« Home « Kết quả tìm kiếm

Phẩm vật trong lễ cưới người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- PHẨM VẬT TRONG LỄ CƯỚI NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Thị Hoàng Mỹ.
- Trường Đại học Cửu Long Thông tin chung:.
- Dân tộc Việt Nam có vô vàn phong tục tập quán như: lễ tết, tang ma, cưới hỏi,… Trong đó, tục cưới hỏi được xem là một trong những nghi thức được chú trọng nhiều nhất vì nó ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người.
- Việc cưới xin vì vậy cũng được chăm chút hết sức chu toàn.
- Một phần không thể thiếu trong tất cả các đám cưới đó là phẩm vật cưới – tức là đồ sính lễ.
- Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ xin khảo sát những nét đặc trưng trong phẩm vật cưới của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long để thấy được nét đặc trưng văn hóa của vùng này..
- Phẩm vật trong lễ cưới người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cưới xin bao gồm các quan niệm và các thể thức (tục lệ) chứng nhận mối quan hệ được thiết lập giữa người nam và người nữ.
- Ngoài ra, cưới xin còn là hệ thống các nghi lễ và các phong tục tập quán để họ hàng, gia đình, tổ tiên và thần linh công nhận đôi trai gái nên vợ nên chồng.
- Hiện tại, ở Đồng bằng sông Cửu Long, người ta chỉ còn 03 lễ: giáp lời (chạm ngõ), đám nói (lễ hỏi), đám cưới (lễ cưới).
- Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ xin khảo sát những phẩm vật cưới của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thấy được nét văn hóa đặc trưng của vùng miền..
- 2 TỤC CƯỚI XIN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- “Phong tục là những thói quen, nếp sống xã hội có ý nghĩa của một cộng đồng dân tộc, một cộng đồng quốc gia” (Huỳnh Công Bá, 2008, tr.423)..
- Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hóa xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân theo” (Tân Việt, 1997, tr.9).
- Nghi thức cưới xin cũng vậy, chúng đã trở thành một nếp văn hóa tinh thần đặc trưng mà thời nào cũng được coi trọng.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long xưa, qua trung gian của mai mối, nhà trai phải đi tiền đồng và nữ trang cho bên nhà gái trong đám nói.
- Hiện nay, ở một số địa phương, trưởng tộc của hai họ thực hiện việc thắp đèn lên bàn thờ, trong khi thắp người ta thường tắt hết quạt, đóng cửa để đảm bảo đèn không bị tắt vì đó là điềm không may.
- Theo người dân Đồng bằng sông Cửu Long, làm như vậy là để tránh những điều không may mắn, khó khăn..
- Nhiều gia đình hiện nay còn “chế” (giảm bớt nghi lễ) bằng cách bỏ đi mâm trầu cau mà chỉ là dĩa trầu tiêm sẵn tượng trưng và cô dâu chú rể tự về nhà trai chứ không thực hiện “rước” như truyền thống..
- Tại Đồng bằng sông Cửu Long, khách khứa ăn uống xong thì ra về không có tục chia cỗ phần.
- Thậm chí có nơi người ta không chịu chưng trái cây là trái sung vì họ cho rằng sung trùng âm với xung đột, xung khắc nhưng có nơi thích chưng trái sung để muốn sung túc, sung sướng, sung mãn..
- Theo tác giả Phan Kế Bính, vào thời xưa ở thành phố người ta thách cưới nặng hơn ở quê và không có tục đi ăn cưới đêm.
- Về việc đưa dâu ban đêm, ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhưng đây không phải một tập tục mà là vì thời gian và phương tiện giao thông cho nên người ta phải canh giờ, canh con nước (đi ghe) cho thuận cho xuôi, để ra đi lúc ban đêm (thường xa từ xã này qua xã kia, đi ghe có khi từ đầu hôm tới rạng sáng mới chèo tới nơi).
