« Home « Kết quả tìm kiếm

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÀI DANH Ở VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945


Tóm tắt Xem thử

- NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÀI DANH Ở VIỆT NAM NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÀI DANH Ở VIỆT NAM.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng đều khẳng định: trước Cách mạng Tháng Tám, ở Việt Nam tuy chưa hình thành đội ngũ nữ trí thức, nhưng trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam không thiếu những người phụ nữ tài danh.
- Họ là những người phụ nữ tiêu biểu, có hiểu biết sâu rộng, có tinh thần yêu nước thương nòi, có trách nhiệm với xã hội và đất nước, dám vươn lên đảm nhận, gánh vác những việc mà thời xưa cho là “việc lớn”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Với những đóng góp to lớn đó, họ đã được ghi danh vào lịch sử, tạo dựng nên truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, trong đó có đội ngũ nữ trí thức hiện nay.
- Thông qua các tư liệu lịch sử về những người phụ nữ tài danh#, chúng ta có thể thấy khát vọng và ý chí của phụ nữ Việt Nam trong việc vươn tới chân trời tri thức, mang hiểu biết và tâm huyết của mình để bảo vệ, dựng xây đất nước, đổi thay xã hội theo hướng tiến bộ và tích cực..
- Phụ nữ Việt Nam tài danh – Những người biết vượt lên quan niệm và định kiến của xã hội đương thời..
- Trong xã hội Việt Nam xưa, sự khác biệt về vị thế, công việc của phụ nữ và nam giới từ lâu đã được xác định cụ thể, rõ ràng, thể hiện qua đoạn ca dao:.
- Trước là báo hiếu sau là vinh thân Qua những mô tả trên đây, có thể thấy trong xã hội xưa, việc học hành, thi cử, đỗ đạt để “vinh thân”chỉ là quyền lợi và trách nhiệm của đàn ông.
- Chức phận của phụ nữ là làm vợ (lấy chồng, theo chồng, phục vụ và phục tùng chồng), làm mẹ ( sinh con, nuôi dạy con cái, đảm đang công việc nội trợ trong nhà), làm dâu (phục tùng, phục vụ gia đình và mọi việc bên chồng).
- Những việc đó, tuy không có luật lệ nào quy định, nhưng cả xã hội xưa đều cho là việc nhỏ và việc vặt.
- Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, sự phân định này xuất phát từ quan niệm của Nho giáo - hệ tư tưởng đã chi phối mạnh mẽ xã hội Việt Nam hàng ngàn năm trước.
- Chính vì vậy, để làm tròn bổn phận của mình, phụ nữ cũng cần được dạy và phải học, nhưng là dạy và học những việc thuộc về nữ công gia chánh (nội trợ), còn đàn ông thì phải và được học những điều lớn lao, cao, rộng để còn tu thân, tề gia, trị nước, bình thiên hạ..
- Xuất phát từ việc định vị như trên, nên trong suốt hàng ngàn năm (từ thời Lý đến thời Nguyễn), mặc dù lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam phát triển từ rất sớm, nhưng hầu hết các triều đại đều không cho phép phụ nữ đi học và tham dự các kỳ thi tuyển nhân tài, quan lại#.
- Tình trạng này ở Việt Nam cũng tương tự như ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
- Như vậy, về cơ bản, xã hội xưa quan niệm phụ nữ chỉ là những người lo việc nội trợ, không được tham dự vào việc lớn (việc nước), vì thế không cần và không được học cao, hiểu rộng.
- Quan niệm này đã trở thành lực cản lớn đối với phụ nữ Việt Nam xưa trong việc tiếp cận với hệ thống tri thức thông qua con đường học hành, thi cử chính thức của nhà nước.
- Vì thế trước Cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam chưa thể và không thể có đội ngũ nữ trí thức như cách hiểu hiện nay..
- Tuy vậy, với tiềm năng vốn có của những người con đất Việt (đặc biệt là tư chất thông minh, tinh thần ham học hỏi), rất nhiều phụ nữ đã tự vươn lên, vượt qua những quan niệm và định kiến đương thời, biết tận dụng những cơ hội và điều kiện hiếm hoi để học hỏi, nâng cao hiểu biết và nhận thức về bản thân, về giới, về xã hội và thời cuộc.
- Họ trở thành những người phụ nữ tài danh trong lịch sử Việt Nam.
- Nếu xét trên 3 tiêu chí cơ bản: có hiểu biết về con người, về xã hội.
- có ý thức và biết mang những hiểu biết của mình đóng góp cho xã hội, cho đất nước.
- đã đạt được những thành công nhất định, được lịch sử ghi danh, chúng ta có thể thấy thời kỳ nào ở Việt Nam cũng xuất hiện những người phụ nữ tài danh.
