« Home « Kết quả tìm kiếm

Nội Dung Ôn Tập Ngữ Văn 11 Học Kỳ 2


Tóm tắt Xem thử

- Phần 1: Đọc - hiểu văn bản: 3 điểm.
- Cấp độ vận dụng cao: Viết đoạn văn trình bày những suy nghĩ, bình luận, giải thích ý nghĩa tư tưởng và các giá trị của văn bản trong cuộc sống.
- Cần phân biệt các dạng câu hỏi: nêu nội dung chính, nêu ý nghĩa hoặc nêu thông điệp của văn bản..
- Bài thơ “Vội vàng.
- Ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo..
- Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết..
- Ước muốn ấy táo bạo, muốn đoạt quyền của tạo hoá, muốn ngự trị cả thiên nhiên.
- Bức tranh mùa xuân tươi vui, hạnh phúc, căng tràn nhựa sống được cảm nhận qua các giác quan và tâm hồn nghệ sĩ yêu đời, khao khát cuộc sống của nhà thơ..
- quan niệm thẩm mĩ hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần) khiến thiên nhiên trở nên cụ thể, gợi cảm, quyến rũ, mang đầy tính nhục thể..
- Thiên nhiên mang vẻ đẹp của một giai nhân và của một tình nhân..
- Ý thức đau đớn về sự chảy trôi của thời gian, sự hạn hẹp ngắn ngủi của đời người trước sự mênh mông, rộng lớn của đất trời đã khiến nhà thơ có những cảm nhận tinh tế về sự tàn phai của cuộc đời..
- câu hỏi tu từ….
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử..
- Là một trong những cây bút xuất sắc trong phong trào thơ Mới..
- Thơ của ông là niềm thiết tha với cuộc sống, với con người và ấn chứa niềm đau thương, tâm sự uẩn khuất trước sự ngắn ngủi của cuộc đời..
- Bức tranh thôn Vĩ lúc bình minh tươi mới, tinh khôi, tràn đầy sức sống.
- Câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” cất lên như một tiếng reo vui, một lời suýt xoa của thi nhân trước vẻ đẹp vô ngần của thôn Vĩ.
- Thiên nhiên và con người hài hoà với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng và thơ mộng (“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”)..
- Khổ thơ đầu là bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống.
- “Gió theo lối gió, mây đường mây” ngắt nhịp 4/3 với hai vế tiểu đối gợi tả một không gian gió, mây chia lìa, đôi.
- Nhà thơ còn nhân hoá con sông thành một sinh thể có tâm trạng để giãi bày tâm tư của chính mình..
- Nếu “Thuyền ai” gợi lên bao ngỡ ngàng, bâng khuâng, vừa quen vừa lạ, man mác như điệu hò xứ Huế thì hình tượng “sông trăng” lại như một nét vẽ thơ mộng, chất chứa cái thần thái, “linh hồn” của cảnh sắc thiên nhiên xứ sở.
- Sự kết hợp giữa “thuyền ai” và “sông trăng” đã tạo nên một hình tượng đẹp thi vị, gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, thân thương của Huế.
- Khổ thơ thứ hai vẽ nên bức tranh xứ Huế ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi, yếu ớt nhưng cũng huyền ảo, thơ mộng, đồng thời toát lên những dự cảm hạnh phúc chia xa của nhà thơ..
- Câu hỏi tu từ vừa biểu hiện tâm trạng hoài nghi, cô đơn vừa thể hiện nỗi niềm gắn bó thiết tha, sâu nặng của nhà thơ với tình yêu, với cuộc đời..
- Bài thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế.
- Bài thơ còn là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ, cô đơn với khát vọng mãnh liệt mong muốn tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu trong cuộc sống thực.
- Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận..
- Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ Mới, nhà thơ của vũ trụ, của sông nước mênh mông bao la, của nỗi buồn “mang mang thiên cổ sầu”..
- Cảm hứng của bài thơ là cảm hứng không gian.
- Không gian như trải ra từ mặt sông lên tận chót vót đỉnh trời, không gian được nở ra từ thẳm sâu vũ trụ vào tận tâm linh con người..
- Bài thơ man mác một nỗi buồn thương đau đớn mênh mang về cuộc đời, về kiếp người, một nỗi sầu nhân thế.
- Bài thơ là bức tranh sông nước thơ mộng của buổi chiều xứ bắc.
- Không gian trong bài thơ là hình ảnh sông nước mênh mang:.
- Đó không chỉ là nỗi sầu của con người giữa đất trời vô biên..
- Không gian được mở rộng, từ sông lên cồn rồi tầm nhìn chuyển lên đất liền – chợ..
- Tuy nhiên không gian càng nới rộng thì sự côi cút của con người càng dâng cao..
- Lơ thơ, đìu hiu là từ láy  gợi lên sự trơ trọi, quạnh quẽ, kém sinh khí và sự vật như bị nhấn chìm trong không gian bao la, rộng lớn..
- Nỗi buồn thấm sâu vào không gian ba chiều, thấm sâu vào hồn người.
- Tâm trạng của thi nhân: khát khao tìm tới và được giao tiếp với con người..
- Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà tha thiết của nhà thơ.
- (“Tràng giang” là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc – Xuân Diệu)..
- Bài thơ vừa có vẻ đẹp cổ điển vừa có tinh thần hiện đại:.
- Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ bộc lộ ở thi đề, thi tứ, ở việc sử dụng những thi liệu quen thuộc trong Đường thi (Thuyền, nước, sóng, dòng sông, bầu trời, bến, nắng, cánh bèo, áng mây, cánh chim, bóng chiều.
- Nét đẹp hiện đại của bài thơ thể hiện ở việc sử dụng từ ngữ, dấu câu sáng tạo, độc đáo.
- Bài thơ “Mộ” của Hồ Chí Minh..
- Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, đồng thời là một tác gia lớn.
- “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ rất có giá trị của tập Nhật kí trong tù.
- Nó vừa gợi cảnh gian truân trong những ngày bị giam cầm vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác..
- Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối đượm buồn nhưng gợi cảm được phác họa qua hai hình ảnh có tính ước lệ: “cô vân” và “quyện điểu”.
- đại: cảm quan thiên nhiên hướng đến sự sống, hạnh phúc.
- Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt con người nơi xóm núi ấm áp tươi vui, tràn đầy sinh khí được miêu tả qua hình ảnh “cô gái xay ngô” và “lò than rực hồng”.
- Hình ảnh con người hiện lên trong tâm thế lao động toát lên một vẻ đẹp bình dị, đời thường nhưng hiện đại, khỏe khoắn.
- Bài thơ có sự vận động về không gian, thời gian, tư tưởng, luôn luôn hướng đến sự sống, ánh sáng và tương lai.
- Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu..
- Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, là nhà thơ của lí tưởng cộng sản..
- Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
- Nhà thơ cảm thấy lý tưởng của Đảng có tác dụng kì diệu đối với cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của mình.
- Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống cách mạng, đồng thời cũng là một tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà thơ..
- Bài thơ giàu nhạc điệu (nhờ sử dụng thể thơ thất ngôn với âm điệu trang trọng, liên tục thay đổi cách ngắt nhịp, sử dụng hệ thống vần ở cuối các câu thơ với âm mở có sức ngân vang), sử dụng phong phú các phép tu từ (ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, ngoa dụ, điệp từ.
- GIÁ TRỊ CON NGƯỜI.
- Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người.
- Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe..
- Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ..
- Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn văn bản? Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn?.
- Câu 3: Nêu cách hiểu của em về câu : Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
- Viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày cảm nhận của em về 13 câu thơ đầu trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu..
- Câu 2: Người ta chẳng qua là một cây sậy.
- vũ trụ nuốt tôi như một điểm con.
- Biện pháp so sánh khẳng định sự nhỏ bé của con người giữa vũ trụ bao la, vô tận và từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng và suy nghĩ.
- Chúng có thể giúp con người chinh phục và làm chủ cả vũ trụ..
- Câu 3: Đồng tình với quan điểm của tác giả vì việc đánh giá một con người không thể dựa vào hình thức bên ngoài mà phải căn cứ vào nội dung và nhận thức bên trong..
- Cảm nhận 13 câu thơ đầu của bài thơ Vội vàng..
- Phân tích 13 câu thơ đầu:.
- Bốn câu thơ đầu: Thái độ lo lắng, sợ sự mất mát.
- Muốn ngăn cản bước đi của thời gian muốn ngưng đọng không gian.
- để bất tử hoá vẻ đẹp của trời đất  Muốn thâu tóm hương sắc của thiên nhiên để hưởng thụ..
- Chủ đề bài thơ..
- Thiên nhiên vừa gần gũi, vừa quyến rũ, vừa thơ mộng, vừa tinh khôi với những vẻ đẹp phong phú, bất tận  Thiên đường trên mặt đất..
- Thiên nhiên cũng đắm say, rạo rực, ngất ngây như chính tác giả.
- Ngon: cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống bằng vị giác, xúc giác và cả tâm hồn  thiên nhiên quyến rũ  con người say mê..
- Lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Thiên nhiên mang vừa mang vẻ đẹp của một giai nhân vừa mang vẻ đẹp của một tình nhân..
- Hai câu thơ tiếp:.
- Phải tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân ngay khi nó đang đến chứ không thể để nó trôi đi rồi mới tiếc nuối..
- Đánh giá chung về 13 câu thơ (nội dung + nghệ thuật) ĐỀ 2.
- Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:.
- Ái tình chỉ là một cảm xúc nhất thời.
- Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt.
- Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên..
- Cảm nhận bốn câu thơ cuối trong bài thơ Tràng giang - Huy Cận.
- Huy Cận là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào thơ Mới, là hồn thơ ảo não nhất trong làng thơ mới.
- Tràng giang là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng tháng 8 năm 1945..
- Có sự hòa quyện giữa nỗi mênh mông vô tận của thiên nhiên và nỗi cô đơn của lòng người.
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ: mây cao đùn núi bạc.
- So sánh với hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.
- Đánh giá chung về đoạn thơ và bài thơ:.
- Nội dung: Đi suốt bài thơ là nỗi buồn triền miên, vô tận.
- Theo quan điểm mĩ học của các nhà thơ mới: cái đẹp gắn liền với cái buồn.
- Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế và niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời và ẩn chứa tình cảm sâu nặng, thầm kín với quê hương đất nước