« Home « Kết quả tìm kiếm

NỮ TRÍ THỨC VÀ GIA ĐÌNH NGÀY NAY


Tóm tắt Xem thử

- NỮ TRÍ THỨC VÀ GIA ĐÌNH NGÀY NAY.
- Các nhà khoa học Việt Nam đã khẳng định tầng lớp trí thức Việt Nam có phẩm chất nhân cách văn hóa đặc trưng, gắn với bối cảnh phát triển của xã hội.
- Tầng lớp trí thức Việt Nam phát triển không ngừng từ khi hình thành cho đến ngày nay.
- Trong thời kỳ Pháp thuộc, tầng lớp trí thức Việt Nam có những thay đổi về chất.
- Đến năm 1965 tỷ lệ nữ trí thức chỉ chiếm 14,3% trong tổng số trí thức thì đến năm 1985 lên đến 50.3%”.
- Đến năm 2000, nữ trí thức có học hàm GS là 4,3%, PGS là 7,0%.
- Hơn 20 nữ trí thức là nhà giáo nhân dân và hơn 300 nữ trí thức là nhà giáo ưu tú.
- Nữ trí thức là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong tầng lớp trí thức Việt Nam.
- Bên cạnh vai trò là một trí thức với những cống hiện to lớn cho xã hội giống như nam trí thức, nữ trí thức còn phải chăm lo cho cuộc sống gia đình giống như bao phụ nữ Việt Nam khác.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy, gánh nặng gia đinh của nữ trí thức không nhẹ nhàng hơn so với những phụ nữ khác.
- Tuy nhiên, cho đến nay, gia đình vẫn mang một giá trị cao trong hoạt động sống của nữ trí thức Việt Nam..
- GIA ĐÌNH LUÔN LÀ MỘT GIÁ TRỊ QUAN TRỌNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NỮ TRÍ THỨC.
- Đối với những nữ trí thức có học vấn càng cao thì dường như gia đình càng trở nên một giá trị không thể thiếu và luôn gắn chặt với sự nỗ lực trong công tác khoa học của họ.
- Đa số nữ trí thức đều được sự ủng hộ và thừa nhận của gia đình về nghề nghiệp của họ.
- Một số nữ trí thức băn khoăn trước lo ngại của gia đình và bạn bè về nghề nghiệp họ đang theo đuổi chưa mang lại thu nhập cao cho gia đình.
- Vào những năm đầu của Đổi Mới, nhiều gia đình của nữ trí thức còn gặp nhiều khó khăn.
- Mặc dầu nhiều nữ trí thức có đủ sức mạnh để chịu đựng và vượt qua những vất vả trong công việc để giành lấy vinh quang trong khoa học nhưng họ lại khổ sở trước những thiếu thốn của gia đình mình.
- Mong ước trong tương lai của nam và nữ trí thức.
- Tiếp theo “thu nhập cao”là mong đợi của nữ trí thức, còn nam trí thức lại là “thanh danh trong sự nghiệp”.
- “con cái thành đạt”được nữ trí thức ‘xếp”vào bậc thứ 4, còn đối với nam trí thức xếp ở bậc thứ 5.
- Một nữ trí thức tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ, vào năm 2000, đã bộc bạch “Nói chung, nhà khoa học nữ cũng là người phụ nữ bình thường, người vợ và người mẹ.
- Nữ trí thức không tự đặt mình ngoài ranh giới của đời thường.
- Tuy nhiên, so với những phụ nữ bình thường khác, nữ trí thức có nhiều nghị lực hơn để dồn tâm lực cho sự nghiệp khoa học.
- Nữ trí thức đòi hỏi cao ở bản thân mình.
- Những điều này khiến nữ trí thức phải lựa chọn phương thức “hài hòa”giữa các giá trị của gia đình và của khoa học.
- Chính vì vậy, trên thực tế đã có nhiều nữ trí thức thành đạt trong sự nhiệp thì phải chịu thiệt thòi trong hôn nhân gia đình, còn có được hạnh phúc gia đình thì không thành công trong công tác khoa học.
- THU NHẬP VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA GIA ĐÌNH CỦA NỮ TRÍ THỨC.
- Thu nhập của trí thức cũng không nằm ngoài “quy luật”này..
- Nữ trí thức (có trình độ Đại học) có thu nhập chỉ cao hơn gấp 3 lần so với nữ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- thu nhập bình quân một tháng của trí thức là 4,1 triệu.
- Cũng trong cuộc khảo sát này, số người trung bình trong gia đình của nữ trí thức phụ thuộc vào kinh tế của họ là 1,04 người.
