« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH BÀI THƠ ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN DUY.
- Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được tình yêu thương con tha thiết gắn liền với lòng yêu nước sâu sắc của người mẹ.
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ - Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”..
- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người..
- Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ..
- Những hồi ức về vầng trăng trong quá khứ.
- Những câu đầu tiên của bài thơ tác giả đang hồi ức lại những ngày thơ bé sống ở vùng quê,.
- Ánh trăng vì thế trong mắt tác giả cũng mang màu sắc trong trẻo, nên thơ..
- Trong những câu thơ này thể hiện tác giả là người có lối sống giản dị, lớn lên từ những miền quê và có cuộc sống gắn liến với sống biển.
- Ánh trăng trong kí ức của tác giả mà một màu trong veo, nên thơ của cuộc sống..
- Hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ trần trụi với thiên nhiên.
- hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa.
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của những người lính khi sống trong rừng, khi không có đèn không có điện chỉ có ánh trăng soi đường..
- Dọc đường hành quân đi chiến đấu người lính hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng.
- Ánh trăng đã thân thuộc gần gũi nhưng là người thân của tác giả..
- Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại..
- Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường.
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng.
- Tác giả vội vàng “bật của sổ” như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về..
- Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi.
- Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau..
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ.
- Vầng trăng xuất hiện vẫn.
- Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi..
- Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình..
- Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ..
- Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé 3.
- Ánh trăng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Duy nó mang tính triết lý sâu sắc..
- Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Gợi ý làm bài:.
- Nếu đến với trăng của các nhà thơ lớn của dân tộc như Thế Lữ có “Nhớ rừng”.
- của Chính Hữu hay “Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh… ta đều thấy xuất hiện trước mắt một bức tranh đêm trăng đầy thơ mộng, bí ẩn và huyền ảo.
- Thế nhưng, đến với “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy, ta lại bắt gặp một tư tưởng hoàn toàn mới lạ..
- Trăng ở đây là quá khứ thuỷ chung, bất diệt.
- là người bạn nghĩa tình, tri kỉ.
- Bao trùm cả bài thơ là một nỗi day dứt, ăn năn cứ kéo dài triền miên khôn nguôi.
- Ở ngay tên bài thơ cũng đủ để ta thấy được chủ đề của cả bài thơ.
- Tại sao Nguyễn Duy không đặt nhan đề là “vầng trăng”, “ông trăng” mà lại là “ánh trăng”? Bởi lẽ, khác với “vầng trăng” và “ông trăng” là những hình ảnh cụ thể thì “ánh trăng” là những tia sáng.
- Tia sáng ấy đã soi rọi vào góc tối của con người, đánh thức lương tâm của con người, làm sáng bừng lên cả một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương..
- Từ lâu, trăng và người đã trở thành những đôi bạn tri kỉ, thân thiết: “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” thì đến “Ánh trăng” quy luật ấy vẫn không hề thay đổi, trăng và người, người và trăng, họ vẫn vậy, vẫn gắn bó không rời.
- Hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những.
- kỉ niệm, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ:.
- Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ..
- Bốn câu thơ đầu gắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh” đã đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm, mở ra một khoảng không gian bao la, rộng lớn.
- Cái không gian ấy là “đồng”, là “sông”, là “bể”, là một cuộc sống tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng con người được gắn bó, gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên.
- “với” như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn kết con người với thiên nhiên, với vũ trụ, với vầng trăng tình nghĩa.
- Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đã cho người đọc chúng ta thấy được một tuổi thơ hết sức đẹp đẽ, đó là những ngày tháng hạnh phúc và tươi đẹp nhất, được nô đùa dưới cánh đồng bát ngát, ngắm trăng trên bãi cỏ trước thềm, được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng đêm.
- Những kí ức tuổi thơ thật đẹp làm sao! Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có một tuổi thơ gắn liền với ông trăng sáng tỏ:.
- Rồi đến lúc chiến tranh, ánh trăng lại cùng người lính trải qua biết bao những năm tháng gian khổ của đất nước, để vượt lên mọi khó khăn, mọi sự tàn phá của quân thù:.
- Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Vượt qua quầng lửa mọc lên cao..
- Ở đây, trăng và người vẫn là hai người bạn gắn bó bên nhau không rời “thành tri kỉ”.
- Cái “tri kỉ” ấy cũng giống như: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” của Chính Hữu.
- Trăng là người bạn để chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau thương, mất mát của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu, chan chứa yêu thương.
- Chính vì vậy mà, những ngày tháng tuổi thơ, những năm tháng kháng chiến đã trở thành kí ức chan hoà, tình nghĩa với nhân vật trữ tình..
- Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa.
- nhiên như cây cỏ” đã cho người đọc chúng ta sự ấn tượng về ánh trăng trong quá khứ..
- Trăng và con người sống chân thành với nhau không chút giả tạo, dối trá.
- Vầng trăng trong sáng, vô tư như tuổi thơ, thật thà, chân chất như lòng nhiệt huyết sục sôi của người lính trẻ..
- Vì vậy mà, nhân vật trữ tình đã tự hứa với lòng mình:.
- ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa.
