« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân công lao động và vai trò của giới trong nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.095 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:.
- NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN Ở TỈNH BẠC LIÊU.
- Nhằm phân tích sự phân công lao động và vai trò của giới của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT), nghiên cứu được thực hiệnthông qua phỏng vấn 60 hộ nuôi tôm sú QCCT tại tỉnh Bạc Liêu.
- Kết quả cho thấy chủ hộ nuôi tôm sú đa số là nam giới ở độ tuổi trung niên và trình độ học vấn khá thấp..
- Tôm sú QCCT được nuôi quanh năm với mật độ thả nuôi cao và năng suất đạt483 kg/ha/năm, ít tốn chi phí với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tương đối cao (2,63 lần).
- Sự phân công lao động trong mô hình chưa đồng đều.
- Hầu hết nam giới tham gia vào tất cả các công việc nuôi tôm (hơn 75% số hộ)..
- Tất cả các công việc đều có phụ nữ tham gia vào nhưng tỷ lệ thấp.
- Khi công việc do cả nam và nữ cùng phụ trách thì nam giới đóng góp hơn 80% khối lượng công việc.
- Vai trò của nữ giới đặc biệt quan trọng trong khâu nội trợ, quản lý tiền và chăm sóc gia đình.
- Khả năng tham gia vào các công việc của nữ giới còn hạn chế do trình độ học vấn và kỹ thuật thấp, điều kiện sức khỏe không phù hợp.
- Phân công lao động và vai trò của giới trong nuôi trồng thủy sản:.
- Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu.
- Ngành thuỷ sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2015 đạt 3.516 nghìn tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 249,2 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014 (Bộ Nông nghiệp &.
- Trong khi vai trò của nam và nữ thể hiện khá cân bằng trong khâu mua bán và tiêu thụ sản phẩm tôm thì nam có vai trò vượt trội hơn trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh hơn là quảng canh cải tiến (QCCT) (Weeratunge-Starkloff and Pant, 2011).
- Do đó, cần phải có sự phân chia cụ thể và biết rõ vai trò của cả nam và nữ trong NTTS (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2016).
- Nuôi tôm sú QCCT ở Việt Nam phần lớn là quy mô nhỏ, tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào hiệu quả của mô hình mà chưa có dữ liệu cho việc phân công lao động và vai trò của giới.
- Xuất phát từ những yêu cầu trên, đề tài “Phân công lao động và vai trò của giới trong nuôi trồng thủy sản: nghiên cứu trường hợp nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện nhằm đánh giá sự phân công lao động và vai trò của nam và nữ trong mô hình nuôi tôm sú QCCT;.
- từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sự phù hợp trong phân công lao động và phát huy vai trò của phụ nữ trong mô hình này..
- Giới: Là phạm trù chỉ quan điểm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ.
- Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2005).
- là ý tưởng và thực tiễn được xác định về mặt xã hội cho các vai trò và hoạt đông được cho là phù hợp với nữ và nam (Mạng lưới VNGOS Forland, 2014)..
- là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau chủ sự phát triển đó (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Luật bình đẳng giới, 2006)..
- Mô hình nuôi tôm sú QCCT: Là mô hình dựa trên nền tảng mô hình nuôi tôm quảng canh nhưng có thả thêm giống ở mật độ thấp và/hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên.
- Ngoài ra, còn có một số khung phân tích chuyên đề về giới như Harvard, Mose, Kabeer, tạo quyền.Trong nghiên cứu này, khung phân tích Harvardđược sử dụng làm phương pháp tiếp cận.Khung phân tích Harvard nhằm phân tích vai trò của giới, trong đó đi sâu vào các nội dungnhư sau (Hình 1)..
- Vai trò giới trong các hoạt động Nam/Nữ Khối lượng/thời gian.
- Đây là hai huyện và thị xã đại diện cho mô hình nuôi tôm sú QCCT (chuyên tôm) của tỉnh..
- Nội dung thu thập gồm các số liệu về diện tích, sản lượng, vai trò nam, và nữ, sự phân công lao động, lý thuyết về giới, thuận lợi, khó khăn, tiềm năng phát triển mô hình..
