« Home « Kết quả tìm kiếm

NỮ TRÍ THỨC TRONG SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐẤT NƯỚC HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Tóm tắt Xem thử

- Nữ trí thức trong sự nghiệp khoa học và đào tạo của đất nước: Hiện trạng và giải pháp NỮ trí thỨc.
- trong sỰ nghiỆp khoa hỌc và đào tẠo cỦa đẤt nưỚc.
- HiỆn trẠng và giẢi pháp GS.TSKH Vũ Minh Giang Đại học Quốc gia Hà Nội Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, phụ nữ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Nhưng không chỉ có vậy, phụ nữ còn là một lực lượng có những đóng góp to lớn và trực tiếp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Không chỉ là những người anh hùng trong chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, phụ nữ Việt Nam còn khẳng định tài năng, trí tuệ của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Đến đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, ở Việt nam có một số ít phụ nữ bắt đầu được đến trường đi học.
- Tuy mới chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhoi nhưng nữ giới đã sớm khẳng định được tài năng của mình.
- Ngay từ thời điểm ấy, nữ sĩ Sương Nguyệt Ánh đã - một phụ nữ tài sắc vẹn toàn đã nổi tiếng trong cương vị Tổng biên tập tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam (tờ Nữ Giới chung.
- Nhưng tiềm năng trí tuệ của phụ nữ chỉ thực sự được phát huy từ sau cách mạng tháng Tám.
- Có thể nói sự hình thành và phát triển đội ngũ nữ trí thức Việt Nam gắn liền với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
- “Trí thức” là khái niệm có nội hàm tương đối rộng nên nhiều khi còn có sự khác biệt trong quan niệm.
- Để xác định đối tượng phân tích, tác giả báo cáo này dựa vào các tiêu chí được xác định trong Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo đó “trí thức là một đội ngũ những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.
- Những số liệu được sử dụng để phân tích chủ yếu liên quan đến nữ giới có học vấn cao, đang công tác tại các lĩnh vực khoa học và đào tạo.
- Trước hết xin nói về thực trạng đội ngũ nữ trí thức qua một vài số liệu thống kê.
- Bảng 1: Tỉ lệ NTT có học vị và chức danh khoa học từ 1985 đến 2007.
- Nguồn: Số liệu lao động nữ Việt nam, 1997 và Bộ GD&ĐT, 2007.
- Số liệu trong bảng phản ánh tỉ lệ nữ giới trong tổng số cán bộ có trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên của cả nước.
- Tính chung toàn bộ trí thức nữ có học vị và chức danh GS, PGS cho đến trước thời kỳ Đổi mới (1985) chiếm tỉ lệ gần 6.
- Đây mới chỉ là một tỉ lệ rất khiêm tốn, nhưng nếu so với thời kỳ trước cách mạng, khi ở bậc đại học số nữ sinh viên có thể đếm trên đầu ngón tay thì con số đó đã là một bước nhảy vọt.
- Đến năm 2007 tỉ lệ này đã lên tới 16,1%, nghĩa là sau hơn 20 năm Đổi mới, trong tương quan chung của toàn bộ đội ngũ trí thức cả nước, tỉ trọng nữ giới đã tăng lên gần 3 lần..
- Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn có thể thấy sự phát triển này vẫn chưa phản ánh đúng năng lực và trí tuệ của nữ giới.
- Trước hết tỉ lệ tăng bình quân từ gần 6% lên trên 16% chủ yếu bị chi phối bởi tốc độ tăng nhanh của số lượng khá lớn thạc sĩ tốt nghiệp từ năm 2000 về sau.
- Bảng thống kê còn cho thấy tỉ trọng nữ trí thức tỉ lệ nghịch với cấp độ học vị và chức danh, có nghĩa là có tỉ lệ giảm dần tương ứng với mức tăng dần của học vị và chức danh khoa học.
- Những phân tích trên đây cho thấy, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận của sự nghiệp xây dựng đội ngũ nữ trí thức, vị thế của phụ nữ trong cộng đồng trí thức nói chung và trong tập hợp các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành còn rất khiêm tốn..
- Một đóng góp quan trọng của nữ trí thức là tham gia đào tạo ra đội ngũ trí thức cho đất nước thông qua công việc giảng dạy trong các trường đại học.
- Trong hoàn cảnh một nước đã từng trải qua lịch sử cả ngàn năm dưới chế độ phong kiến, gần trăm năm dưới ách cai trị thực dân, có thể nói chỉ riêng sự hiện diện của phụ nữ trên bục giảng đại học đã là một sự đổi thay mang tính cách mạng.