- Có khoảng một nửa số nữ trí thức và một nửa số nam trí thức cho rằng đóng góp của chồng vào thu nhập của gia đình cao hơn mức đóng góp của vợ.
- Như vậy, thu nhập của trí thức Việt Nam chỉ cao hơn “mặt bằng chung”một chút..
- Với mức thu nhập hiện có, nhiều trí thức vẫn phải làm thêm để tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho gia đình.
- Thu nhập trung bình/tháng từ làm thêm của nữ trí thức cũng thấp hơn nam trí thức (1,8 triệu so với 2,2 triệu).
- Theo kết quả của khảo sát của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (đã nêu ở trên), có 37.1% nam trí thức và 35.1% nữ trí thức cho rằng thu nhập từ công việc làm thêm cao hơn thu nhập từ công việc chính..
- Nghiên cứu “Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”của Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006) cho thấy sự băn khoăn về sự thiếu đáp ứng của thu nhập của nữ trí thức cho cuộc sống gia đình.
- Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuyên môn của nữ trí thức.
- “Hơn 1/3 trí thức nữ được hỏi cho rằng thu nhập của bản thân từ lương và làm thêm chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của gia đình.
- Nguồn: Báo cáo của đề tài “Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”của Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), trang 110..
- Cách sắp xếp nơi ở của gia đình nữ trí thức không phải là một mô hình duy nhất.
- Tỷ lệ nơi ở của gia đình nữ trí thức ở 3 mô hình (ở riêng, ở nhà của cha mẹ, thuê nhà) được phân bố tương đối đồng đêu.
- Đại đa số gia đình của nữ trí thức có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt (xe máy, tivi, điều hòa nhiệt độ, phòng làm việc, máy tính xách tay-giá trung bình từ 7-8 triệu đồng/cái).
- Sự thành công trong công việc của nữ trí thức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm, ủng hộ của gia đình.
- Một gia đình yên ổn, hạnh phúc sẽ giúp nữ trí thức yên tâm dành sức lực, trí tuệ cho công việc.
- Nghiên cứu của Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2006) đưa ra kết quả về sự ủng hộ của gia đình trong hoạt động chuyên môn của nữ trí thức.
- Trong khảo sát của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (năm 2009), một nửa số nữ trí thức được hỏi cho rằng gia đình “tạo điều kiện tốt”cho công việc của họ.
- Tỷ lệ nữ trí thức bị gia đình “phản đối”là không đáng kể (0.3.
- Quan điểm của gia đình với công việc của nữ trí thức.
- Số lượng nữ sinh viên xuất thân từ gia đình trí thức cao hơn nhiều từ các gia đình nông dân, công nhân.
- Nữ trí thức và ly hôn.
- Nữ trí thức cũng là một phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ Việt Nam khác.
- Người nữ trí thức luôn tự trang bị cho mình nghị lực và sức chịu đựng bền bỉ để vượt qua khó khăn trong công việc chuyên môn và gia đình.
- Người ta ít thấy sự cãi vã to tiếng giữa vợ chồng hoặc cha mẹ và con cái trong gia đình nữ trí thức.
- Khi gia đình có bất hòa cũng hiếm khi nữ trí thức phải nhờ sự can thiệp của người ngoài.
- NỮ TRÍ THỨC VÀ GÁNH NẶNG CỦA CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH.
- Người vợ trong gia đình trí thức.
- Nghiên cứu này cũng cho thấy gia đình trí thức thiếu thời gian làm nội trợ hơn so với các loại hình gia đình khác.
- Trong các loại hình gia đình thì gia đình trí thức được đáp ứng nhu cầu này cao nhất.
- Một nghiên cứu về nữ trí thức của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (năm 2000) cũng cho biết về tình hình thuê người giúp việc của nữ trí thức tại các thành phố lớn.
- Như vậy, nữ trí thức cũng giống như những phụ nữ khác, ngoài thời gian lao động kiếm sống như nam giới, họ phải lao động gia đình với nhiều thời gian hơn nam giới.
- Công việc chuyên môn của nữ trí thức đặc thù hơn so với công việc của phụ nữ khác ở chỗ thời gian lao động chuyên môn thực tế nhiều hơn thời gian lý thuyết (8 giờ theo luật lao động).
- Đại bộ phận nữ trí thức trong nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đều thấu hiều một điều quan trọng là để có thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình thì cần phải cân đối, hài hòa giữa chuyên môn và việc nhà.
- Nữ trí thức luôn coi gia đình là lẽ sống của họ.
- Nhưng cũng không ít nữ trí thức quyết định dồn tâm lực của mình cho “một bên”, đó là gia đình.
