nếu ai chặt cây lim từ 6 tấc trở lên chiếu lệ phạt gấp đôi”..
- Bên cạnh các lệ phạt những hành vi xâm hại đến lợi ích riêng của công dân hay cả cộng đồng, để đánh giá đúng công lao và bù đắp phần nào tổn hại về vật chất và tinh thần mà người ta có thể đã phải hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng, gìn giữ an ninh trật tự chung, có các lệ thưởng người cáo giác, thưởng cho người bắt được cướp, thưởng cho người bắt được trộm, thưởng cho người bắt được hổ,….
- Khuyến khích việc tố giác, có lệ qui định: “Trong xã kẻ nào làm việc phi pháp, có người nào phát giác hay bắt được quả tang thì xét mức độ phạt tiền.
- Số tiền phạt chia làm 10 phần, người phát giác được 3 phần, 7 phần giao cho Tư hoá nhận ghi chép và giữ làm công quỹ” (Lệ thưởng người cáo giác)..
- Lệ thưởng cho người bắt được trộm định rõ: “Trong xã người nào giỏi giang bắt được một tên trộm thì toàn dân trích thưởng cho 2 đồng.
- Nếu bắt được tang vật trị giá là bao nhiêu tiền thì người đó sẽ được thưởng 3 phần, còn 7 phần trả lại cho người bị mất”..
- Lệ thưởng cho người bắt được cướp còn qui định rõ những quyền lợi mà thân nhân được hưởng, nếu không may sa sảy trong khi làm nhiệm vụ chung.
- có ai trong xã dũng cảm bắt sống được trùm đảng cướp thì toàn dân trích tiền công 20 đồng để thưởng cho người ấy.
- Nếu bắt được một tên cướp thì toàn dân trích tiền công là 10 đồng để thưởng cho người đó.
- Còn ai dám đánh nhau với bọn trộm cướp mà bị thương nhẹ thì toàn dân cấp cho ba đồng để chạy chữa, nếu nặng thì cấp cho 6 đồng để chạy chữa.
- Nếu chẳng may bị chết toàn dân cấp cho khoản tiền tuất là 15 đồng, cho con trai hoặc cháu trai được một suất nhiêu nam, trừ mọi khoản phu dịch cả năm”..
- Lệ thưởng cho người bắt được hổ ghi rõ: “Trong xã có người nào dũng cảm mưu trí bắt được hổ thì toàn dân sẽ định mức thưởng cho người ấy.
- Nếu bắt được báo thưởng cho 6 đồng.
- Hổ, báo bắt được giao cho chính người ấy đem nộp cho quan tỉnh.
- Nếu được thưởng bao nhiêu người ấy sẽ được nhận toàn bộ.
- sức rõ ràng, kể cẩ cách xử lý đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ trước dân: “Khẩu phần lương thực cả năm của chức dịch trong xã thì cho phép thu bổ vào kỳ sưu thuế hàng năm.
- mỗi suất thu bao nhiêu thì Lỷ trưởng biên vào giấy biên lai rõ ràng minh bạch không được lèm nhèm để tránh kiện tụng” (Lệ thu thuế)..
- Thêm nữa là không phải cứ có chút chức quyền thì dù là ở nơi rừng xanh núi đỏ, dân trí còn thấp thì cũng không được tự ý chi tiêu tuỳ tiện: “Kỳ lý trong xã nếu có việc quan hay việc công mà phải đi công cán, trước tiên phải tường trình với Tiên, Thứ chỉ biết chiếu cấp lộ phí lấy từ tiền công, mỗi người 2 hào 1 ngày không được nhân việc đó mà lạm chi” (Lệ chi tiêu việc công).