- Trong thời Bắc thuộc, khi đất nước bị phương Bắc đô hộ, những phụ nữ tài danh chính là những người đầu tiên cùng dân tộc đấu tranh giành độc lập, mà tiêu biểu là Hai Bà Trưng, bà Triệu và hàng chục nữ tướng ở khắp mọi miền quê.
- Trong thời phong kiến, nhiều phụ nữ tài danh đã cùng chồng, con, cùng cả triều đình và dân tộc tham gia vào việc quốc gia đại sự: biết quyết đoán trong những giờ phút đất nước lâm nguy (Dương Vân Nga).
- biết dùng khả năng nghệ thuật, tài văn chương để ca ngợi non sông, đất nước, chống lại bất công xã hội (Bà Huyện Thanh quan, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm).
- Trong thời cận đại, khi đất nước lại bị ngoại xâm đô hộ, ở Việt Nam tiếp tục xuất hiện những người phụ nữ tài danh.
- Đó là những phụ nữ dám vượt qua tư tưởng an phận nữ nhi để tham gia phong trào Đông du, là bà Ấu Triệu (Lê Thị Đảm) dám xông pha đấu tranh trực diện trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
- Và kết tinh của những người phụ nữ tài danh đó là một Nguyễn Thị Minh Khai, người nữ chiến sĩ cộng sản kiên cường đã cống hiến, hy sinh cho đất nước bước sang kỷ nguyên độc lập và phát triển.
- Hiểu biết và nhận thức của những người phụ nữ Việt Nam tài danh (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) Như đã phân tích ở phần trên, mặc dù sinh ra và lớn lên trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng để trở thành những người phụ nữ Việt Nam tài danh, trước hết họ phải là những người có trí tuệ và hiểu biết sâu rộng về nhân tình, thế thái.
- Mặc dù chế độ xưa không cho phép phụ nữ được tham dự vào việc học hành, thi cử, nhưng những cấm đoán đó không ngăn cản được những người phụ nữ Việt Nam ham hiểu biết.
- Tuy không có ai trong số họ được công nhận là cử nhân, tiến sĩ, nhưng bằng nhiều con đường khác nhau, họ đã tìm mọi cách để có những hiểu biết về con người, về xã hội.
- Điểm qua những phụ nữ tài danh trong lịch sử cho đến trước cách mạng Tháng Tám thì hầu hết họ đều là những người không được đi học, không được hưởng nền giáo dục nhà trường.
- Là con gái của những hào trưởng, quý tộc, công thần, hoặc được sinh ra trong gia đình trí thức nên những người phụ nữ có điều kiện thuận lợi để học tập và tiếp thu tri thức.
- Có thể nói rằng, thông qua con đường này - con đường “phi chính thức” thì những tri thức về khoa học tự nhiên, xã hội được hình thành, phát triển trong tư duy của những người phụ nữ thông minh, khiến cho nhận thức của họ về nhân sinh quan và thế giới quan không kém gì so với nam giới.
- Đây chính là nguồn gốc quan trọng nhất hình thành nên những hiểu biết của những người phụ nữ tài danh.
- Nếu xét về nguồn gốc xuất thân, phần đông những người phụ nữ tài danh xưa đều sinh ra trong các gia đình quan lại, quý tộc hoặc là gia đình trí thức.
- Ở những gia đình như vậy, thông qua việc dạy con về nữ công gia chánh, những người mẹ, người thầy (được gia đình mời riêng) còn dạy con gái về cầm, kỳ, thi, họa.
- Những lĩnh vực nghệ thuật ấy đòi hỏi những người con gái không chỉ có sự thông minh mà còn phải có tâm hồn nhạy cảm, có khả năng ngôn ngữ, có chiều sâu trong việc nhìn nhận, đánh giá về con người, thế cuộc.
- Những điều đó đã tác động mạnh mẽ tới những người phụ nữ không có tư tưởng an phận nữ nhi.
- Bên cạnh những người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp trên, vẫn có những phụ nữ tài danh xuất thân từ gia đình nông dân nghèo khó, tiêu biểu là Nguyên phi Ỷ Lan (Thời Lý) và Lương Thị Huệ (Thời Lê).
- Điều đó nói lên rằng, dù xuất thân từ tầng lớp quý tộc, trí thức hay bình dân, những người phụ nữ Việt Nam ham học hỏi vẫn có thể trở thành những người hiểu biết, nếu họ được dạy dỗ từ gia đình và tự học hỏi từ thực tế cuộc sống cộng đồng.
- Với tư chất và ý thức ham học hỏi, những người phụ nữ Việt Nam tài danh xưa đã thể hiện rõ sự hiểu biết của mình qua những nhận thức về con người, về xã hội, về thời cuộc (Theo cách nói ngày nay là nhân sinh quan và thế giới quan).
