« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích-Bình giảng tác phẩm truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy – Ngữ Văn 10


Tóm tắt Xem thử

- TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THUỶ.
- Truyền thuyết về vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước.
- An Dương Vương vừa là vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết, cổ sử từng chép rằng, "Vào nửa sau thế kỉ III trước Công nguyên, nhân sự suy yếu của triều đụi Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán - một thủ lĩnh người Âu Việt ở miền núi, đã phát nhiều đạo quản tiến đánh kinh đô Văn Lang và đánh đổ triều Hùng".
- Còn truyền thuyết lại kể, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, lại theo lời khuyên của Sơn Tinh (con rể), liền gọi Thục Phán đến truyền cho ngôi báu.
- Bằng truyền thuyết, người dân Văn Lang - Âu Lạc vừa tỏ được tấm lòng thành kính với Hùng Vương, một triều đại có công lẫy lừng trong lịch sử, vừa thể hiện sự đồng tình đầy thiện cảm với một vương triểu mới đang surig sức và phát triển.
- Những tình tiết đậm màu lịch sử của truyền thuyết đã thể hiện nhận thức, khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhân dân trước những sự kiện lớn lao trong dòng chảy của lịch sử dân tộc.
- Trong bối cảnh lịch sử mà sự nghiệp dựng nước luôn song hành với công cuộc giữ nước, truyền thuyết An Dương Vương với những nhân vật và quan hệ đa chiều đã vượt mọi không gian và thời gian, trở thành câu chuyện mang tính thời sự nóng hổi và tính nhân văn sâu sắc.
- Đó là một trong những truyền thuyết hấp dẫn và có ý nghĩa nhất của Việt Nam..
- Theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng (Cổ Loa).
- Truyền thuyết chỉ kể một câu giản đơn như vậv, nhưng đó là cả sự nghiệp "dời non lấp bể" của một dân tộc ở buổi bình minh, về đồng bằng là xu thế tất yếu của sự phát triển đất nước.
- Nếu nội lực không đủ mạnh thì núi rừng hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.
- Dời đô thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, một vị vua anh minh và hùng mạnh.
- Dời đô cũng thể hiện nội lực cường thịnh, bản lĩnh vững vàng của nhà nước Âu Lạc lúc đó.
- Trong dòng, chảy lịch sử, các triều đại Việt Nam còn có nhiều lần dời đô, nhưng đây là sự kiện dời đô đầu tiên được truyền thuyết lưu giữ.
- Vùng Cổ Loa còn có truyền thuyết khác kể rằng, lúc đầu An Dương Vương định đóng đô ở Tó (Ưy Nỗ), nhưng con chó quý của Người lại sang lót ổ đẻ ở Kẻ Chủ (Cổ Loa).
- An Dương Vương thấy vậy mới quyết định dời từ Tó sang đóng đô ở nơi đất lành cổ Loa.
- Quan niệm và truyền thuyết, văn hoá truyền thống và văn học dân gian cứ đan cài vào nhau để làm nên thiên truyện đượm màu lịch sử và lung linh thơ mộng này..
- An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó, nên khi quyết định dời đô về giữa cổ Loa trống trải, Người đã cho xây thành đắp luỹ sẵn sàng phòng thủ giặc ngoài.
- Phải chăng đó là tấm lòng trân trọng hiền tài, nỗi niềm canh cánh vì dân vì nước của nhà vua trong buổi đầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
- An Dương Vương cho xây xong chín vòng Thành Oc, đào hào sâu, tìm người tài chế tạo vũ khí tốt (nỏ thần.
- là những hành động thể hiện tinh thần cảnh giác, đón trước hiểm nguy, sẵn sàng chống giặc, giữ yên đất nước ở ngay giữa đồng bằng của vua tôi Âu Lạc..
- Những sự kiện lịch sử nêu trên được lồng trong yếu tố kì ảo của truyền thuyết.
- Cụ già bí ẩn và thần Kim Quy từ biển Đông lên giúp An Dương Vương xây thành, chế nỏ là những chi tiết kì ảo, không có thực, xuất hiện để minh chứng cho sự đồng tình của thần linh với sự nghiệp của An Dương Vương và dân nước Âu Lạc.
