« Home « Kết quả tìm kiếm

Những đổi mới giảng dạy văn học Pháp


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Thị Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Những đổi mới giảng dạy văn học Pháp.
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ,.
- Ở cuối thế kỷ XX, trên thế giới, giảng dạy văn học trong nhà trường đã có một cuộc cách mạng thực sự khi không những nhấn mạnh bản chất hiện thực, mà còn chú trọng bản chất ngôn ngữ của tác phẩm văn học và đề cao vai trò trung tâm của người học, đi từ hiểu tác phẩm tiến đến cùng với nhà văn sáng tạo tác phẩm.
- Bài viết giới thiệu những thử nghiệm và áp dụng các phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp dạy - học văn bản văn học theo đặc điểm thể loại và loại hình và phương pháp giao tiếp trong khai thác văn bản văn học Pháp..
- Tác phẩm văn học không chỉ mang tính hiện thực, mà còn mang tính kí hiệu, nó được đặt trong mối quan hệ Tác giả - Văn bản - Người đọc.
- Văn bản là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là một hệ thống kí hiệu mở, có khả năng tạo nên nhiều lớp nghĩa, nhưng đó chỉ là bước đầu tiên của quá trình trở thành tác phẩm.
- Văn bản chỉ trở thành tác phẩm văn học thông qua quá trình cụ thể hóa văn bản của người đọc.
- [1] Từ đây, mở rộng khái niệm của hành động đọc, nó không phải chỉ là việc hiểu văn bản mà là cùng với nhà văn sáng tạo nên tác phẩm văn học.
- Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ Tác giả - Văn bản - Người đọc, diễn ra trong suốt thế kỷ XX cho đến ngày nay, đi từ mĩ học sáng tạo đến mĩ học tiếp nhận, trên cơ sở đó xây dựng được những nguyên lí của phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học là mục tiêu vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
- Nếu phê bình Mới có cái nhìn mới vào mối quan hệ giữa văn bản và “cái ngoài văn bản”, vào tâm linh con người nghệ sĩ (thế giới tiềm thức, vô thức, trực giác, bên cạnh ý thức), vào văn bản (với hệ thống kí hiệu được cấu trúc đặc biệt, tạo nhiều lớp nghĩa cho văn bản), vào vị trí nhà phê bình, người sáng tạo thứ hai bên cạnh người sáng tác, người viết nên siêu văn bản mang tính sáng tạo riêng, [2] thì trong nghiên cứu văn học chúng ta có thể sử dụng đồng thời các phương pháp khác nhau khai thác văn bản văn học: phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp xã hội học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử, trong đó ưu tiên hàng đầu phân tích cấu trúc văn bản.
- Dựa trên những thành tựu của phê bình và nghiên cứu văn học lấy mĩ học tiếp nhận làm nền tảng, ở cuối thế kỷ XX, trên thế giới, giảng dạy văn học trong nhà trường đã có một cuộc cách mạng thực sự khi không những nhấn mạnh bản chất hiện thực, mà còn chú trọng bản chất ngôn ngữ của tác phẩm văn học và đề cao vai trò trung tâm của người học, đi từ hiểu tác phẩm tiến đến cùng với nhà văn sáng tạo tác phẩm.
- Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp dạy - học văn bản văn học theo đặc điểm thể loại và loại hình và phương pháp giao tiếp trong dạy - học văn học cho sinh viên chuyên Pháp là cần thiết và mang lại hiệu quả cao.
- Chúng tôi đã thử nghiệm và áp dụng những phương pháp trên đối với mọi thể loại và loại hình văn bản văn học.
- Đối tượng giảng dạy Khi xây dựng các bài giảng văn học Pháp, chúng tôi phải tiến hành xem xét đối tượng học là ai.
- Trong trường hợp cụ thể này, đó là những sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN, ĐHQGHN) đang theo học chương trình cử nhân ngôn ngữ Pháp với hai chuyên ngành sư phạm và biên, phiên dịch.
- Trong hai năm đầu, sinh viên được rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết và năm thứ ba, họ bắt đầu theo học các môn: lý thuyết tiếng, giáo học Pháp, chuyên ngành biên, phiên dịch và các môn văn học và văn minh Pháp.
- Năm cuối của khóa học, những sinh viên học loại khá được quyền làm luận văn tốt nghiệp về các chuyên ngành trên.
- Trong tương lai, họ có thể trở thành giáo viên tiếng Pháp, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hoá, văn học, làm nghề biên, phiên dịch tiếng Pháp.