- Từ sau năm 1975 tỉ lệ nữ CBGD đại học liên tục tăng.
- Bảng 2: Tỉ lệ nữ CBGD đại học từ 1975 đến 2005.
- Nữ trí thức chiếm trên 1/3 tổng số CBGD trong các trường đại học của cả nước là một tỉ lệ tương đối cao, so với nhiều nước trên thế giới, thậm chí ngay cả nhưng nước được coi là có nền khoa học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không có được tỉ lệ này.
- Trên một số lĩnh vực, nữ trí thức còn đóng vai trò của lực lượng chiếm đa số.
- Có thể thấy điều này qua số liệu khảo sát năm 2006 tại 3 trường ĐH thuộc ĐHQGHN và 4 trường khác thuộc Bộ GD&ĐT.
- Bảng 3: Tỉ lệ nữ CBGD của một số trường đại học năm 2006.
- KHTN (ĐHQG) Tỉ lệ.
- Theo số liệu trong bảng thống kê trên đây, bình quân chung tỉ lệ CBGD nữ trong nhóm 7 trường này là 40,1%.
- Đây là những trường đại học thuộc loại top đầu nên đòi hỏi chất lượng đội ngũ CBGD tương cao.
- Mặc dù vậy, tỉ lệ CBGD nữ ở đây lại cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước giai đoạn .
- Các trường được xếp từ trái sang phải theo trật tự giảm dần tỉ lệ CBGD nữ.
- Theo đó trường ĐHNN (ĐHQGHN) cán bộ nữ chiếm tỉ lệ áp đảo (trên 68.
- Tỉ lệ thấp thuộc về khối trường giảng dạy về KHTN và công nghệ (Bách khoa)..
- Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nữ trí thức cũng đóng một vai trò đáng kể.
- Chỉ tính riêng trong 3 năm gần đây các nhà khoa học nữ đã chủ trì thành công 42 đề tài thuộc các chương trình KHCN cấp NN, 25 đề tài độc lập cấp NN và 18 đề tài, dự án hợp tác quốc tế theo nghị định thư.
- Tuy nhiên, nếu xét trong tương quan chung thì chủ trì các hoạt động khoa học có thể coi là đỉnh cao này, nữ trí thức mới chỉ chiểm tỉ lệ 12,1%.
- Nói tới hoạt động KHCN không thể không nói tới các sản phẩm khoa học mà số lượng các công trình được công bố trong và ngoài nước là một tiêu chí quan trọng.
- Vì chưa có được số liệu về công bố của nữ trí thức toàn quốc nên báo cáo này cũng chưa thể đưa ra bức tranh toàn cảnh.
- Tuy nhiên, với số liệu 5 năm gần đây của Viện KHXH Việt Nam, nơi lực lượng nữ trí thức có tới trên 800 người, chiếm gần 60% đội ngũ cán bộ nghiên cứu toàn viện cũng có thể hình dung được phần nào đóng góp của các nhà khoa học nữ trong hoạt động NCKH.
- Trong toàn bộ các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, tác giả nữ chiếm 37,4%, trên các tạp chí quốc tế chỉ có 3,1%.
- Trong tổng số sách chuyên khảo đã được công bố, 14,1% là của các nhà khoa học nữ.
- Tuy con này chưa tương xứng với lực lượng nữ trí thức hùng hậu của Viện, nhưng cũng phản ánh sự nỗ lực hết sức lớn lao của chị em.
- Trên cơ sở những cống hiến đó, nhiều tập thể và cá nhân nữ trí thức đã được nhận những phần thưởng xứng đáng.
- Dưới đây là thống kê cụ thể về số lượng các nữ trí thức đã nhận các giải thưởng đó.
- Bảng 4: Số lượng các giải thưởng KHCN quan trọng đã được trao cho nữ trí thức.
- Giải thưởng quốc tế cho nhà khoa học KH xuất sắc (Do tổ chức WIPO, LHQ) trao tặng..
- Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam.
- Những con số tuyệt trên đây rất ấn tượng, nhưng nếu so sánh với tương quan chung thì tỉ lệ nữ trí thức được nhận giải thưởng bình quân chỉ chiếm trên 15%.
- Tỉ lệ này cũng gần như tương ứng với các nữ CBGD được phong tặng danh hiệu NGND và NGUT..
- Có thể nói nữ trí thức là bộ phận tinh hoa của phụ nữ.