- Về nhân sinh quan, do được giáo dục và dạy dỗ, bên cạnh việc nhận thức về chức trách và sự phân công theo giới, những phụ nữ tài danh xưa đã sớm nhận thức được thân phận thấp kém và sự bất bình đẳng trong quan niệm của xã hội đối với người phụ nữ.
- Khác với những người phụ nữ thông thường, những phụ nữ tài danh đã nhận thức được giá trị và địa vị của bản thân nói riêng, của phụ nữ nói chung trong xã hội.
- Từ đó, họ dấn thân để chứng minh cho sự bình đẳng của phụ nữ và nam giới trên tất cả các lĩnh vực, từ việc lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm đến việc cai quản, điều hành đất nước.
- Nếu không có hiểu biết thấu đáo về con người, về bản thân, những phụ nữ tài danh không biết và không thể làm được những điều như vậy.
- Đây cũng chính là cơ sở để họ có những nhận thức sâu rộng hơn về xã hội..
- Về thế giới quan, tuy sinh ra trong xã hội mà việc quốc gia thế sự chỉ là mối quan tâm và chức phận của đàn ông, nhưng những phụ nữ tài danh đã vượt lên định kiến, nhận thức được nỗi nhục của người dân mất nước, thấy được tội ác của kẻ thù.
- Thái hậu Dương Vân Nga là điển hình cho những nhận thức tiến bộ của phụ nữ xưa về lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia.
- Vào thời đó, theo lẽ thường tình, không người phụ nữ nào khi con trai đã ngự ở bệ rồng, bản thân đang giữ quyền nhiếp chính, lại có thể quyết định mang quyền lực ấy trao cho người thuộc dòng họ khác.
- Có thể nói, để có được nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và tích cực, những phụ nữ tài danh xưa đã không ngừng học hỏi và suy nghĩ.
- Và chính họ đã chứng minh rằng có nhiều con đường để phụ nữ tiếp cận tới tri thức, nâng cao hiểu biết và nhận thức.
- Đó là tiền đề quan trọng để họ trở thành những người phụ nữ tài danh..
- Đóng góp của những người phụ nữ tài danh trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945..
- Như đã kết luận ở phần trên, nếu chỉ dừng lại ở việc hiểu biết về nhân tình thế thái thì cho dù đó là tiền đề quan trọng, nhưng nhiều phụ nữ xưa vẫn không thể được coi là những phụ nữ tài danh.
- Và lịch sử ghi danh họ vì chính họ đã có những đóng góp to lớn cho xã hội và đất nước:.
- Trong phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do cho dân tộc, thật ngẫu nhiên và kỳ diệu, lãnh tụ đầu tiên tập hợp nhân dân khởi binh đánh giặc lại là hai người phụ nữ (Trưng Trắc và Trưng Nhị).
- Với chí khí, tài năng và công lao ấy, Trưng Trắc và Trưng Nhị được đánh giá không chỉ là những bậc anh tài đứng hàng thứ nhất trong giới phụ nữ mà còn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và ý chí anh hùng cho các thế hệ sau.
- Cùng với hàng ngàn phụ nữ Việt Nam vô danh khác, họ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp chung, bảo vệ non sông đất nước..
- Trong lĩnh vực quản lý, điều hành đất nước cũng có những đóng góp quan trọng của nhiều phụ nữ tài danh.
- Có thể nói, những thành công trong việc trị nước của các triều đại xưa có phần đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ tài danh như họ..
- Trong lĩnh vực văn hóa và xã hội, bằng những hành động thiết thực của mình, những phụ nữ tài danh đã góp phần tích cực vào việc đề xuất những biện pháp để phát triển và chấn hưng đất nước, bảo vệ nền văn hiến, cách tân xã hội theo hướng tiến bộ và tích cực.
- Trong giáo dục phải kể đến đóng góp của Đoàn Thị Điểm với trường học Chương Dương, vai trò của Nguyễn Thị Hinh trong việc dạy dỗ phụ nữ trong cung.
- Đến đầu thế kỉ XX xuất hiện nữ sĩ Đạm Phương với quan điểm rất mới về giải phóng phụ nữ.
- Theo bà, người phụ nữ rất cần được giáo dục ở hai môi trường là “trường nữ học của nhà nước” và “trường học gia đình.
- Ngoài ra với tác phẩm “Giáo dục nhi đồng” bà Đạm Phương còn có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp chấn hưng giáo dục Việt Nam..
- Bằng tài năng nghệ thuật, những nữ sĩ tài danh đã góp phần gây dựng và bảo tồn nền văn hóa của dân tộc, đồng thời mang đến cho xã hội Việt Nam những tư tưởng mới, trào lưu văn hóa mới..
- Sống trong xã hội đương thời, một đóng góp quan trọng của những người phụ nữ tài danh là đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến và những bất công xã hội, đặc biệt là để thay đổi những quan niệm bất bình đẳng đối với người phụ nữ.