- Ngày xưa, người ta phải chèo, đẩy, kéo bằng tay (cột dây vào mũi ghe, nắm dây, đi trên bờ mà kéo), ngày nay người ta dùng các phương tiện hiện đại như tàu máy, vỏ Tắc Ráng, một số nơi ở Cà Mau còn dùng cả tàu cao tốc hay ca-nô đưa dâu..
- Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, phong tục cưới xin của cư dân Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long về bản chất vẫn giữ được nghi lễ truyền thống và trong quá trình phát triển đã thay đổi để phù hợp với điều kiện xã hội mới.
- Phong tục cưới xin dựa trên nền tảng của phong tục truyền thống.
- Trong quá trình khẩn hoang lập làng, để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phong tục cưới xin đã có sự thay đổi để phù hợp với thực tại khách quan của vùng đất mới.
- Nhưng dù khác nhau về phong tục, quan niệm trong cưới xin, các gia đình đều mong muốn những phong tục đó sẽ đem đến cuộc sống hạnh phúc lâu bền cho đôi uyên ương và giúp cuộc sống sau này của họ được thuận buồm xuôi gió..
- Tục cưới xin trong dân gian rất đa dạng và phong phú.
- Tùy theo từng vùng miền, từng thời kỳ mà tục cưới xin có những điểm khác nhau.
- Những điểm khác nhau đó đã tạo nên nét riêng biệt, nét đặc trưng trong tục cưới xin của từng vùng miền, từng dân tộc.
- Tại Đồng bằng sông Cửu Long xưa, tục cưới gả có phần giản dị so với hai miền Bắc, Trung.
- Những nét đặc trưng trong tục cưới xin của người Việt đã lưu truyền trong dân gian, được gìn giữ và thay đổi qua bao thế hệ..
- Đồng thời, nó cũng đã đi vào trong nền văn hóa nước nhà, góp phần làm đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc..
- 3 PHẨM VẬT TRONG LỄ CƯỚI NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Phong tục cưới xin của người Việt có nhiều nét đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa phương Đông..
- Có nhiều tập tục, nghi thức trở thành biểu tượng đặc trưng cho văn hóa Việt..
- Ở mỗi vùng miền, phong tục cưới xin có những nét khác biệt.
- Tại Đồng bằng sông Cửu Long không quá đặt nặng việc “thách cưới” mà là sự thỏa thuận mang tính tự nguyện của nhà trai và nhà gái.
- Tuy nhiên, bậc cha mẹ rất coi trọng phẩm giá của con gái mình cũng như danh dự của gia đình nên thường nhà trai phải nộp tài (nạp tệ) những lễ vật hậu hĩ.
- Lễ vật càng nhiều, nữ trang càng nhiều thì đám cưới càng rạng rỡ, gia đình nhà gái càng.
- Điều này đã từng được Trần Ngọc Thêm lý giải: “việc lấy chồng cưới vợ không chỉ là việc riêng của cá nhân mà là việc chung của gia đình… Dù là ở Bắc Bộ, Trung Bộ hay Nam Bộ, tính cộng đồng có thể ở cao hay thấp, nhưng không thể vắng mặt, mà đã có tính cộng đồng thì thể diện là cái mà người Việt luôn coi trọng” (Trần Ngọc Thêm, 2013, tr.
- Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long những phẩm vật cưới thường phải có: trầu cau,.
- Đối với Đồng bằng sông Cửu Long “miếng trầu” vẫn là “đầu câu chuyện”, cho nên khi cưới xin nhất thiết người ta phải tìm mua cho bằng được trầu, cau dù cho khan hiếm hay trái mùa.
- Hiện nay, người ăn trầu rất ít nhưng người ta vẫn đi mâm trầu cau rất hậu hĩ, điều này nhằm thể hiện sự hiểu biết nghi lễ và truyền thống của gia đình, tộc họ..
- Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mâm trầu cau thường gồm một buồng cau ở giữa, xung quanh chất đều trầu, một số nơi mỗi trái cau thường có dán chữ song hỷ đỏ.