- Đối với họ, môn văn học Pháp giữ vị trí đặc biệt trong chương trình đào tạo, liên quan trực tiếp các hướng nghề nghiệp khác nhau trong tương lai.
- Văn bản văn học không những là phương tiện nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn làm giàu khối kiến thức về nhân loại, lịch sử, xã hội, triết học… đối với những giáo viên, nhà nghiên cứu trong tương lai.
- Ngoài ra, một công việc rất quan trọng trong việc học các văn bản văn học đối với sinh viên ngành ngôn ngữ và văn hóa Pháp là hướng tới công tác dịch thuật sau này.
- Các sách nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn nước ngoài đòi hỏi các nhà dịch thuật một trình độ ngoại ngữ cao, đặc biệt vốn văn hóa sâu sắc mới có thể tiếp cận và chuyển dịch.
- Các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản ĐHQGHN, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Thế giới… rất cần một đội ngũ biên dịch có trình độ chuyên môn cao đối với mảng dịch sách văn học và sách nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn..
- Tiêu chí lựa chọn các bài văn đưa vào chương trình giảng dạy văn học cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Pháp Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu chúng tôi có những đề xuất về các tiêu chí tuyển chọn các bài văn đưa vào các giáo trình dạy cho sinh viên ngành ngôn ngữ và văn hóa Pháp.
- Các bài văn lựa chọn phải thuộc các sáng tác của các nhà văn tiêu biểu, có giá trị nhân văn cao cả, phản ánh những vấn đề lớn của thời đại, cung cấp cho người học những hiểu biết sâu sắc về đời sống xã hội, văn hoá, triết học của nhân loại.
- Ưu tiên lựa chọn các tác gia đương đại với những tác phẩm mang tính thời sự liên quan mật thiết đến các vấn đề bức thiết của thế hệ trẻ.
- Nếu là một đoạn trích tiểu thuyết hoặc vở kịch cũng phải bảo đảm có chủ đề, nội dung tư tưởng hoặc thể hiện một thủ pháp nghệ thuật nào đó để sinh viên có thể nắm bắt và đưa ra những đánh giá của cá nhân mình.
- Các bài văn có tính nghệ thuật cao, ngôn ngữ trong sáng, sinh động về nội dung kích thích hứng thú thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của sinh viên, từ đó cuốn hút họ vào niềm đam mê đọc sách văn học.
- Những trích đoạn văn học phản ánh những nét đặc trưng về văn phong bút pháp của nhà văn.
- Có thể lựa chọn theo chủ đề (người trẻ tuổi trong xã hội phươngTây hiện đại, người nhập cư nước ngoài, v.v…) theo kỹ thuật xây dựng (nhân vật, không gian, thời gian…) của một loạt tác phẩm của nhiều tác giả để sinh viên thảo luận, đối chiếu so sánh và đưa ra những nhận xét của riêng mình.
- Những đổi mới kỹ thuật tiếp cận và giảng dạy văn bản văn học Trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp cho người nước ngoài, văn bản văn học được sử dụng như những tài liệu giảng dạy bắt buộc.
- Tuy nhiên vai trò của nó thay đổi theo những quan niệm khác nhau của các nhà sư phạm “siêu độc giả”, người khai thác tác phẩm văn học trong giảng dạy.
- Theo phương pháp truyền thống, văn bản văn học là tài liệu ưu tiên để giảng dạy ngữ pháp và dịch.
- Những đoạn trích các tác phẩm văn học là tài liệu để xây dựng các bài tập về từ vựng, ngữ pháp, dịch ngược và dịch xuôi.
- Không chú trọng đến yếu tố ngôn ngữ, các kỹ thuật thể hiện tác phẩm văn học mà chỉ chú trọng đến khả năng cung cấp các kiến thức về văn hóa và xã hội.
- Phương pháp này không cho phép người đọc khả năng hiểu nhiều cách khác nhau văn bản văn học, bởi lẽ chỉ có một bản dịch hay nhất, một nghĩa duy nhất khi chuyển sang ngôn ngữ của người học.
- Đối lập với phương pháp truyền thống, phương pháp nghe nhìn quan tâm chủ yếu đến ngôn ngữ nói.
- Các văn bản văn học còn bị gọt giũa, sửa đổi cho phù hợp với người học.
- Nhiều tác phẩm nổi tiếng được viết lại theo hướng đơn giản hóa.