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi sú QCCT theo bảng câu hỏi soạn sẵn, lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách hộ nuôi tôm QCCT được cung cấp từ Chi cục Thủy sản tỉnh, số liệu điều tra vụ 1 năm 2016.
- thông tin về lao động và giới (số thành viên trong gia đình, số nam/nữ, số nam/nữ lao động, mức độ đóng góp của giới trong công việc, trình độ học vấn, công việc, thu nhập từng thành viên).
- thông tin về phân công công việc và ra quyết định (số người tham gia, mức độ tham gia, công việc tham gia, phần trăm đóng góp).
- những thuận lợi và khó khăn trong phân công lao động và vai trò của giới trong mô hình nuôi tôm sú QCCT..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Những thông tin chung về chủ hộ Tuổi trung bình của hộ nuôi tôm sú QCCT là 51,3±12,8 tuổi, chủ yếu là tuổi trung niên.
- Số người trong độ tuổi lao động.
- là 2,90±0,90 người/hộ với tỷ lệ nữ là 35,5%.Tất cả các hộ nuôi tôm đều sử dụng lao động gia đình với số lượng 2,00±0,97 người/hộ, chỉ có 27,5% số lao động nữ tham gia nuôi tôm (Bảng 1).
- (2006), tỷ lệ nam quyết định trong hoạt động NTTS chiếm 75,7%.Người dân nuôi tôm sú QCCT từ khá lâu với số năm kinh nghiệm cao năm)..
- Số lao động nữ trong gia đình.
- Số lao động tham gia nuôi tôm.
- Số lao động nữ tham gia nuôi tôm.
- Số năm kinh nghiệm nuôi tôm QCCT.
- Quy mô sản xuất của hộ nuôi tôm sú QCCT khá lớn.
- (2016) (Bảng 2) cho thấy mô hình nuôi tôm sú QCCT ở Bạc Liêu có quy mô lớn hơn cả về diện tích và số ao nuôi..
- Hiện nay, tôm sú QCCT được nuôi quanh năm, tôm sú được người dân thả nuôi chủ yếu vào những thời điểm có giá và thời tiết thuận lợi.
- Bảng 2: Thông tin về quy mô sản xuất của hộ nuôi tôm sú QCCT.
- Tỷ lệ sống trung bình của tôm sú khá cao (33,6±19,4.
- Nuôi tôm sú QCCT mang lại hiệu quả khá cao với năng suất đạt được là 483±310 kg/ha/năm, kích cỡ thu hoạch khá lớn con/kg), cao hơn rất nhiều kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Quyên vàctv.
- 3.3 Khía cạnh tài chính của mô hình nuôi tôm sú QCCT.
- Mô hình tôm sú QCCT ít tốn chi phí do đa số hộ nuôi tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chỉ có 35% hộ nuôi có bổ sung thức ăn tự chế cho tôm..
- Bảng 4: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú QCCT.
- Tôm sú là loài có giá trị kinh tế cao, giá bán phụ thuộc vào kích cỡ thu hoạch và biến động giá trên thị trường (Nguyễn Thị Kim Quyên và ctv., 2012).
- Nuôi tôm sú QCCT được nhận định là khá hiệu quả về mặc tài chính với tỷ suất lợi nhuận đạt 2,63 lần và 80% số hộ có lời (Bảng 4)..
- 3.4 Phân công lao động và vai trò của giới trong mô hình nuôi tôm sú QCCT.
- Bảng 5thể hiện sự tham gia của nam và nữ trong gia đình (100% các hộ nuôi tôm sú QCCT được khảo sát không thuê mướn lao động vì mô hình này chủ yếu dựa vào tự nhiên không tốn nhiều công lao động) vào các công việc (0 = không tham gia làm việc;1 = có tham gia làm việc.
- Kết quả chỉ ra rằng ở tất cả các hoạt động trực tiếp nuôi tôm từ khâu làm đất,.
- Trong khi đó, chỉ có từ 3 đến 15% số hộ có phụ nữ tham gia vào các công việc thuộc về kỹ thuật khi nuôi tôm như trên.
- Ngược lại, các công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng và tỉ mỉ như quản lý tài chính, thu hoạch tôm, chăm sóc nhà cửa thì phần lớn là phụ nữ chịu trách nhiệm (chiếm trên 80% số hộ phỏng vấn).Tỷ lệ cả nam và nữ cùng.
