« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quận Ô Môn, Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC.
- Chăn nuôi, Probit, Tín dụng chính thức, Cần Thơ Keywords:.
- Hiện nay, thu nhập của nông hộ Việt Nam nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng còn chưa đủ tích lũy để tái đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn vốn tín dụng bán chính thức hay phi chính thức thường lãi suất cao nên ít được sử dụng cho sản xuất.
- Do đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ.
- Việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ chăn nuôi được xem như là tiền đề để phát triển kinh tế hộ.
- Bài viết này cung cấp cái nhìn khách quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo ở quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.
- Thông qua việc sử dụng số liệu sơ cấp và mô hình Probit, nghiên cứu chỉ ra rằng các thuộc tính của chủ hộ như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và các thuộc tính của nông hộ như vị trí xã hội, thu nhập, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ..
- Hiện nay, thu nhập của nông hộ còn thấp nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn vốn tín dụng bán chính thức hay phi chính thức thường có lãi suất cao nên ít được sử dụng cho sản xuất.
- Do đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ..
- Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ như Nghị định số 12/1993/NĐ – CP ngày 2/3/1993 về cho vay đến hộ nông dân để phát triển sản xuất nông – lâm – ngư diêm nghiệp và kinh tế nông thôn, Nghị định số 41/2010/NĐ – CP ngày về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… đã có những thành công nhất định, song còn tồn tại những khó khăn cho người dân khi tiếp cận và sử dụng nguồn vốn này.
- “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi heo tại quận Ô Môn - Thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu là hết sức cần thiết.
- Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ chăn nuôi heo quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ.
- Từ đó, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức để sản xuất, tái sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội đồng thời giúp các ban ngành hữu quan, tổ chức tín dụng đưa ra các giải pháp phù hợp với nông hộ, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
- Để đạt được mục tiêu này, một số mục tiêu cụ thể được đề cập như: (1) Phân tích tình hình sản xuất và nhu cầu sử dụng vốn tín dụng của nông hộ chăn nuôi heo địa bàn quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ.
- (2) Phân tích mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ chăn nuôi heo.
- 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm nông hộ.
- Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993, trang 19) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
- 2.1.2 Bản chất kinh tế nông hộ.
- Kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp.
- Tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc điểm sau: (1) Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp.
- Một nghiên cứu của Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (2012) về “Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
- Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phân tích hai bước logic với số liệu được thu thập từ 288 nông hộ ở Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng và Trà Vinh.
- Bước thứ nhất, hàm Probit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.
- Thứ hai, sự khác biệt giữa nông hộ vay vốn và không vay vốn dựa trên một vài tiêu chí của hộ nghèo (tổng tài sản, chi tiêu cho giáo dục, chi tiêu cho thực phẩm, tổng thu nhập của nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có vay vốn sẽ có điều kiện tốt hơn để.
- Do đó, việc tiếp cận tín dụng có thể giảm tỷ lệ hộ nghèo đói ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam..
- “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được thực hiện bởi tác giả Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010).
- Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi với tổng số nông hộ được phỏng vấn là 152.
- Áp dụng hàm Probit, kết quả phân tích cho thấy, các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bao gồm: tuổi của chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất của hộ, khả năng đi vay từ các nguồn không chính thức, thu nhập của hộ và tổng tài sản của hộ..
- “Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ” được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Thu Phương (2006).
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay người nông dân có nhu cầu lớn đối với tín dụng cho cả mục đích sản xuất và tiêu dùng.
- Người nông dân suy xét có lý trong việc quyết định nguồn vốn tín dụng nào họ xin vay cho mỗi một mục đích sử dụng vốn vay cụ thể.
- là những nhân tố góp phần ảnh hưởng đến quyết định hạn lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Mức độ thỏa mãn nhu cầu tín dụng (lượng tín dụng thực tế được vay so với nhu cầu) có ảnh hưởng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, cụ thể là cho hoạt động chăn nuôi..
- Trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước đây, bài viết này đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ..
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 223 nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quận Ô Môn – Thành Phố Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên..
- Phương pháp này được vận dụng để mô tả một cách tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất, cũng như nhu cầu cần vốn sản xuất của nông hộ chăn nuôi heo.
- Bằng phương pháp này, chúng ta có thể mô tả được những nhân tố thuận lợi và cản trở sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của những nông hộ này..
- Mục tiêu 2 phân tích các yếu tố có liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuộc khu vực chính thức của nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn.
- 2.2.4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
- Qua lược khảo tài liệu có liên quan và cơ sở lý thuyết vừa trình bày, đề tài được xây dựng phương trình khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ như sau:.
- Bảng 1: Biến kỳ vọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ chăn nuôi heo.
- Nguồn: Tham khảo từ các nghiên cứu trước đây về tiếp cận tín dụng của nông hộ 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- cấp lúa lớn nhất của Việt Nam nên nông hộ ở quận Ô Môn có tiềm năng xây dựng và phát triển ngành chăn nuôi heo.
- Từ dữ liệu điều tra, bài viết cung cấp thông tin các thuộc tính của nông hộ ở phần tiếp theo..
- 3.1 Giới thiệu tổng quan về nông hộ.
- Bên cạnh phân tích việc sử dụng vốn của hộ, tác giả còn tìm hiểu nghề nghiệp của nông hộ xem bên cạnh chăn nuôi các hộ còn có nghề nào khác để tạo ra thu nhập cải thiện đời sống của chính nông hộ..
- Bảng 2: Tổng quan về nông hộ được điều tra nghiên cứu.
- Nghề nghiệp nông hộ.
- Kết quả Bảng 2 cũng cho thấy nghề nghiệp chủ yếu của nông hộ là trồng trọt (lúa, cây ăn quả và vườn tạp.
