« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM.
- Cá tra, đồng bằng sông Cửu Long, mô hình binary logistic, liên kết.
- Sử dụng bảng phỏng vấn cấu trúc kết hợp chọn hộ ngẫu nhiên phân tầng để thu số liệu từ 271 cơ sở nuôi cá tra với các hính thức liên kết khác nhau.
- Mô hình hồi qui nhị phân (binary logistic) được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hướng đến mô hình liên kết.
- Kết quả phân tích của mô hình hồi qui đã xác định được 4 yếu tố có ảnh hưởng tới liên kết của mô hình nuôi cá được xếp theo thứ tự quan trọng từ cao đến thấp gồm trình độ học vấn của chủ cơ sở, diện tích nuôi, lợi nhuận và giá thành.
- Tuy nhiên, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro giữa các bên có liên quan cần phải được quan tâm để mô hình liên kết ổn định và phát triển lâu dài.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
- Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi quan trọng của ngành thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Việt Nam.
- vì thế chỉ có 25% số cơ sở nuôi cá tra có lời và chủ yếu là nhờ vào nuôi gia công và có liên kết với doanh nghiệp (VASEP, 2020).
- Sự thiếu ổn định trong sản xuất của toàn chuỗi ngành hàng cá tra và một trong những nguyên nhân được ghi nhận là do thiếu tính liên kết nên thường xuyên dẫn đến thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên liệu, chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với người nuôi và các doanh nghiệp chế biến (Huỳnh Văn Hiền và ctv., 2013).
- Theo Nguyễn Thị Ngân Loan (2011), liên kết giữa các chủ thể kinh tế trong chuỗi giá ngành thủy sản Việt Nam là yêu cầu tất yếu khách quan, tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ, thực hiện phân công lao động trên cơ sở tính hệ thống về công nghệ - kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về thị trường tiêu thụ, công nghệ và vốn cho người sản xuất.
- Các dạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá tra hiện nay bao gồm liên kết ngang (người nuôi cá với người nuôi cá) nhằm tạo sản lượng lớn để tránh rủi ro đầu ra và giảm chi phí trong sản xuất, liên kết dọc (giữa người nuôi cá với doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra) nhằm chia sẻ lợi ích và chi phí trong sản xuất để nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị ngành hàng (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013).
- Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm tổ chức sản xuất cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của mô hình liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản thì cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị ngành hàng để xây dựng được vùng nguyên liệu có qui mô lớn để cung ứng ổn định, đảm bảo chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Bài viết này phân tích hiện trạng liên kết trong sản xuất và tìm ra các yếu tố có.
- ảnh hưởng tới mô hình liên kết trong nuôi cá tra ở ĐBSCL để góp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng cá tra..
- Phương pháp thu thập số liệu thông qua bảng phỏng vấn soạn sẵn với các thông tin quan trọng về kỹ thuật, tài chính và mô hình liên kết gồm: diện tích nuôi, mật độ, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giá con giống, giá thức ăn, chi phí thuốc thủy sản, chi phí lao động, chi phí hút bùn đáy, chi phí thay nước, chi phí lãi vay và giá bán..
- Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), mô hình hồi quy binary logistic cho biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện xảy ra với những thông tin có được trong trường hợp biến nhị phân Y nhận 2 giá trị là 0 và 1, với 0 = không liên kết, 1= có liên kết.
- Mô hình liên kết có giá trị 1 bao gồm cả hai hình thức là hình thức liên kết ngang (HTX – hợp tác xã) và mô hình liên kết dọc (vùng nuôi trực thuộc của nhà máy chế biến và hình thức nuôi gia công) và nhận giá trị 0 khi thực hiện hình thức nuôi riêng lẻ.
- là xác suất có (1) và không (0) liên kết trong nuôi cá tra..
- X 1 → X n : là các biến độc lập có tác động để giải thích về mối tương quan trong mô hình liên kết sản xuất..
- Sau khi được mô hình ước lượng thì nghiên cứu này sử dụng công thức để mô phỏng xác suất liên kết trong mô hình nuôi cá tra như sau:.
- Phương pháp phân tích số liệu về so sánh và mô hình liên kết và không liên kết trên được thực hiện bằng phần mềm SPSS for window 20.0..
- 3.1 Mô tả hiện trạng các hình thức liên kết sản xuất của mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL.
- Kết quả khảo sát cho thấy có 4 hình thức nuôi cá tra gồm hình thức nuôi riêng lẻ (không liên kết), hình thức liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi cá tra với nhau để hình thành HTX, hình thức liên kết dọc theo dạng vùng nuôi của NMCB và nuôi gia công cho NMCB..