- Thông qua hành động cụ thể, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân rồi Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan đã chứng minh tài năng và khả năng của phụ nữ không thua kém gì nam giới.
- Nhưng để thay đổi quan niệm của cả một xã hội về thân phận và vị thế của người phụ nữ thì lại không phải là chuyện đơn giản.
- Trong cuộc tranh đấu ấy, thời nào cũng có đóng góp của những người phụ nữ tài danh.
- Ngay từ thế kỷ X, Dương Vân Nga đã là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thể hiện quyền tự quyết không chỉ trong việc chính trị mà trong cả cuộc sống riêng tư.
- Đã có thời bà bị lên án là phụ nữ không chính chuyên vì đã làm vợ của hai vua (Vợ Đinh Tiên Hoàng và sau khi chồng mất, bà là vợ của Lê Hoàn).
- Nhưng ngày nay nhìn lại, đó là hành động thể hiện sự tự quyết của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân, dám vượt qua lễ giáo thông thường.
- Tuy nhiên, thời đó những người như họ vẫn còn đơn thương độc mã.
- Sau này việc đấu tranh chống lại bất công đối với phụ nữ đã có sự đồng thanh của nhiều nữ sĩ tài danh.
- đã góp phần nói lên địa vị, thân phận của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng đấu tranh chống chế độ phụ quyền phong kiến, chống lại những bó buộc của lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho tình yêu trong trắng, cho tự do hôn nhân, cho quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của giới mình.
- Sương Nguyệt Anh- chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên - bên cạnh những bài viết mang tư tưởng chống Pháp bà cũng có nhiều bài viết để bênh vực quyền lợi của người phụ nữ#.
- Sau này là nữ sĩ Đạm Phương một trong những nữ nhà báo đầu tiên của nước ta#, một cây bút đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, chống lại những quan điểm lạc hậu của thời phong kiến… Hành động của họ đã góp phần làm thay đổi phần nào cách nhìn của xã hội về người phụ nữ, thể hiện tinh thần ham chuộng tự do và bình đẳng của những người phụ nữ trong xã hội xưa..
- Những tư liệu lịch sử trên cho thấy những gương mặt phụ nữ tài danh luôn luôn xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời kì Bắc thuộc trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam: Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, cho đến trước cách mạng tháng Tám.
- Hơn thế nữa, những công trạng của họ cũng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: như sản xuất, chống ngoại xâm, văn chương nghệ thuật… Điều đó cho phép khẳng định vai trò và vị trí người phụ nữ trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đồng thời để chứng minh truyền thống người phụ nữ Việt Nam được hình thành từ ngàn năm.
- Bất kì giai đoạn lịch sử nào, sự đóng góp của phụ nữ cũng đa dạng, phong phú, lớn lao..
- Tìm hiểu về những người phụ nữ tài danh tức là để hiểu biết và tự hào về những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá tinh thần của dân tộc.
- Xuất phát từ những hiểu biết về đất nước, thời cuộc, xã hội cũng như những nhận thức về bản thân, về giới, họ đã đem khả năng của mình, cống hiến sức mình cho sự nghiệp đấu tranh giữ gìn quốc gia dân tộc, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.
- Có thể thấy, cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, ở giai đoạn nào, hoàn cảnh nào người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn thể hiện hết mình, khẳng định ý chí, phẩm chất, truyền thống, nét văn hoá riêng biệt của dân tộc Việt Nam.
- Đây chính là những nền tảng cơ bản để tạo nên đội ngũ nữ trí thức Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám..
- Đó là thành quả của cách mạng và kết quả của sự vươn lên mạnh mẽ của những phụ nữ thông minh, cần cù và hiểu biết.
- Tìm hiểu về những người phụ nữ tài danh xưa, nhưng nữ trí thức ngày nay càng thêm tự hào về truyền thống, càng thấm thía những cơ hội và điều kiện mà cách mạng và đất nước đã mang lại, càng không ngừng nỗ lực và cố gắng để đóng góp nhiều hơn cho dân tộc, cho đất nước, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của phụ nữ trí thức nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung..
- Lê Quý Đức, Người phụ nữ trong văn hoá gia đình và đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003..
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Những gương mặt phụ nữ Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2007..
- Lee Seon Hee, Thái hậu Dương Vân Nga và vai trò của người phụ nữ Việt Nam hồi thế kỉ X, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2/2000.
- Lê Minh, Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động, 1997..
- Văn Tân, Truyền thống đánh giặc cứu nước của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 96/1967..
- Đỗ Thị Thạch, Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005..
- Nguyễn Thị Thập, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1980.
- Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.
- Lê Thị Nhâm Tuyết, Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỉ XXI, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000.
- Trần Quốc Vượng, Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Văn hoá- Dân tộc, Hà Nội, 2000