- PHÚC LỢI GIA ĐÌNH DÀNH CHO NỮ TRÍ THỨC.
- Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về nữ trí thức.
- Tuy nhiên đề cập đến vấn đề hưởng thụ phúc lợi từ gia đình của nữ trí thức trong các nghiên cứu này không nhiều..
- Nghiên cứu năm 2000 của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho thấy thời gian dành cho các hoạt động giải trí của nữ trí thức thấp hơn so với nam trí thức (đọc báo.
- Một số hoạt động đặc trưng khác như đi lễ chừa, tham quan du lịch thì số nữ trí thức tham gia nhiều hơn nam giới.
- Nam trí thức có nhiều cơ hội gặp gỡ đồng nghiệp hơn nữ trí thức..
- Trong một nghiên cứu gần đây hơn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008) cho thấy thời gian nữ trí thức dành cho các hoạt động giải trí luôn thấp hơn nam trí thức trong khi thời gian làm công việc nội trọ của nữ trí thức cao hơn nam trí thức..
- Nữ trí thức Việt Nam mang trong họ đầy đủ những đặc trưng của người trí thức Việt Nam và người phụ nữ Việt Nam.
- Do vậy, công lao của nữ trí thức đối với sự phát triển của khoa học nước nhà và của gia đình Việt Nam là rất lớn.
- Trên con đường phát triển sự nghiệp của mình, gia đình luôn đồng hành cùng nữ trí thức.
- Cũng có không ít nữ trí thức bị hạn chế về phát triển chuyên môn do phải mất nhiều thời gian và công sức cho gia đình.
- Nữ trí thức đã và đang phải gồng mình (cả về thể xác và tâm trí) để chịu đựng và vượt qua thử thách của gánh nặng này.
- Gánh nặng gia đình của nữ trí thức đang dần được sự chia sẻ của chồng con và xã hội.
- Nhiều nữ trí thức đã cố gắng thu xếp việc nhà việc khoa học để vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình vừa giành lấy những thành công trong sự nghiệp.
- Bên cạnh đó cũng còn những nữ trí thức phải từ bỏ, hoặc “tạm dừng”sự phấn đấu cho “nghiệp khoa học”của mình vì nhiều lý do, trong đó có lý do từ gia đình.
- Nhiều gia đình của nữ trí thức (đặc biệt những trí thức trung tuổi) đã tạm đủ về vật chất và họ có thể yên tâm để phục vụ và cống hiến cho xã hội.
- Cũng còn nhiều nữ trí thức (đặc biệt trí thức trẻ) đang phải chung sức cùng với chồng mình trong cuộc sinh nhai đầy khó khăn hiện nay..
- Trước mắt, trong xã hội đã có khá nhiều dịch vụ (công và tư) góp phần làm giảm bớt gánh nặng gia đình cho phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng.
- Tuy nhiên, không phải tất cả nữ trí thức đã tiếp cận và sử dụng đầy đủ các dịch vụ này.
- “Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hôi nhập quốc tế”.
- Báo cáo tổng quan khoa học (đề tài cấp Bộ) “Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Báo cáo nghiên cứu “Nữ trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước-thực trạng và những giải pháp cấp bách nhằm thúc đẩy các tiềm năng theo hướng bình đẳng giới”, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam năm 2000, 8.
- Phát huy nguồn lực Trí thức nữ Việt Nam, trong sự nghiệp CNH - HĐH”.
- số Theo Báo cáo tổng hợp của đề tài KX Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hôi nhập quốc tế”.
- Hà Nội, 2009, trang 38), tầng lớp trí thức Việt Nam được chia thành 5 nhóm theo lĩnh vực hoạt động 1 Nghiên cứu khoa học.
- Báo cáo tổng quan khoa học (đè tài cấp Bộ) “Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”Hojv viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Báo cáo tổng hợp của đề tài KX Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hôi nhập quốc tế”.
- Hà Nội, 2009, trang 66 � Báo cáo tổng hợp của đề tài KX Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hôi nhập quốc tế”.
- Một số vấn đề về trí thức Việt Nam.
- Trích lại từ Báo cáo tổng hợp của đề tài KX Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hôi nhập quốc tế”.
- Đỗ Thị Thạch, Phát huy nguồn lực Trí thức nữ Việt Nam, trong sự nghiệp CNH - HĐH”.
- Báo cáo nghiên cứu “Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”.
- �Đề tài cấp Bộ, năm 2006 “Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”.
- Báo cáo nghiên cứu “Nữ trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước-Thực trạng và những giải pháp cấp bách nhằm thúc đẩy các tiềm năng theo hướng bình đẳng giới”.
- “Phát huy vai trò của trí thức nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, năm 2006