- Còn nỏ thần hay chính là sự thần thánh hoá sức mạnh và bí mật của vũ khí, là kết tinh của trí thông minh và nghệ thuật giữ nước của cha ông.
- thể hiện thái độ đồng tình của nhân dân với quyết sách vĩ đại mang tính chất chính nghĩa của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước đầy khó khăn gian khổ.
- Những cố gắng lớn của vua tôi Âu Lạc khiến quân Triệu Đù thua to, "không dám đối chiến, bèn xin hoà".
- Đó là mong muốn ngàn đời của cư dân một nước nhiều giặc giã..
- Khi đánh giá trách nhiệm của An Dương Vương trong sự thất bại của Âu Lạc, một số người cho rằng An Dương Vương sai lầm ngay từ khi nhận lời cầu hoà của Triệu Đà, gả MỊ Châu cho Trọng Thuỷ.
- Nhưng trong lịch sử Việt Nam và thế giới cũng đã có không ít những cuộc hôn nhân "chính trị" như vậy mà mục đích thường là để mang lại sự bình an cho dân nước.
- Sau này nhà Trần ở Việt Nam có Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm.
- Hôn nhân nhiều khi chính là một giao ước liên minh trong hoà bình, nhất là khi đó Âu Lạc đã từng trải qua nhiều năm chiến tranh, một cuộc hôn nhân làm bớt lửa binh đao chẳng phải hay hơn cho cư dân hai nước sao ? An Dương Vương nhận lời cầu họà và cầu hôn của cha con Triệu Đà có lẽ cũng vì hi vọng xây dựng một liên minh tốt đẹp trong hoà bình.
- Một số người khác lại cho rằng, An Dương Vương gả con gái cho Trọng Thuỷ, lại nhận lời cho Thuỷ ở rể Âu Lạc chính là "nuôi ong tay áo".
- Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng, tạo cơ hội thúận lợi cho kẻ thù tự do vào sâu lãnh thổ Việt Nam.
- Nhưng từ xưa đến nay, nhiều tộc người trên mảnh đất Việt Nam này từng có phong tục trọng mẫu, đàn ông lấy vợ phải ở rể bên nhà vợ.
- Phải chăng vì phong tục đó mà Trọng Thuỷ có thể điềm nhiên sang ở nhà vợ - nước Âu Lạc, mà việc đó không bị coi là khác thường ? An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của người phương Bắc thì cũng không thể tránh được phải làm theo phong tục phương Nam, nhận rể ở ngay trong nhà mình.
- Nhưng nếu cho Trọng Thuỷ ở rể mà cả cha con An Dương Vương và cư dân Âu Lạc đều cảnh giác, giữ kín bí mật quốc gia thì liệu âm mưu của cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện được không ? Vậy sai lầm của cha con An Dương Vương bắt đầu nghiêm trọng từ đâu ? Nguyên nhân nào đưa Âu Lạc đến diệt vong và cha con An Dương Vương bị "tan đàn, xẻ nghé.
- Sơ hở trầm trọng nhất của An Dương Vương và công chúa Mị Châu chính là ở chỗ, họ coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình mình.
- Còn cô con gái Mị Châu không chỉ là một công dân bình thường mà còn là một nàng công chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, thế mà lại ngây thơ đến mức chẳng một chút cảnh giác nào.
- Nàng cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ, chính là đã vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc..
- Hơn nữa, khi hay tin Đà phát binh đánh Âu Lạc, An Dương Vương ỷ vào sức mạnh nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ.
- Đó là sự chủ quan khinh địch, cũng là sai lầm lớn nhất dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại không tránh khỏi.
- Mặc dù đây chỉ là cách lí giải của truyền thuyết, có thể trong thực tế Âu Lạc thất bại còn là do sức mạnh của kẻ xâm lược phương Bắc quá lớn, nhưng truyền thuyết không kể đến sức mạnh vật chất đó mà chỉ nhấn mạnh đến âm mưu của kẻ thù và sự vô tình, ấu trĩ, mất cảnh giác của ta.
- Đó là một cách chọn lựa độc đáo các sự kiện để sáng tạo truyền thuyết, nhằm phản ánh ý thức lịch sử của nhân dân..
- Hai cha con An Dương Vươỉig vì chủ quan, mất cảnh giác đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp của mình và đưa Au Lục đến diệt vong.