- nhau làm một công việc không cao (dưới 10% tổng số hộ).
- Bảng 5: Tình hình phân công lao động theo giới trong mô hình nuôi tôm sú QCCT Công việc.
- Tỷ lệ nam có làm công việc.
- Tỷ lệ nữ có làm công việc.
- Tỷ lệ nam và nữ cùng làm công việc.
- Xét về mức độ đóng góp vào các công việc của nam và nữ.
- trong tổng khối lượng công việc), kết quả cho thấy đối với những công việc chỉ nam hoặc nữ thực hiện (đối với hộ đơn thân, hộ do nữ làm chủ và những hộ gia đình đơn chiếc, chỉ có từ 2 đến 3 người) thì nam và nữ sẽ làm 100% khối lượng công việc họ được phân chia (mua tôm giống, tham gia tập huấn kỹ thuật và nội trợ).
- Đối với phụ nữ, vai trò nữ giới đặc biệt quan trọng trong các hoạt động gián tiếp như nội trợ, chăm sóc gia đình, quản lý tiền bạc (chịu trách nhiệm từ 80 đến 94%.
- khối lượng công việc).
- Như vậy, mặc dù mức độ đóng góp của nữ giới không cao và không trực tiếp vào công việc nuôi tôm nhưng họ có vai trò rất quan trọng nhất là các hoạt động hậu cần để hỗ trợ cho nam giới..
- Như vậy, kết quả đã chỉ ra rằng sự phân công lao động và vai trò của giới là có sự khác biệt đáng kể.
- Mặc dù nữ giới có tham gia vào hầu hết các công việc nuôi tôm nhưng thực tế mức độ đóng góp của họ không cao.
- Mặt khác, nữ giới ít được tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật (chỉ có 21,7% số hộ có phụ nữ là người tham gia tập huấn), sự hạn chế trong kỹ thuật nuôi cũng là một trong những nguyên nhân cản trở họ phát huy vai trò trong hoạt động nuôi tôm..
- 3.5 Vai trò của giới trong quá trình ra quyết địnhvà kiểm soát nguồn lực nông hộ.
- Xét về vai trò của giới trong quá trình ra quyết định, nam giới là người quyết định hầu hết các công việc quan trọng trong nuôi tôm như chọn mua con giống, chọn loại thức ăn hay thuốc, phương thức chăm sóc tôm (trên 85.
- Hình 4: Vai trò của giới trong quá trình ra quyết định đối với các hoạt động chính trong nuôi tôm và hoạt động gia đình.
- (Nguồn: Số liệu khảo sát, 2016) Vai trò của phụ nữ trong quá trình ra quyết định.
- Tuy nhiên, nam giới có sự đàm phán, thảo luận, tham khảo ý kiến của nữ giới trong các công việc, có sự tôn trọng ý kiến và đạt được sự đồng thuận trong các công việc chính.
- Họ có vai trò quyết định đối với các khâu như mua bán, quan hệ xã hội, các công việc thường ngày với tỷ lệ từ 71 đến 90% (Hình 4)..
- Xét về khía cạnh đời sống nông hộ, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tổng thu nhập trung bình của tất cả các thành viên trong hộ là 259,5 triệu đồng/năm, tương đương với 51,9 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức thu nhập trung bình của hộ nuôi tôm rừng ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (tương ứng là 85,1 triệu đồng/hộ/năm) (Nguyễn Thị Kim Quyên và Lê Thị Phương Trúc, 2016).
- Trong đó, thu nhập từ nuôi tôm là 180,8 triệu đồng/năm, chiếm 69,7% tổng thu nhập của hộ.
- Riêng trong hoạt động nuôi tôm, nữ giới đóng góp 17,3% trong tổng thu nhập từ nuôi tôm, mức đóng góp của phụ nữ không cao so với điều tra trong mô hình nuôi tôm – lúa luân canh ở tỉnh Sóc Trăng (Nguyen Thi Kim Quyen and Truong Hoang Minh, 2014).
- Bên cạnh đó, mặc dù nữ giới có tham gia vào hầu hết các công việc nhưng không hoặc ít mang lại thu nhập bằng tiền mặt, trong khi chưa thể đo lường được mức độ đóng góp cho các hoạt động mang lại thu nhập gián tiếp này..
