« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ THUẬT HOÀI CỦA PHẠM NGŨ LÃO A.
- Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Thuật Hoài - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
- o Hai câu đầu: Vẻ đẹp con người với tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ, khí thế hào.
- o Hai câu cuối: Ước vọng hoài bão của người tráng sĩ đời Trần - Phân tích.
- Hai câu thơ đầu: Vẻ đẹp con người với tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ, khí thế hào hùng.
- o Mở đầu bài thơ bằng cụm động từ “hoành sóc”: Tư thế cắm ngang ngọn giáo vẽ nên nét đẹp ngang tàng, oai phong lẫm liệt của một tráng sĩ xung trận, sẵn sàng chiến đấu:.
- o Người tráng sĩ ấy, vị tướng quán ấy đã chinh chiến triền miên, dãi dầu gian khó để bảo vệ giang sơn đã mấy thu rồi..
- o Liên hệ: hình ảnh người tráng sĩ trong Chinh phụ ngâm: “Múa gươm rượu tiễn chưa tàn – Chí ngang ngọn giáo cào ngàn hang beo”.
- Hình ảnh người tráng sĩ càng đẹp hơn khi đạt trong khung cảnh bừng bừng khí thế tiến công cua một đội quân dũng mãnh muốn át cả trời sao (ba quân khí mạnh…).
- Tam quân tì hổ ý nói ba quân có sức mạnh vô địch.
- o Lời thơ ước lệ, hào tráng, hình ảnh kì vĩ, toát lên khí thế ngất trời của quân đội đời Trần qua ba lần chiến thắng bọn xâm lược Mông Nguyên..
- Hai câu thơ đã phác họa nên một bức tranh hoành tráng về một thời oanh liệt với một giọng điệu thật hào hùng.
- Hai câu thơ cuối: Ước vọng, hoài bão và quan niệm về công danh của người tráng sĩ đời Trần.
- o Nam nhi vị liễu công danh trái (Công danh nam tử còn vương nợ): Công danh là sự nghiệp và tiếng tăm.
- Cho nên, công danh xem như món nợ đối với người trai: “Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,/Không công danh thà nát với cỏ cây.”.
- o Câu thơ thể hiện ý chí và khát vọng thật cao đẹp: muốn được cống hiến cao nhất, muốn làm tròn sứ mệnh của đấng nam nhi..
- o Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
- (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu): Hoài bão của người trai càng cao đẹp hơn mà người đọc bắt gặp ở đây là một nhân cách lớn lao: một con người “cắp ngang ngọn giáo”, xông ra giữa trận tiền chống giặc suốt mấy thu rồi không nhớ nữa.
- Thế mà vẫn nghĩ mình chưa làm tròn trách nhiệm, còn nợ với non sông, đất nước.
- vẫn thấy “thẹn” khi nghĩ mình công danh vẫn chưa bằng được Vũ Hầu..
- o Gia Cát Vũ Hầu được xem là một bậc tuyệt tri trong thời Tam Quốc, đầy tài năng thao lược, đã giúp Lưu Bị dựng nên nhà Thục Hán, công danh xếp vào bậc nhất thiên hạ.
- Phạm Ngũ Lão có thể tự thấy mình còn thua kém Gia Cát Lượng về công danh sự nghiệp.
- Cũng có thể hiểu “thẹn” là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh ngang với Vũ Hầu..
- Nỗi thẹn ấy giúp cho con người ta biết vươn tới lẽ sống cao cả hơn..
- Hai câu thơ cuối bộc lộ nỗi niềm, khát vọng của người làm tướng và những boăn khăn trăn trở về trách nhiệm của kẻ làm trai giữa thời đại.
- Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài.
- Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ thuật hoài – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần..
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một bài thơ chỉ có bốn câu thơ thì.
- tác giả làm thế nào để thể hiện hết quan điểm, tình yêu đất nước, trung quân được? Thế nhưng, Phạm Ngũ Lão đã rất tài năng khi chỉ qua bốn câu thơ ấy mà truyền đạt tới moi người những quan điểm tư tưởng của một con người của trời đất của vũ trụ, của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, đồng thời tác giả còn thể hiện chủ nghĩa anh hùng yêu nước của bản thân qua những quan niệm của đại đa số những danh tướng yêu nước trung thành hồi bấy giờ..
- Hai câu thơ đầu tác giả tập trung thể hiện vẻ đẹp hiên ngang trong tranh đấu cũng như vẻ đẹp đoàn kết tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ của những binh lính nhà Trần:.
- Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu).
- Hình ảnh con người nhà Trần hiện lên hiên ngang với ngọn giáo trong tay họ có thể đi bất cứ nơi nào có giặc, hành hiệp trượng nghĩa cứu giúp người nghèo kẻ yếu cũng như đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên.
- Xét về vẻ đẹp hiên ngang ấy trong bản dịch chữ.