- Như vậy những tác phẩm đã bị “gọt giũa” có còn được coi là tác phẩm văn học nữa không? Thế kỷ XX với những thành tựu của lí luận tiếp nhận đã mở rộng quan niệm về tác phẩm văn học.
- Khi đưa một văn bản văn học vào trong giảng dạy ngoại ngữ, trước hết chúng ta phải nhìn nhận người học là một người đọc không chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà phải khuyến khích vai trò sáng tạo ở người đọc.
- Sự giao tiếp với văn học của người đọc ở đây trước tiên là giao tiếp với văn bản, họ phải tìm hiểu những tín hiệu ngôn ngữ phát ra từ văn bản văn học.
- Từ đây, các văn bản văn học đòi hỏi hướng khai thác theo phương pháp giao tiếp lấy người học làm trung tâm.
- Khoa học nghiên cứu văn bản đề cao vai trò tiếp thu của người đọc như một chủ thể độc lập, hoàn chỉnh.
- Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên tự mình giải thích và áp đặt các ý nghĩa của văn bản văn học mà nên gợi mở và khuyến khích những ý kiến, luận cứ của người học trong quá trình tiếp xúc với văn bản.
- Trong quá trình giảng dạy, cần phải chú trọng năng lực văn hóa của người đọc.
- Người đọc (sinh viên - người học) giữ vị trí trung tâm của hoạt động đọc và dựa vào những đặc thù văn hóa riêng của mình trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học.
- Thực chất, giảng dạy văn bản văn học hướng tới mục đích trao đổi, đối thoại giữa các nền văn hóa, người dạy không thể bỏ qua nền văn hóa và văn học của người học.
- Đó là nền văn học nói hoặc viết? Người học có thói quen đọc không và có cách thức đọc như thế nào? Đọc loại sách nào? Trình độ văn hóa cao hay thấp? Những hiểu biết thấu đáo về người học giúp người dạy lựa chọn phương pháp và tổ chức hiệu quả việc giảng dạy văn học..
- Tiếp cận thi pháp học và phương pháp dạy - học văn bản văn học theo đặc điểm thể loại và loại hình cho sinh viên chuyên Pháp Trong quá trình giảng dạy văn học Pháp cho đối tượng là sinh viên ngành ngữ văn nước ngoài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hình thức như là một trong những phương thức tiếp cận quan trọng nhất đối với văn bản văn học nước ngoài.
- Ngoài thao tác tiếp cận văn bản và thi pháp học, chúng tôi còn sử dụng những phương pháp khác (phương pháp xã hội học, tham khảo tiểu sử của nhà văn), tuỳ theo từng loại văn bản khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của phân tích cấu trúc văn bản.
- Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ học vấn, vốn văn hóa, nguồn gốc xã hội, khả năng cảm thụ thẩm mĩ của người tiếp nhận (sinh viên và giáo viên) mà khả năng tạo nghĩa, sáng tạo nên giá trị của tác phẩm khác nhau.
- Điều quan trọng trong giảng dạy văn học là trang bị cho người học những công cụ cần thiết và phương pháp khoa học để họ có thể độc lập tiếp cận, nắm bắt những giá trị đích thực của tác phẩm văn học.
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường ĐHNN, ĐHQGHN đã có những ứng dụng bước đầu lí luận tiếp nhận văn học vào giảng dạy văn học Pháp.
- Đó là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền “Nghiên cứu phương pháp dạy - học văn bản văn học theo đặc điểm thể loại và loại hình cho sinh viên chuyên Pháp” đã được nghiệm thu năm 2005.
- Xuất phát từ những quan niệm mới về bản chất của văn bản văn học, tác giả đề nghị áp dụng phương pháp dạy - học văn bản văn học theo đặc trưng loại hình và thể loại.
- Khi đề cao vị thế trung tâm của người học, người thầy cần phải giúp người học tự khám phá ý nghĩa văn bản bằng việc cung cấp cho họ hệ thống “Hộp công cụ” phân tích văn bản (le référentiel d’analyse): “nó bao gồm một tập hợp kiến thức sắp xếp theo hệ thống các đặc điểm của một loại hình hoặc một thể loại văn bản như các biện pháp tu từ, các phạm trù ngôn ngữ, ngữ âm, kể chuyện, sân khấu, phong cách , lôgíc, mỹ học.
- [3] Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về văn bản văn học - với hộp công cụ họ có thể độc lập tiếp cận, giải mã và đi đến phát hiện các giá trị nhân văn, thẩm mĩ của văn bản văn học.