- nhiều gia đình dạy con gái giành bẻ trước để “nắm quyền” trong gia đình.
- Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một suy nghĩ có phần mê tín vì sau khi cưới, người vợ lúc nào cũng được giao cho giữ “tay hòm chìa khóa” trong gia đình..
- Trong văn hóa Việt Nam, trà (chè) có một vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội, đôi khi điều tiết cả mối quan hệ giữa con người với con người gọi là Trà lễ, Trà đức.
- Chén trà đã làm mọi người xích lại gần nhau, xua đi những mặc cảm, giúp người ta sống nhân bản hơn..
- Phong tục uống trà và sự phát triển của cây trà Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc.
- Việc cưới xin được coi là việc hệ trọng của một đời người, trà là một trong những phẩm vật nằm trong sính lễ không thể thiếu:.
- Người ta không biết cổ nhân gắn trà với đại sự cưới xin từ khi nào, chỉ biết lưu truyền trong dân gian như một nếp văn hóa.
- Dùng trà trong tục cưới xin chính là dùng tính “chí tính bất di”.
- Trong lễ cưới ở Đồng bằng sông Cửu Long trà được đựng trong hộp, thường số hộp là chẵn, ngoài được bọc giấy kiếng đỏ, ngày nay trà cưới được bán sẵn trong hộp đỏ, ngoài có in long phụng và chữ song hỷ vàng..
- Nói tóm lại, trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, tục cưới xin chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền văn hóa dân tộc.
- Hình ảnh trà đặc trưng cho nền văn minh lúa nước và có ý nghĩa nhất định trong văn hóa cổ truyền Việt Nam..
- Khó có thể biết rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu và văn hóa uống rượu thì tất cả các dân tộc trên thế giới đều có.
- Chính vì vậy, chẳng biết tự bao giờ rượu đã đi vào đời sống văn hóa của người bình dân và bằng cách này hay cách khác nó đã tồn tại trong cộng đồng người Việt..
- Trong lễ nghi, phong tục đối với người Việt, bất cứ nghi lễ nào cũng không thể thiếu rượu.
- Hơn nữa, do tính năng đặc biệt là hơi men khi kết hợp với những thực phẩm như thịt lợn, nó khiến người ta ấm lòng, giãn gân cốt, cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc trong ngày lễ trọng đại của con người..
- Cách đây gần thế kỷ, khi mời khách đi dự đám cưới, đám hỏi nhiều gia đình khá giả, hiểu lễ nghĩa thường cho người mặc áo dài, đội khăn đóng mang theo mâm trầu rượu, đến nơi thì kính cẩn rót rượu mời gia chủ và sau đó mới trình thưa chuyện.
- Ngày nay, trong thiệp hồng báo tin vui, người ta vẫn dùng câu: “Vui lòng đến dự bữa tiệc rượu chung vui cùng gia đình chúng tôi”.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, rượu sính lễ chỉ được đóng vào chai nhỏ dưới một lít và bỏ vào mâm (quả), phủ vải đỏ..
- Dù việc dùng rượu trong tục cưới xin ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều khuyết điểm, việc uống rượu gây ra nhiều rắc rối khi quá chén nhưng đây vẫn là một nếp văn hóa đặc trưng, người ta đánh cờ, chơi bài, uống rượu và ca hát suốt đêm làm cho đám cưới thêm phần xôm tụ..
- Việt Nam ta là một trong những quốc gia có văn hóa trọng vàng.
- Người ta quý vàng từ ngàn xưa vì vàng là kim loại quý, không rỉ sét, không gây dị ứng, bảo quản được lâu bền.
- Trong đám cưới của người Việt ở Nam Bộ, vàng được xem là một phẩm vật quan trọng, nó đánh dấu sự khá giả của gia đình chàng trai và giá trị của cô gái.
- Không phải vì người ta quá coi trọng vật chất mà là điều tiếng của hàng xóm, làng xã.