- Họ là những người có năng lực sáng tạo và được đào tạocông phu, có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, có trình độ, có vị trí khoa học và có những đóng góp không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển của dân tộc.
- Tuy nhiên, lực này lại phải âm thầm, kiên định vượt qua một “thử thách kép” chỉ vì họ là phụ nữ.
- Sau khi vượt qua thời kỳ “khổ học”, người trí thức lại phải “vùi đầu” vào sách vở hoặc tối ngày trong các phòng thí nghiệm.
- Có thể nói hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo KHCN là một loại lao động nặng, cần phải bỏ rất nhiều công sức cả trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức cũng như trong nghiên cứu.
- Trong khi đó, phụ nữ không thể bỏ thiên chức làm vợ, làm mẹ.
- Do vây, để đạt được một kết quả hay một thành công nào đó trong sự nghiệp, người phụ nữ phải bỏ ra sức lực nhiều hơn so với nam giới.
- Ý nghĩa “thử thách kép”ở đây hàm ý là vươn lên đỉnh cao của hoạt động KHCN, hoạt động đặc thù của trí thức vốn đã gặp muôn vàn khó khăn, thì đối với nữ trí thức khó khăn đó còn nhân lên gấp bội..
- Để đánh giá đúng mức những đóng góp của nữ trí thức trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và đào tạo cần phải chú ý tới những đặc thù của lĩnh vực nayg mà những người phụ nữ tham gia vẫn phải chấp nhận.
- Trước hết, để có thể hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, cần phải mất một thời gian đào tạo công phu qua các chương trình từ bậc đại học (4-5 năm) qua cao học (3 năm) rồi đến tiến sĩ (3-4 năm).
- Tiếp theo, học cũng cần phải có những môi trường hoặc điều kiện thích hợp để thể nghiệm, phát triển và nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
- Bên cạnh đó, người phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò nặng nề cả ở gia đình và ngoài xã hội, đó là chưa kể đến những trở ngại cả từ phía khách quan (định kiến xã hội…) và chủ quan (hạn chế về sức khỏe, quỹ thời gian…) mà họ gặp phải.
- Chính từ những lý do đó mà chúng ta cùng phải nhìn nhận, đánh giá cao hơn mỗi đóng góp của phụ nữ cho sự phát triển của khoa học - công nghệ đất nước bởi để có được những điều đó, họ đã đánh đổi bằng những nỗ lực không ngừng, những hy sinh không thể đo đếm.
- Có thể nói do quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với người phụ nữ được thực hiện ngày càng đầy đủ, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của đại bộ phận phụ nữ được cải thiện, vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực KHCN ngày càng được khẳng định và những đóng góp của họ rất đáng trân trọng.
- Phụ nữ còn là lực lượng chiếm chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ.
- Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế.
- Tuy đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào đóng góp vào sự phát triển của đất nước, song thực tế đội ngũ nữ trí tức Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và nhiều trở ngại, hạn chế trong bước đường phấn đấu trưởng thành.
- Trước hết đó là sự khác biệt về giới là yếu tố cơ bản khiến người phụ nữ phấn đấu trở thành một nhà khoa học khó khăn hơn nam giới.
- Con đưòng bước ra khỏi cánh cửa gia đình để đi vào các hoạt động khoa học công nghệ của phụ nữ bao giờ cũng là con đường đầy những chông gai, không phải người phụ nữ nào cũng có thể vượt qua được.
- Khác với nam giới, các cán bộ khoa học nữ phải dành nhiều thời gian cho thiên chức làm mẹ, công việc nội trợ, quán xuyến gia đình, chăm sóc con cái và nhiều việc vô danh khác.
- Nhiều kết quả nghiên cứu về giới cho thấy, đối với những cán bộ nữ trẻ, khó khăn càng nhiều hơn khi có con nhỏ và công việc gia đình cũng nặng hơn so với nữ cán bộ cao tuổi.
- Chính vì vậy, nhiều cán bộ nữ quá tải về sức lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin.
- Vấn đề giải quyết hài hoà giữa sự nghiệp và gia đình luôn là bài toán khó đối với phụ nữ.
- Ngược lại, có những chị đã phải hy sinh sự nghiệp để chăm lo hạnh phúc gia đình, chấp nhận phấn đấu ở mức độ trung bình.
- Phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ còn gặp cản trở từ phía nam đồng nghiệp và từ chính nữ đồng nghiệp.
