« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến Bài tham khảo 1.
- Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn.
- Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý.
- Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất..
- Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết.
- Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:.
- Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
- Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta.
- Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
- Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:.
- Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
- Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn.
- Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được..
- Đầu trò tiếp khách, trầu không có..
- Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: Chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá.
- thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có.
- Bác đến chơi đây, ta với ta....
- Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất.
- Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”.
- “ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được.
- Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả.
- Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi.
- Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc..
- Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng.
- Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình..
- Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến.
- Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến.
- Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam.
- Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó..
- Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo.
- Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên..
- Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già khăng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường.
- Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành..
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy.
- Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt.
- Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ..
- Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
- Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng.
- Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa.
- Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ.
- Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình..
- Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa..
- Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình.
- Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa..
- Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả.
- Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có.
- Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!.
- Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình.
- Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ.
- Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng.
- Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được.
- Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật.
- Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường.
- Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau.
- Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến.
- Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta.
- Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: Ta với ta tuy hai nhưng là một.
- Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một.
- Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta..
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống.
- Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ.
- Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội..
- Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ.
- Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình.
- Ai đã từng đón bạn đến chơi bất chợt vào lúc nhà không có sần một thức gì để đãi bạn thì hẳn là rất bối rối.
- Nhà thơ Trung Quốc Đỗ Phủ vào lúc ông sông ở ngoại thành Thành Đô bên bờ suối Cán Khê, lúc này ông già yếu lắm, bỗng có khách quý đến chơi nhà mà nhà không có gì, trong bài thơ Khách đến, ông đã mời khách ngắm hoa:.
- Xem thế đủ thấy tuy Đồ Phủ nhà nghèo, đau yếu mà tấm lòng đãi khách chân thành rất mực.
- Tình huống bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến xem ra còn khó khăn hơn nhiều.
- Xin chú ý đây là “bạn” đến chơi nhà chứ không phải là “khách”.
- Người bạn ở đây thuộc loại sau, đặt biệt đến chơi khi nhà thơ không còn làm quan nữa..
- Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,.
- “Đã bấy lâu nay” là một khoảng thời gian dài mà khi nói hẳn nhà thơ đã tính đến lần đến trước.
- Câu thơ ở đây nghe như một lời chào, một tiếng reo vui..
- Nhưng cái thời điểm bạn đến chơi lúc này mới oái ăm làm sao!.
- Câu thơ báo hiệu tình huông khó xử, nhưng cũng thế hiện tấm lòng đôi với bạn: bạn lâu mới đến thăm thì việc đầu tiên là chuyện thết bạn thật nhiều, thật ngon.
- Bôn câu thơ tiếp theo, câu nào cũng nghĩ đến cái thứ có thể tiếp bạn mà không được, gần như một cuộc tống duyệt các thứ sản vật có trong nhà:.
- Cái thú của mấy câu thơ này là tỏ cái gì cũng có mà không có gì, không có gì mà cũng có..
- Đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện mà nhà thơ cũng không có.
- Cái sự “không có” của tác giả đến đây là cao trào, ơ làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vôi làm sao không có, huống nữa, lại là đôi với một ông “đi đâu cũng giở những côi cùng chày” như Nguyễn Khuyến, thì làm sao mà không có được? Nhưng tất cả cái sự không ấy.
- được cường điệu lên cực đại để nói lên cái thứ luôn có sẵn để dành cho bạn - ấy là tấm lòng:.
- Bác đến chơi đây, ta với ta!.
- “Ta với ta” hiểu nhau, “ta với ta” quý nhau, “ta với ta” là tất cả! Phải chăng ở đây có sự tác động của nguyên tắc hữu cơ vô tương tác: đẩy cái “vô” (không) cho đến tận cùng để “hữu”.
- (có) hiện lên với tất cả sức nặng? Phải nói rằng khi đẩy cái “vô” lên tận cùng thì bài thơ đã ở vào thế chông chênh.
- Cái gì cũng không có thì lấy gì để tỏ tình bạn? Câu kết bất ngờ đã cân lại tất cả, lặp lại thế cân bằng.
- Câu kết vì vậy có một sức nặng tình cảm rất lớn.
- Bài thơ tự nhiên làm ta liên tưởng tới bài thơ Ngắm trăng trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh sau này:.
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ..
- Nhà thơ Hồ Chí Minh cũng gặp một cảnh tương tự: bạn trăng đã đến, nhưng “Trong tù không rượu cũng không hoa”, biết làm sao đây? Giải pháp cuối cùng là tấm lòng đối với tấm lòng: người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt lên mọi thiếu thôn..
- Thế mới biết giải pháp của Nguyễn Khuyến cũng là giải pháp muôn thuở của con người..
- Ví dụ mâm cơm thịt cá ê hề, mà tình cảm lạnh nhạt, tiếp đón chiếu lệ, thì phỏng còn có thú vị gì? Trong bài thơ này, nói là chẳng có gì, nhưng tấm lòng muốn đãi bạn tất cả đã hiện lên rất rõ..
- Nhưng đây là một bài thơ đùa vui, người đọc chớ quá thật thà, nghĩ rằng nhà thơ để bạn ngồi nói chuyện suông rồi tiễn bạn ra về.
- Cũng đừng tưởng rằng nhà thơ Nguyễn Khuyến rất giàu có.
- Rất có thể bài thơ là lời đùa vui, một chút cường điệu duyên dáng trước bữa cơm không được thịnh soạn như ý, cũng có thể là cách để nhà thơ bộc bạch tấm lòng thành..
- Còn lại một điều lạ là trong các thứ được nghĩ đến để mời bạn ở đây lại không thấy có rượu, một thứ mà từ Đỗ Phủ đôn Hồ Chí Minh, và cả Nguyễn Khuyến trong các trường hợp khác không thể không nhắc đến “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua!” (Khóc Dương Khuê), “Rượu tiếng rằng hay.
- Nhưng ai cũng biết, một bài thơ tám câu không phải cái gì cũng nói hết được, và chúng ta,.
- Biết đâu trong mâm, rượu đã sẵn rồi! Đặc sắc của bài thơ diễn đạt như lời nói thường, lời khẩu ngữ: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
- Bác đến chơi đây, ta với ta”.
- Lời thơ tự nhiên, tưởng chừng như không có chút dụng công nào..
- Đặc sắc thứ hai là tạo một thế chênh vênh, sáu câu nói tới cái không có, để rồi dùng hai câu kết bất ngờ cân bằng lại tất cả, biến những câu thơ về cái không có trở thành có nghĩa, không quan trọng, và đề cao cái “ta với ta” ấm áp, thân tình.