- Hiệu quả từ việc tiếp cận trình độ học vấn, nông dân sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân nói riêng và của nông hộ nói chung..
- 3.2 Một số thông tín khác của nông hộ Tuổi: Thông qua tuổi chủ hộ ta có thể hiểu một cách tương đối về kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cũng như đời sống của hộ.
- Bảng 3: Một số thông tín khác của nông hộ ĐVT: Năm Trung.
- Tỷ lệ phụ thuộc càng lớn thì khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng càng thấp (do chi phí cao).
- 3.3 Thực trạng vay vốn của nông hộ chăn nuôi heo quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ.
- Bảng 4: Cơ cấu vốn vay của nông hộ.
- Hình 1: Cơ cấu vốn vay chính thức của nông hộ Nguồn: Thống kê từ điều tra, 2013.
- 3.3.2 Nguyên nhân nông hộ không vay vốn chính thức.
- Bảng 5: Nguyên nhân nông hộ không vay vốn chính thức.
- 3.3.3 Thị phần vốn vay của nông hộ với các tổ chức tín dụng.
- Nông hộ ở quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ vay vốn từ nguồn nào và đặc điểm của từng khoản vốn vay được thể hiện trong Bảng 6..
- Hầu hết những hộ tiếp cận được với vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức ở ngân hàng CSXH.
- Tổ chức tín dụng Số quan sát Tỷ trọng.
- Vốn vay chính thức .
- Qua kết quả khảo sát, nông hộ tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức được dùng vào các mục đích khác nhau như thể hiện trong Bảng 7..
- Cụ thể hơn, nguồn vốn vay được từ các tổ chức tín dụng được nông hộ sử dụng cho mục đích tiêu dùng, trồng trọt, mua bán nhỏ hay các hoạt động sản xuất khác.
- 3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo ở quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm, bài viết xem xét một số nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.
- Trong mô hình có 2 biến có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ được đưa vào mô hình có ý nghĩa ở.
- Biến này nói lên sự bình đẳng giới tính càng được công nhận sâu hơn, khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ nữ không chỉ tăng lên so với trước đây, mà còn vượt hơn so với nông hộ nam.
- Điều này không lạ, do phụ nữ ngày nay ngoài nội trợ, gia đình còn tham gia các đoàn thể, tổ chức ở địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân… Có đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn thông tin bên ngoài cũng như nguồn vốn tín dụng chính thức..
- Nghĩa là trong một chừng mực nhất định của đề tài nghiên cứu, thì các các biến này không có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu:.
- Khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ không phụ thuộc vào biến này..
- Cho thấy, để phân tích khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ chăn nuôi sẽ ít được quan tâm hay suy xét khi phân tích khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ..
- Từ đó kết luận: Với đối tượng hộ chăn nuôi heo, các yếu tố như độ tuổi, giới tính và vị trí xã hội ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ chăn nuôi heo..
- 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI QUẬN Ô MÔN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Bên cạnh đó, vị trí xã hội hay có quen biết với nhân viên ngân hàng cũng tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
- Làm sao để tạo được sự công bằng, để tất cả các nông hộ chăn nuôi heo, đặc biệt là những hộ nghèo.
- Tuy nhiên, các nông hộ thường gặp khó khăn khi đi vay do các TCTD phải sàng lọc khách hàng để giảm thiểu rủi ro, dẫn đến việc khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các nông hộ phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định..
- Bài viết giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở quận Ô Môn..
- Qua phân tích thực trạng vay vốn và khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ thông qua số liệu khảo sát các nông hộ của quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.
- Nguồn tín dụng cho vay đóng vay trò quan trọng vì nó giúp nông hộ có thể gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng là: vị trí xã hội mức độ hay mức độ quen biết của chủ hộ, giới tính của chủ hộ..
- Tín dụng nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho các nông hộ để có đủ vốn sản xuất.
- Vì thế, để cho việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả cần có sự góp sức giữa: nông hộ - tổ chức tín dụng – chính quyền địa phương..
- Trong đó tín dụng là công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động, tạo thu nhập, giúp nông hộ nâng cao khả năng sản xuất cũng như góp phần cải thiện đời sống của nông hộ, đặc biệt là đối với các hộ chăn nuôi heo.
- 5.2.2 Về phía các tổ chức tín dụng.
- Giúp các tổ chức tín dụng có thể giảm được thời gian thẩm định, người dân có thể nhận được vốn vay nhanh hơn để phục vụ sản xuất..
- Việc cung cấp thông tin về nguồn tín dụng của các tổ chức chính thức còn yếu kém đòi hỏi các tổ chức phải có phải có biện pháp để thông tin có thể đến với nông hộ chính xác và kịp thời như tiếp thị tận nhà các sản phẩm vay dành cho nông hộ, hướng dẫn thủ tục vay vốn cho họ..
- Về chính sách tín dụng: cần tạo điều kiện để tăng tỷ lệ phụ nữ được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận tín dụng chịu tác động bởi giới tính Nữ hơn là Nam..
- Quan điều tra dữ liệu thực tế cho thấy nông hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc heo.
- Việc tư vấn hỗ trợ nông hộ trong vấn đề kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi từ chính quyền địa phương là hết sức cần thiết.
- Đối với những nông hộ có các mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, cán bộ địa phương cần phổ biến các mô hình đó cho các hộ khác để các hộ khác có thể học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế địa phương..
- Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long..
- Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội.
- Phân tích khả năng tiếp cận tín nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Trà Ôn- tỉnh Vĩnh Long.
- Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long.
- “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Ngân