- Đó là bải học cay đắng về thái độ mất cảnh giác đối với kẻ thù..
- Câu nói của thần Kim Quy "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó.
- chính là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu.
- Nghe lời kết tội của thần Kim Quy, An Dương Vương như chợt tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm nghiêm trọng của mình và tội lỗi của đứa con gái yêu.
- "Tuốt kiếm chém Mị Châu" là hành động quyết liệt, dứt khoát của người cha đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn mằn của nhà vua.
- Hành động đó còn gợi cảm nghĩ về một hoàn cảnh quyết liệt, thảm khốc của chiến tranh, khi trước mặt cha con An Dương Vương là biển rộng, còn sau lưng giặc sắp đuổi đến, người cha không còn cách nào khác đã phải vung gươm chém chết đứa con yêu duy nhất của mình và nhảy xuống biển tự tận..
- Sẽ là thiếu sót nếu tìm hiểu bi kịch mất nước của An Dương Vương mà không khám phá bi kịch tình yêu Mị Châu -Trọng Thuỷ.
- Mối tình Mi Châu — Trọng Thuỷ là mối tình éo le, bởi song song và đan cài với sự nghiệp giữ nước Âu Lạc là mối tình của hai người, mà nguyên nhân của nó chính là bài học muôn đời cho những ai muốn đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung..
- Nếu có thể coi quan hệ Mị Châu - Trọng Thuỷ là một mối tình thì đó cũng không thể là mối tình chung thuỷ, bởi trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thuỷ đã sẵn có âm mưu chiếm bí mật nỏ thần.
- Trọng Thuỷ đến Âu Lạc vì mục tiêu duy nhất đó.
- Nhưng những ngày ở Âu Lạc, bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết, trong sáng và tin yêu, Trọng Thuỷ đã nảy sinh mối tình thật sự chân thành với Mị Châu, cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ, tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp.
- Vì vậy, trộm được nỏ thần, về nước để chuẩn bị chiến tranh, Trọng Thuỷ vẫn muốn tìm lại Mị Châu nhờ dấu lông ngỗng đưa đường, hi vọng sẽ sống với Mị Châu trên đất Âu Lạc mà mình làm bá chủ.
- Nhưng hai tham vọng đó làm sao có thể dung hoà ! Trọng Thuỷ có thể vừa chiếm nước Âu Lạc vừa tận hưởng hạnh phúc bên người con gái biết mình vô tình bán nước được chăng ? Rắc lông ngỗng dọc đường chạv loạn, lại một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc đuổi theo, vô tình đưa hai cha con đến chỗ cùng đường.
- Cái chết của Mị Châu khiến tham vọng của Trọng Thuỷ cũng tiêu tan.
- Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì Trọng Thuỷ lại tự tử vì nỗi "tiếc thương Mị Châu khôn cùng".
- Mối tình giữa Mị Châu - Trọng Thuỷ éo le, dang dở là do luôn có âm mưu gây chiến của Triệu Đà len lỏi vào.
- Nếu như Đà thực sự cầu hoà, nếu như hai nước đều lấy hoà bình làm trọng, thì mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ chẳng phải là mối tình đẹp đẽ giữa trai tài gái sắc sao ? Kết thúc bi thảm của mối tình đó có nguyên nhân sâu xa từ âm mưu xàm lược và đã thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh..
- Câu chuyện Mị Châu cách ta mấy ngàn năm nhưng luôn là đề tài được giới nghiên cứu các thời đại quan tâm.
- Trong thời phong kiến, không ít nhà nho đã từng lấy đạo "tam tòng" để có ý minh oan cho Mị Châu.
- Họ nói rằng, phụ nữ "xuất giá tòng phu" (lấy chồng phải phục tùng chồng), Mị Châu một dạ tin chồng, không giấu giếm Trọng Thuỷ điều gì là vô tội.
- Lời kết tội đanh thép của thần Rùa Vàng "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó.
- cũng chính là thái độ giận, thương minh bạch của nhân dân Âu Lạc đối với Mị Châu.
- Ngay cả nàng Mị Châu tội nghiệp trước khi chết cũng nhận ra tội lớn của mình và không hề chối tội.
- Công chúa Mị Châu còn được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội.