- Giọng thơ tưởng như đều đặn, thế nhưng chỉ với một từ “ngỡ” như báo trước sự chuyển biến trong câu chuyện của nhà thơ.
- Thế nhưng, cái từ “ngỡ” ấy cũng chính là một bước ngoặt trong tâm trạng, thái độ của nhà thơ..
- Khổ thơ tiếp theo đã đưa người đọc trở về hiện tại với những biến đổi trong mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng xưa kia:.
- vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường..
- Từ một cuộc sống chan hoà với thiên nhiên, nay cuộc sống của con nguời đã thu hẹp hơn..
- Và hình ảnh vầng trăng - người bạn luôn kề vai sát cánh bên con người cũng đã bị thu hẹp lại.
- Không có con người bên cạnh, nó chỉ biết lủi thủi đi qua con ngõ nhỏ tối tăm, mù mịt.
- Ngày ngày, trăng vẫn hiện hữu trong đời sống con người, vẫn bên con người, đồng hành cùng con người dù có ở nơi đâu, chốn nào, mặc mọi thời gian, không gian, mặc mọi khó khăn, nhọc nhằn.
- Trăng vẫn vậy, vẫn tròn đầy, thuỷ chung, chẳng hề thay đổi nhưng con người thì đã đổi thay.
- Cái bạc bẽo, vô tình đến với người ta một cách từ từ, kín đáo, khó nhận ra.Từ “vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa” bỗng chốc trở thành “người dưng qua đường” lúc nào không hay.
- Chỉ một hình ảnh so sánh “vầng trăng” với “người dưng qua đường” cũng đủ để thấy được thái độ thờ ơ, vô tâm của con người với người bạn của mình năm xưa.
- Thế nhưng “sông có khúc, người có lúc” đâu phải cuộc đời con người lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.
- Phải có những biến động, những bất ngờ đó mới chính là cuộc sống.
- Và ở đây cũng vậy, ta sẽ bắt gặp một tình huống bất ngờ xảy ra làm thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình:.
- vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn.
- Trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ngoài ánh sáng ấy, nhân vật trữ tình không khỏi bàng hoàng, ngỡ ngàng khi nhận ra ánh trăng vẫn tròn, vẫn đẹp đẽ, đầy đặn, vẹn nguyên như xưa.
- Chính cái khoảnh khắc ấy đã tạo nên một bước ngoặt cảm xúc của nhân vật trữ tình..
- Trăng xưa bỗng chốc quay trở lại với nhân vật trữ tình tạo cho anh một cảm xúc mãnh liệt như được trở về quá khứ, bao kỉ niệm xưa bỗng chốc ùa về:.
- Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng, có phần thành kính: “ngửa mặt lên nhìn mặt”.
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
- Thì ờ Nguyễn Duy, cái đối diện ấy là đối diện với quá khứ, với sự ăn năn, day dứt với người bạn tri kỉ của mình năm xưa.
- Lúc này, không chỉ có người đối diện với trăng mà còn là quá khứ với hiện tại, thuỷ chung với vô tình, bạc bẽo.
- Nhìn trăng, nhân vật trữ tình cũng như nhìn thấy chính mình trong quá khứ của “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”.
- Và rồi, nhân vật trữ tình cũng nhận ra giá trị cũng như vẻ đẹp vầng trăng - người bạn năm nào của mình:.
- Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc.
- Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện “tròn vành vạnh” không chút thay đổi.
- Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách móc người bạn đã từng quay lưng với mình.
- Thế nhưng, cũng chính cái im lặng nghiêm khắc, cái sự cao thượng ấy lại khiến cho bản thân con người phải giật mình thức tỉnh.
- Cái giật mình của lương tâm con người thật đáng trân trọng.
- “Giật mình” để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ, đánh mất người bạn tốt của mình.
- Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.
- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối, ăn năn đầy day dứt, cũng giống như câu thơ cuối bài thơ Ông đồ: “Hồn ở đâu bây giờ?”.
- Nhắc đến thơ Nguyễn Duy, có nguời nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy sâu lắng, tha thiết cái hồn, cái vía của dân ca, ca dao Việt Nam.
- Những bài thơ của ông không cố gắng tìm những hình thức mới mẻ mà đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con nguời Việt Nam.
- Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy cũng không bóng bẩy mà gần gũi, dân dã, đôi khi còn hơi “bụi” phù hợp với ngôn ngữ thường nhật.
- Quả đúng như vậy! Chỉ qua bài Ánh trăng, ta cũng đủ để thấy được tài hoa trong nghệ thuật viết thơ của Nguyễn Duy.
- Điều đặc biệt, cả bài thơ Ánh trăng chỉ có duy nhất một dấu chấm khiến ta liên tưởng dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy như một dòng chảy xiết, nó cứ triền miên mãi không nguôi.
- Hơn nữa, bài thơ còn gây xúc động bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, thủ thỉ, lời nhắc nhở chân tình, giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, tứ thơ bất ngờ mới lạ.
- Qua đó, Nguyễn Duy cũng muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống ngàn đời của dân tộc “ân tình, thuỷ chung”.
- Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà hào hùng, nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị.
- “Ánh trăng” có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho người lính chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời - trong đó có chúng ta.