- Như vậy, giảng dạy văn bản văn học còn được hiểu như Dạy đọc theo phương pháp khắc phục cách hiểu chủ quan, cho phép người học tiếp cận văn bản văn học một cách khách quan và sáng tạo.
- Công trình nghiên cứu của tác giả [4] về Không gian tiểu thuyết trong tác phẩm của Le Clézio (cấp ĐHQGHN, nghiệm thu tháng 8/ 2007) đã cố gắng làm sáng tỏ luận điểm sau đây: những cách tân, đổi mới độc đáo không gian tiểu thuyết của Le Clézio đòi hỏi những phương thức tiếp cận khoa học và hiện đại.
- Khi nghiên cứu không gian, chúng tôi khảo sát những công cụ xây dựng không gian: hệ thống động từ thể hiện trạng thái, cảm xúc.
- cách trình bầy câu chữ trên trang giấy, thông qua những phương tiện biểu đạt này, phát hiện những giá trị xã hội và văn hóa đậm chất nhân văn của tác phẩm.
- Chính vì vậy các kết quả khảo sát không gian sẽ được đưa vào giảng dạy, một mặt nó cập nhật những thành tựu mới của nền văn học đương đại Pháp, củng cố những kiến thức về văn hóa, mặt khác góp phần đặt nền móng cho việc đổi mới phương pháp dạy các văn bản văn học trong chương trình văn học nước ngoài của các trường Cao đẳng và Đại học.
- Khai thác văn bản văn học theo phương pháp giao tiếp Việc khai thác một văn bản văn học trong lớp chuyên ngoại ngữ như một đối tượng giao tiếp đòi hỏi phải tính tới các chức năng và tính chất của văn học.
- Sự giao tiếp với văn học của người học là sự giao tiếp với văn bản, tìm hiểu những tín hiệu ngôn ngữ phát ra từ văn bản, tháo dỡ cấu trúc văn bản để đi đến phát hiện những vẻ đẹp thẩm mỹ đậm chất nhân văn.
- Văn bản văn học có thể được sử dụng để rèn luyện kỹ năng nói Để nâng cao năng lực giao tiếp nói, chúng ta có thể sử dụng những kỹ thuật: hỏi - đáp giữa giáo viên - học viên, giữa học viên - học viên, giữa học viên - giáo viên.
- Bởi lẽ, tính chất mở, đa nghĩa của văn bản luôn dẫn dắt người học đến những khám phá khác nhau, người dạy gợi mở, trao đổi với người học, giúp họ bộc lộ những ý kiến mang tính cá thể hóa.
- Tuy nhiên hệ thống câu hỏi phải hướng đến những đặc trưng của văn bản văn học.
- Chúng ta có thể xây dựng tập hợp câu hỏi tùy theo thể loại (tiểu thuyết, thơ, kịch) hoặc theo loại hình văn bản (miêu tả, tự sự.
- Trịnh Thị Thu Hồng [5], tác giả của đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN Văn học và giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2006) đã đưa ra những mẫu bài tập luyện kỹ năng nói rất phong phú giúp cho người học nâng cao kỹ năng nói (giáo viên có thể cho sinh viên diễn lại một đoạn kịch đã học.
- Tuy nhiên, với đối tượng là sinh viên chuyên ngữ tiếng Pháp năm thứ III, khả năng ứng dụng các hoạt động này rất khả thi, thích hợp và đòi hỏi ở mức độ cao hơn so với sinh viên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn với tiếng Pháp chỉ là ngoại ngữ hai.
- Ngoài ra có thể tổ chức buổi thảo luận nhỏ về một tác phẩm văn học xoay quanh một chủ đề nội dung được thể hiện qua các thủ pháp nghệ thuật.
- Để tạo hứng thú cho sinh viên, có thể chọn bộ phim đã dựng theo tác phẩm văn học cho học sinh xem, sau đó yêu cầu họ trình bầy các nhận xét về nhân vật, kỹ thuật miêu tả không gian, thời gian… và phát biểu cảm xúc, ấn tượng của riêng mình.
- Như vậy, với hình thức này, người học có thể rèn luyện đồng thời hai kỹ năng nghe và nói.
- Văn bản văn học có thể được sử dụng để rèn luyện kỹ năng viết Xuất phát từ các tình huống giao tiếp nói và nghe đã được khai thác nhằm dẫn dắt người học tới việc làm các bài tập viết: viết tóm tắt câu chuyện dựa trên sơ đồ tự sự (shéma narratif), viết phần mở đầu bài bình giảng văn học (l’introduction du commentaire littéraire).