- Nếu lấy đạo "tam tòng" để thanh minh cho MỊ Châu, rằng nàng chỉ là phận gái, rằng nàng làm vợ chỉ cần phục tùng chồng là đủ thì chính là đã hạ thấp bản lĩnh và tư cách của nàng công chúa nước Âu Lạc này..
- Vào thập niên sáu mươi của của thế kỉ XX đã có một cuộc tranh luận khá sôi nổi về truyền thuyết An Dương Vương trên tập san Nghiên cứu văn học, trong đó nhiều ý kiến không thống nhất chính là ở hình ảnh ngọc trai - nước giếng ở phần kết truyện.
- Một số người cho rằng, đó là hình ảnh đẹp, kết tinh của mối tình ehung thu ỷ Trọng Thuỷ - Mị Châu, bởi viên ngọc (vốn là máu Mị Châu chảy xuống biển, trai ăn phải mà thành) đem rửa vào giếng Ngọc (nơi Trọng Thuỷ đã nhảy xuống tự tử) thì càns trong sáng hơn.
- Rồi sau đó mấy chục năm, có một nhà thơ hiện đại cũng đầy mâu thuẫn khi viết về Mị Châu.
- Tình yêu đến cùng đường lả cúi chết.
- Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu....
- Có phải tình yêu bị lừa dối vẫn là một tình yêu đẹp ? Và phải chăng nàng Mị Châu trong trắng, thuỷ chung dẫu chết rồi vẫn chung thuỷ không biết đến đổi thay ? Trước khi chết, MỊ Châu đã kịp nhận ra mình bị lừa, nàng thanh minh rằng mình "một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối.
- Vì vậy, nếu có kiếp sau, liệu Mị Châu có thể tiếp tục mù quáng mà chung tình với một kẻ đã lừa mình ghê gớm như Trọng Thuỷ được không ? l lơn nữa, trước khi chết Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, nặng đến mức nàng không dám xin tha chết, chỉ xin được "biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù".
- Liệu sau khi đã một lần tỉnh ngộ, nàng còn có thể nhanh quên tội, tiếp tục "thuỷ chung" với kẻ thù của mình như vậy được không ? Cũng một truyền thuyết khác ở cổ Loa còn kể rằng, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ có lần ra thăm giếng Ngọc, vừa soi mình xuống giếng liền bị oan hồn của nàng kéo xuống, dìm chết.
- Tình tiết đó không hấp dẫn hơn tình tiết để cho Trọng Thuỷ tự tử vì nỗi giày vò và niềm "thương tiếc Mị Châu khôn cùng", nhưng nó phần nào íhể hiện thái độ mạnh mẽ và dứt khoát của người dân cổ Loa với Trọng Thuỷ qua hành động trừng trị kẻ thù của Mị Châu.
- Vì vậy, nếu ngọc trai - nước ẹiêhg là hình ảnh tượng trung cho sự hoá thân và gặp lại của hai người ở kiếp sau, thì chắc chắn đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hoá giải mà thôi.
- Những viên ngọc là máu Mị Châu kết đọng lại sẽ không vì bất cứ ngoại cảnh nào mà đổi màu, nó chỉ càng sáng hơn, đẹp hơn lên trong thử thách..
- Mị Châu dù có ngây thơ trong trắng mà phạm tội thì cũng không thể coi là vô tội.
- Mượn lời Kim Quy, nhân dân Âu Lạc đã phán xét nàng là "giặc”.
- Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu.
- Dù có "vô ý", "lầm chỗ" nhưng "cơ đồ" Âu Lạc đã vì thế mà "đắm biển sâu.
- Đánh giá công, tội của An Dương Vương và Mị Châu qua truyền thuyết chính là thể hiện nhận thức lịch sử và nhân tình, nhân nghĩa của người Việt Nam các thời đại..
- Kết thúc bi thảm của cha con An Dương Vương được kể lại trong truyền thuyết mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với đất nước.
- Hình ảnh ngọc trai - nước giếng đã khép lại câu chuyện, nhưng đó không phải là biểu hiện của tình yêu chung thuỷ mù quáng của Mị Châu đối với Trọng Thuỷ mà là sự thể hiện tập trung nhất nhận thức về lịch sử và sự cảm thông sâu sắc của nhân dân đối với nhân vật này.