- Múa giáo thể hiện sự yếu ớt đồng nghĩa với việc không lột tả được sự hùng mạnh anh dũng của quân đội, con người nhà Trần.
- Hai chữ “hoành sóc” như khắc tạc lên những con người anh dũng lẫm liệt với ngọn giáo ngang trong tay đi khắp giang sơn để bảo vệ đất nước.
- Quân xâm lược, có thể mạnh về số lượng cũng như chất lượng, đầy đủ về vật chất nhưng chúng lại thiếu đi sự đánh giá và ý chí vượt qua gian khổ nên chúng phải chuốc lấy thất bại vì đã đánh giá thấp con người nhà Trần.
- Những con người ấy tuy có nhỏ bé về mặt thể chất hay không đông đảo như số lượng quân của nhà Mông nhưng ý chí của họ thì vượt qua hữu hạn về mặt thế chất và số lượng ấy.
- Và cứ thế với ngọn giáo ngang trong tay họ đã trải qua biết bao nhiêu mùa thu như thế để bảo vệ đất nước tổ quốc này.
- Hình ảnh ngọn giáo trở nên thật đẹp khi được hiện lên trong cái rộng lớn của không gian và chiều dài của thời gian lịch sử.
- Hình ảnh ấy cũng như thể hiện được vẻ đẹp của chính tác giả trong những trận chiến nảy lửa, căng go vẫn ngang ngọn giáo để bảo vệ đất nước.
- Không chỉ đẹp về mặt ngoại hình con người nhà Trần còn hiện lên với vẻ đẹp của khí chất cao ngất, mạnh mẽ lấn át hết cả sao Ngưu trên trời.
- Tiếp đến hai câu thơ cuối tác giả thể hiện quan niệm về chí làm trai của mình trong thời buổi ấy:.
- Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.
- Đã sống ở trên trời đất thì phải có công danh với núi sông, đó cũng là một tuyên ngôn khẳng định chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, theo đó ta thấy quan niệm này không chỉ của riêng Phạm Ngũ Lão mà còn có cả tất cả những bậc nam nhi có chí thời bấy giờ.
- Đó là xu hướng chung, quan niệm chung của họ và cũng chính vì thế mà Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài quan niệm đó.
- Dù là một vị tướng trung thành giống như cánh tay phải của Trần Hưng Đạo, trải qua biết bao nhiêu trận đánh vào sinh ra tử nhưng đối với ông đó vẫn chưa được liệt kê vào những công danh của đất nước.
- Đối với Phạm Ngũ Lão thì công danh vẫn là một thứ mà còn vương nợ với ông.
- Và chính vì vương nợ nên ông thấy hổ thẹn khi nghe chuyện về Vũ Hầu.
- So sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình, đây không phải là sự ngộ nhận thân phận của mình giống như Vũ Hầu mà đó là cả một tinh thần học hỏi của nhà thơ đối với người tài giỏi.
- Có một điểm chung là cả ông và Vũ Hầu đều giúp sức cho một người lớn hơn nhưng tác giả muốn nói ở đây là khi Vũ Hầu giúp được cho vị tướng của mình thì Phạm Ngũ Lão lại khiêm tốn nhận mình chưa giúp được gì cho Hưng đạo đại vương nên thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu.
- Tuy xuất thân từ một người nông dân nhưng Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình khiến cho người ta không thể vịn vào hoàn cảnh xuất thân ấy để mà chê trách được ông..
- Qua đây ta thêm yêu hơn những con người nhà Trần nói chung và Phạm Ngũ Lão nói riêng.
- Ông không những là một vị danh tướng với vẻ đẹp hiên ngang trừ gian diệt bạo, bảo vệ đất nước hòa bình yên ổn mà còn là một nhà thơ tuyệt bút.
- ông làm được vẫn chưa thỏa cái công danh đối với đất nước.
- Như vậy ta thấy được vẻ đẹp của một vị danh tướng không kể công những gì mình làm được mà còn khiêm tốn nhận còn “vương nợ”.
- Và ở đâu đó trong những câu thơ của bài ta thấy rõ một tinh thần yêu nước anh hùng của Phạm Ngũ Lão..
- Thuật hoài là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, chia thành hai phần khá rõ: ở hai câu đầu là hình tượng con người và hình tượng quân đội thời Trần, hai câu sau là “nỗi lòng” của tác gia.
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh tráng lệ với âm hưởng hào hùng, sảng khoái:.
- Hai câu thơ có hai hình ảnh: hình ảnh tráng sĩ (con người thời Trần) và hình ảnh ba quân (quân đội thời Trần, thời đại, dân tộc).
- Tráng sĩ hiện lên trong hành động cắp ngang ngọn giáo với mục đích giữ gìn non sông đã mấy thu rồi.
- “Múa giáo” thể hiện sự điêu luyện, bền bỉ, dẻo dai nhưng thiếu đi độ cứng rắn, mạnh mẽ..
- Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước.
- Đó chính là dáng đứng của con người Việt Nam đời Trần..
- Nếu câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ thì câu thơ thứ hai tô đậm hình ảnh “ba quân” tượng trưng cho sức mạnh dân tộc..
- Hình ảnh ba quân trong tư thế xông lên giết giặc với khí thế bừng bừng.
- Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn..
- Hơn nữa dịch “át sao Ngưu”… câu thơ có lẽ giàu hình ảnh, gợi cảm hơn, kết hợp với câu thơ thứ nhất mở ra cả một không gian rộng lớn, vì thế ý thơ cũng giàu sức khái quát hơn..
- Hai câu thơ nhỏ mà mang hai hình ảnh lớn: Hình ảnh một tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo đi cứu nước ròng rã bao năm mà chưa hề mảy may mệt mỏi.
- Hình ảnh “ba quân”.
- Hình ảnh tráng sĩ còn có tính chất cụ thể ít nhiều, hình ảnh ba quân thì rõ ràng chỉ từ ấn tượng, từ cảm hứng chủ quan, dĩ nhiên là rất mãnh liệt và sảng khoái..
- Xét cho cùng, chính đó là cái chân thực của thời đại, của đất nước” (Nguyễn Đình Chú)..
- Nếu cái tư thế của tráng sĩ với hình ảnh cây trường giáo như đo bằng chiều ngang của non sông thì tư thế của ba quân lớn mạnh đo bằng chiều dọc.
- Con người kì vĩ như át cả không gian bao la trong một bối cảnh không - thời gian kì vĩ.
- Hình ảnh tráng sĩ lồng vào trong hình ảnh dân tộc thật đẹp có tính chất sử thi, hoành tráng.
- Đó chính là sức mạnh, âm vang của thời đại, vẻ đẹp của người trai thời Trần.
- Nói cách khác, đó là hình ảnh con người vũ trụ, mang tầm vóc lớn lao.
- Con người mang tầm vóc của vũ trụ này vì ai mà xông pha, quyết chiến…? Tất cả xuất phát từ trách nhiệm, ý thức dân tộc và nền thái bình đất nước… Vì thế con người vũ trụ gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức, bổn phận, con người hành động, đó chính là những biểu hiện củacon người cộng đồng, con người xả thân vì đất nước.
- Điều đặc biệt ở đây là, khác với văn học Trung Quốc hay Ấn Độ, con người vũ trụ, con người cộng đồng trong văn học Việt Nam nói chung và Thuật hoài nói riêng gắn với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gắn với thời đại và đất nước.
- Nói cách khác âm hưởng thơ góp phần thể hiện nỗi lòng của Phạm Ngũ.
- Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu..
- Vẻ đẹp của người trai thời Trần không chỉ thể hiện ở cái tư thế, khí phách, tầm vóc, sức mạnh mà còn thể hiện ở cái chí, cái tâm của người tráng sĩ.
- Theo Phạm Ngũ Lão chí làm trai phải gắn liền với hai chữ công danh, chí làm trai này mang tinh thần, tư tưởng tích cực, gắn với ý thức trách nhiệm, lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm cho đời).
- Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.
- Quan niệm lập công danh đã trở thành lý tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến.
- Đặt trong thời đại của Phạm Ngũ Lão, chí làm trai này đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp lớn lao “cùng trời đất muôn đời bất hủ”.
- Phạm Ngũ Lão cũng từ cái chí, cái nợ nam nhi, nam tử đó mà cùng dân tộc chiến đấu chống xâm lược bền bĩ, ròng rã bao năm.
- Nói cách khác cái tâm thể hiện qua nỗi thẹn….
- Phạm Ngũ Lão “thẹn” chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.
- Vì thế “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” thực chất là một lời thề suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo, “thẹn” còn được hiểu là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh với Vũ hầu.
- Đó là nỗi thẹn của người có nhân cách.
- hoài,Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước.
- Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người..
- Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường..
- Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng.
- Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần.
- Đó chính là con người hữu tâm trong thơ ca trung đại Việt Nam..
- Tóm lại bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được quan niệm về con người trong văn học phương Đông.
- Hình ảnh tráng sĩ – con người Việt Nam đời Trần vừa mang tầm vóc vũ trụ, vừa có ý thức, trách nhiệm cộng đồng, vừa lắng sâu một nỗi lòng cao cả.
- Nói cách khác ba kiểu con người: con người vũ trụ, con người cộng đồng và con người hữu tâm đồng hiện, hài hoà.
- Chính ý thức trách nhiệm với đất nước (con người cộng đồng) nên sẵn sàng xông pha cứu nước với tư thế và tầm vóc lớn lao (con người vũ trụ) và luôn biết nghĩ suy, khát vọng (con người hữu tâm)… Dáng đứng Việt Nam, con người Việt Nam đời Trần cao đẹp làm sao!