- Nếu nhà gái nhận phần phẩm vật như vậy coi như tự hạ thấp gia đình mình lẫn phẩm giá con gái mình.
- Ở một số vùng của Đồng bằng sông Cửu Long, vàng cưới không bao giờ dưới một cây (lượng).
- Dù gia đình chàng trai có nghèo khó cỡ nào cũng sẽ đi vay mượn để đám cưới rỡ ràng..
- Tuy nhiên hiện nay, nhiều gia đình đã lẫn lộn để cho chú rể làm tất cả những việc này..
- Dùng vàng làm phẩm vật cưới là mong mỏi cho đôi trẻ quý trọng cuộc hôn nhân, gắn kết bền chặt lâu dài..
- Cưới xin tuy là của hai người nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi của hai gia đình và kéo theo việc xác lập quan hệ của hai gia tộc.
- Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem hai bên có tương xứng hay không.
- Vì vậy trong lễ cưới, dù nghèo đến mấy thì phẩm vật cưới tệ gì cũng phải có con lợn để đãi đằng quan khách..
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trước đây người ta vẫn dắt cả con heo (lợn) để sang nộp tài, gọi là heo đứng.
- Tuy nhiên, có nhiều gia đình vì điều kiện đi lại khó khăn nên quy thành tiền gọi là heo nằm.
- Hiện nay, rất hiếm gia đình nộp tài heo đứng nữa mà tất cả tính hết vào tiền sính lễ.
- Bên cạnh những lễ vật vừa nêu, trong lễ cưới của người Việt còn có những phẩm vật khác, những phẩm vật đó mang tính đặc trưng cho từng vùng miền nhưng tựu chung lại đều phải mang ý nghĩa tốt đẹp, được bọc trong giấy màu đỏ vì theo phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, niềm vui và sự đầy đủ.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, người ta thường sử dụng trái cây theo mùa, số mâm thường là 5, 7 hoặc 9.
- Với sự phát triển của xã hội ngày nay thì nhu cầu tiến tới hôn nhân ngày càng đơn giản, người ta lược bớt những thủ tục rườm rà để việc cưới xin được diễn ra một cách nhanh chóng, tất cả chỉ vì mục đích hạnh phúc của đôi vợ chồng.
- Tuy nhiên, trầu, cau, trà, rượu, vàng và lợn (heo) vẫn là những phẩm vật không thể thiếu..
- Như vậy, cưới xin được xem là đầu mối của muôn sự sinh hóa, là chuyện thiêng liêng vui mừng nhất.
- Có thể khẳng định rằng, từ lâu tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh:.
- Phong tục cưới xin của người Việt hàm chứa nhiều nghi lễ mang dấu ấn đặc trưng riêng khó có thể lẫn lộn với các dân tộc khác.
- Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và phong tục tập quán của từng vùng miền mà mỗi người, mỗi gia đình sẽ có những phẩm vật cưới khác nhau.
- Tuy nhiên, cũng có những phẩm vật được xem là “khung sườn cứng” mà bắt buộc gia đình nào cũng phải có như: trầu, cau, trà, rượu, vàng và lợn (heo).
- Phẩm vật cưới thể hiện sự trân trọng của gia đình nhà trai đối với nhà gái, ngoài ra đó còn là truyền thống, là lễ nghĩa, là tất cả những gì đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của hai con người khi bước từ giai đoạn độc thân qua giai đoạn thành gia lập thất.
- Nói về phẩm vật cưới ở Đồng bằng sông Cửu Long là nói về nghi lễ của một vùng miền, mang dấu ấn đặc trưng của vùng đất mới..
- Cơ sở Văn hóa Việt Nam.
- Việt Nam phong tục.
- Một trăm điều nên biết về phong tục.
- Nxb Văn hóa dân tộc.
- Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam.
- Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ.
- Nxb Văn hóa Văn nghệ..
- Nxb Văn hóa Thông tin