- Sinh viên ở năm cuối có thể phải viết trọn vẹn bài bình giảng văn học về một vấn đề nào đó thuộc nội dung hoặc các thủ pháp nghệ thuật (nghệ thuật xây dựng không gian, nhân vật…) và bài tập này có thể được coi như bài kiểm tra điều kiện, có cho điểm hoặc như bài kiểm tra giữa học kỳ.
- Đối với các lớp biên dịch, có thể yêu cầu dạng bài tập dịch từ truyện ngắn đương đại đề cập đến cuộc sống của thế hệ trẻ, bài thơ có cấu trúc câu chuẩn mực sang tiếng Việt.
- Có thể thành lập các nhóm viết văn, sáng tác làm thơ, viết truyện ngắn bằng tiếng Pháp, in tuyển tập các bài viết và phổ biến trong sinh viên.
- Các hoạt động này rất thiết thực vừa rèn luyện kỹ năng viết, vừa tạo nên hứng thú cho sinh viên, giảm thiểu những định kiến về văn bản văn học rất khó hiểu, củng cố niềm tin vào năng lực cảm thụ tác phẩm văn học của người học.
- Giảng dạy bài văn mẫu.
- Với phạm vi của một bài báo, chúng tôi xin đưa ra một kiểu khai thác loại hình miêu tả không gian tiểu thuyết: Mẫu câu hỏi cho văn bản miêu tả không gian tiểu thuyết - Miêu tả địa điểm nào.
- Đối tượng miêu tả hoặc chủ điểm lớn bao trùm toàn bộ văn bản là gì.
- Xác định hiệu quả của kỹ thuật miêu tả.
- Yêu cầu sinh viên đọc bài trước ở nhà + Yêu cầu một sinh viên đọc to trước lớp lại toàn bài (kiểm tra sự tác động của đoạn hội thoại được xây dựng từ những tên gọi của các sản phẩm, người đọc sẽ có cảm giác như nghe một tin quảng cáo nào đó.
- Hãy xác định loại hình văn bản và chứng minh câu trả lời của mình trên bình diện ngôn ngữ! (thời của động từ, đại từ quan hệ, tính từ…) 2.
- Qua những cách trình bày tên các sản phẩm trên đường phố và âm lượng khác nhau của ngôn từ quảng cáo, người đọc có thể xác định không gian thành phố thuộc về xã hội nào? 6.
- Kết luận Hiện nay, tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường ĐHNN, ĐHQGHN, trong các buổi học khai thác văn bản văn học, chúng tôi sử dụng hộp công cụ phân tích phân bản, hệ thống câu hỏi đa dạng khai thác văn bản văn học.
- Đó là hệ thống những câu hỏi hướng đến cấu trúc văn bản, đến yếu tố ngôn ngữ.
- câu hỏi yêu cầu các thao tác thống kê, đối chiếu liên văn bản, so sánh các văn bản tuỳ theo vốn kiến thức văn hóa của người học.
- câu hỏi đòi hỏi người học đánh giá tác phẩm theo khả năng của riêng mình là loại câu hỏi đề cao năng lực sáng tạo của người học.
- Ngoài ra, chúng tôi còn đề xuất các bài tập theo hướng giao tiếp, rèn luyện các kỹ năng nói và viết cho đối tượng sinh viên chuyên Pháp.
- Việc áp dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp dạy - học văn bản văn học theo đặc điểm thể loại và loại hình và phương pháp giao tiếp trong dạy - học văn học cho sinh viên chuyên Pháp là một hướng đi cần thiết và cấp bách nhằm tháo gỡ những bế tắc trong giảng dạy văn học hiện nay, mặt khác đóng góp đổi mới phương pháp giảng dạy văn học trong các trường Cao đẳng và Đại học Việt Nam.
- Hướng khai thác văn bản văn học này đòi hỏi ở người giáo viên - “siêu độc giả chuyên nghiệp” những am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ, triết học, văn hóa của dân tộc, thế giới và năng lực hiện đại hóa bản thân.
- [1] Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học Xã hội, 2004..
- [3] Nguyễn Thị Huyền, Công trình Nghiên cứu Khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Nghiên cứu phương pháp dạy - học văn bản văn học theo đặc điểm thể loại và loại hình cho sinh viên chuyên Pháp”, 2003..
- [4] Nguyễn Thị Bình, Công trình Nghiên cứu Khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Không gian tiểu thuyết trong tác phẩm của Le Clézio.
- [5] Trịnh Thị Thu Hồng, Văn học và giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006