- 3.6 Nhận định của nông hộ về thuận lợi và khó khăn trong vấn đề phân công lao động và phát huy vai trò của phụ nữ trong mô hình nuôi tôm sú QCCT.
- Thuận lợi lớn nhất của người lao động, đặc biệt là phụ nữ trong vấn đề phân công lao động và vai trò của giới trong mô hình nuôi tôm sú QCCT được sự quan tâm ngày càng sâu sát của xã hội và các tổ chức (Hình 5).
- Thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu về giới trong NTTS cũng như vấn đề giới được lồng ghép khá nhiều trong các dự án phát triển (Trần Thị Minh Đức, 2011) đã giúp phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong phân công lao động cũng như đề xuất giải pháp cho việc phát huy vai trò của phụ nữ trong ngành thủy sản.
- Các hoạt động.
- Hình 5: Thuận lợi của việc phân công lao động và vai trò của giới (Nguồn: Số liệu khảo sát, 2016).
- Về mặtchủ quan, nữ giới tại vùng nghiên cứu có trình độ học vấn khá thấp, hạn chế về kỹ thuật nuôi cũng như điều kiện sức khỏe đã cản trởsợ tham gia của phụ nữ vào các công việc chính của nuôi tôm (78,4.
- Bên cạnh đó, truyền thống trao quyền và phân quyền cho nam giới trong gia đình ở Việt Nam cũng là một trong những thách thức lớn cho việc phát huy vai trò của phụ nữ..
- Hình 6: Khó khăn của việc phân công lao động và vai trò của giới (Nguồn: Số liệu khảo sát, 2016).
- Sự phân công lao động trong mô hình nuôi tôm sú QCCTcó sự khác biệt đáng kể.
- Các hoạt động trực tiếp trong nuôi tôm đều do nam giới phụ trách, mức độ đóng góp của nam giới trong hoạt động nuôi tôm là rất cao.
- Ở tất cả các hoạt động nuôi tôm từ khâu chuẩn bị đất đến thu hoạch đều có sự tham gia của phụ nữ, tuy nhiên mức độ đóng góp lại tương đối thấp.
- Vai trò phụ nữ đặc biệt quan trọng trong các công việc gián tiếp như nội trợ,.
- nam giới.
- Vai trò phụ nữ mặc dù đã được đánh giá khá cao nhưng chưa được cụ thể hóa bằng lượng thu nhập đóng góp và phát huy bằng các công việc trực tiếp tạo ra thu nhập bằng tiền..
- Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc nuôi tôm và thu nhập nông hộ: Tạo điều điện cho nữ giới tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm và rèn luyện sức khỏe nhằm chuẩn bị điều kiện kỹ thuật và sức khỏe cho phụ nữ tham gia nuôi tôm;có chính sách đào tạo và nâng cao tay nghề cho nữ giới ở địa phương nhằm đa dạng hóa sinh kế nâng cao thu nhập..
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức: Địa phương cần tổ chức các hoạt động tập thể, các buổi tuyên truyền để nâng cao vai trò cũng như nhận thức cộng đồng về vấn đề giới;phát huy vai trò của các tổ chức xã hội đặc biệt là Hội Phụ nữ và các câu lạc bộ.Tăng cường công tác giáo dục phổ cập giáo dục, từng bước nâng cao trình độ dân trí cho người dân nhất là phụ nữ;tuyên truyền loại bỏ các hủ tục và định kiến xã hội không tốt cho phụ nữ..
- Công tác nghiên cứu khoa học: Kêu gọi, khuyến khích các nghiên cứu, chương trình, dự án về phân công lao động hợp lý và vai trò cụ thể của giới trong từng ngành sản xuất;lồng ghép vấn đề về giới trong các dự án, chương trình phát triển NTTS và phát triển nông thôn..
- Thành công của đề tài “Phân công lao động và quan hệ giới trong NTTS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”..
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tác động do dịch bệnh trên tôm sú quảng canh cải tiến đối với kinh tế hộ nuôi tôm ở Cà Mau.
- So sánh hiệu quả sản xuất giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng luân canh với lúa ở tỉnh Kiên Giang