- Chính ảnh hưởng của tư tưởng coi thường phụ nữ trong xã hội đã khiến cho nhiều cử tri thiếu sự tin tưởng ở phụ nữ và thường chỉ ưu tiên cho nam giới khi lựa chọn ứng viên cho một vị trí nào đó.
- Bên cạnh đó có một thực tế là số lượng các nhà khoa học nữ tham gia quản lý nhà nước ở các cấp còn thấp và càng ở cấp cao, tỷ lệ này càng thấp hơn.
- Tại hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, các cơ quan nghiên cứu khoa học, không có cán bộ nữ tham gia ban lãnh đạo bộ và rất ít phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp viện.
- Tại Viện Khoa học tự nhiên Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Việt Nam, là các trung tâm khoa học lớn nhất Việt Nam, không có cán bộ nữ tham gia ban lãnh đạo và là viện trưởng.
- Đến năm 2001, số cán bộ nữ có học hàm, học vị là gần 18.000 người, song tỷ lệ những người chủ trì các đề tài, dự án khoa học và công nghệ các cấp, nhất là cấp nhà nước là thấp.
- Từ năm 1991 đến năm 1995, trong tổng số trên 500 đề tài thuộc 31 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, chỉ có 21 cán bộ nữ đảm đương cương vị chủ trì đề tài (chiếm dưới 4.
- Từ năm 2000 đến nay, số phụ nữ chủ trì đề tài tuy có tăng lên tới 10% song vẫn còn rất thấp, chưa phản ánh đúng năng lực và khả năng đóng góp của phụ nữ trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ quan trọng tầm quốc gia.
- Tình trạng phổ biến hiện nay là, nữ cán bộ khoa học là lực lượng tham gia (đôi khi là lực lượng chính) các công trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước, còn người chủ trì các công trình này lại chủ yếu là cán bộ nam.
- Nhìn chung, đội ngũ nữ trí thức nước ta hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng và với yêu cầu mới của đất nước, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập.
- Để xây dựng và phát triển tiềm lực của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cần có những biện pháp, chính sách phù hợp như: chính sách và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trí thức, đặc biệt là nữ trí thức.
- Chính các chế độ, chính sách hợp lý đối với trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng sẽ trở thành động lực hết sức quan trọng để động viên, thu hút và nâng cao khả năng lao động, sáng tạo..
- Để xây dựng thế hệ phụ nữ trí thức mới cũng cần giúp nhau hạn chế ảnh hưởng của xu hướng thực dụng trong trí thức, để họ quan tâm hơn đến con đường phát triển lâu dài, khỏi phí hoài những tài năng khoa học nữ trẻ.
- Bên cạnh việc chuẩn bị thế hệ phụ nữ trí thức trong tương lai, việc tận dụng khai thác chất xám, phát huy vai trò của đội ngũ phụ nữ trí thức đương đại cũng cần được xem trọng vì lực lượng này khá mỏng.
- Trong công tác của cán bộ nữ trí thức nói chung cũng như việc lựa chọn cán bộ nữ vào các cấp quản lý nói riêng cũng phải tính đến một quan điểm đánh giá, nhận xét đối với phụ nữ sao cho phù hợp với những điều kiện thực tế của phụ nữ Việt Nam.
- Do lực lượng cán bộ khoa học của ta còn bất cập so với yêu cầu của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, do đó cần tổ chức tốt sự hợp tác giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước, các thế hệ khoa học nhiều tuổi và lớp trẻ, để khai thác thế mạnh của mỗi thế hệ nhằm hợp sức giải quyết những vấn đề khoa học của đất nước.
- Các tổ chức, cơ quan cần vận dụng mọi biện pháp, bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo điều kiện, động viên giúp đỡ các cán bộ nữ tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ nhiều hơn nữa.
- Nên xem xét việc thu hút nhiều hơn nữa lực lượng phụ nữ vào các hoạt động khoa học và công nghệ là vấn đề có tính chất chiến lược, đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thực tế hiện nay, xuất phát từ quan điểm bao trùm trong thời kỳ Đổi mới “con người là trung tâm”, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ trí thức nói chung, nữ trí thức nói riêng phát triển lớn mạnh đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.
- Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng của nữ trí thức trong thời đại mới, Nghị quyết số 11/NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước” đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục tăng cường công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nữ trí thức trong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
- Tin rằng, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam sẽ ngày càng phát huy vai trò và khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trong xã hội nói chung, sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ của đất nước nói riêng.