- Hình thức nuôi riêng lẻ: kết quả khảo sát có 38,7% cơ sở nuôi riêng lẻ và theo hình thức này thì các cơ sở nuôi cá tra thường có qui mô diện tích nhỏ nên các cơ sở này tự đầu tư và không ký hợp đồng.
- liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra giữa người nuôi với NMCB.
- (2015), hình thức nuôi cá tra riêng lẻ chiếm 25% tổng số cơ sở nuôi cá ở ĐBSCL ít hơn so với thời điểm thực hiện nghiên cứu này..
- Hình thức liên kết ngang thành lập HTX nuôi cá tra: kết quả khảo sát có 9,6% liên kết theo hình thức liên kết ngang để thành lập HTX và tổ chức hoạt động theo luật hợp tác xã.
- Số cơ sở nuôi cá tra theo hình thức HTX hiện nay còn quá thấp.
- Theo ý kiến của người nuôi cá tra được phỏng vấn cho rằng mục đích của các cơ sở nuôi cá tra ở ĐBSCL tham gia HTX là nhằm hình thành tập thể có sản lượng cá tra thương phẩm đủ lớn để dễ dàng ký hợp đồng với NMCB cũng như thương lượng và ký hợp đồng liên kết với các công ty cung ứng đầu vào (thức ăn và thuốc thủy sản).
- Nhưng hình thức liên kết không thật sự hiệu quả trong thời gian qua bởi vì trong hoạt động sản xuất và vận hành của HTX phải tuân thủ theo luật HTX năm 2012 đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 nên các HTX hoạt động vận hành theo kiểu cũ (Luật năm 2003) gặp nhiều khó khăn..
- Hình thức nuôi này là liên kết dọc, khép kín từ cung ứng đầu vào tới khâu tiêu thụ đầu ra.
- Theo Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh (2011), hình thức liên kết dọc có hiệu quả tích cực trong giải quyết khâu tiêu thụ đầu ra nên tỷ lệ các cơ sở nuôi cá tra tham gia hình thức này ngày càng cao..
- Nuôi gia công: cũng là hình thức liên kết dọc nhưng giữa cơ sở nuôi cá và NMCB, chi phí nuôi do các NMCB đầu tư toàn phần hoặc đầu tư một phần thông qua hình thức cung ứng thức ăn và thuốc thủy sản, các cơ sở nuôi tự đầu tư các chi phí khấu hao công trình nuôi, máy và thiết bị, con giống, thay nước và nhân công, sau đó NMCB mua lại cá thương phẩm để cấn trừ những khoản chi phí đã đầu tư.
- Tỷ lệ các cơ sở nuôi cá tham gia nuôi gia công cho NMCB tùy theo giá bán cá tra thương phẩm, khi giá cá tăng cao mà cơ sở.
- 3.2 So sánh khía cạnh kỹ thuật giữa các hình thức liên kết sản xuất của mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL.
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật mô hình nuôi cá tra theo các hình thức liên kết khác nhau cho thấy khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về kinh nghiệm nghiệm nuôi, mật độ thả, kích cỡ cá giống, hệ số thức ăn, cỡ cá thu hoạch và tỉ lệ sống.
- Như vậy, hình thức liện kết không ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố kỹ thuật nuôi cá tra..
- Theo Lê Thị Thanh Hiếu (2016), thời gian nuôi cá càng dài thì năng suất cá tra nuôi giảm.
- Các nghiên cứu đã công bố cho thấy năng suất cá tra thu hoạch phụ thuộc vào mật độ nuôi và thời gian nuôi và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các hình thức liên kết trong sản xuất (Phạm Thị Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011.
- Phân tích về khía cạnh hiệu quả kỹ thuật cho thấy các cơ sở nuôi cá tra có liên kết theo dạng hợp đồng sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kỹ thuật hơn (năng suất cao hơn) so với các cơ sở không liên kết theo dạng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm (Trương Văn Tấn, 2018).
- Bảng 1: Các chỉ tiêu kỹ thuật giữa các hình thức liên kết sản xuất của mô hình nuôi cá tra.
- Nguồn:khảo sát thực tế từ các cơ sở nuôi cá tra năm 2018-2019.
- 3.3 So sánh khía cạnh tài chính giữa các hình thức liên kết sản xuất của mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL.
- Chi phí cố định được khấu hao hàng năm theo phương pháp bình quân của các cơ sở nuôi cá tra với.
- Như vậy, lãi vay chiếm tỷ trọng cao và là chi phí mà các cơ sở nuôi cá tra ở ĐBSCL cần cân nhắc và quan tâm lãi suất ngân hàng khi vay vốn để đầu tư.
- (2015), chi phí biến đổi là khoản mục quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ lệ cao (99,3%) trong tổng chi phí nuôi cá tra ở ĐBSCL.
- Kết quả khảo sát chỉ ra nuôi riêng lẻ có cơ cấu chi phí mua thức ăn cao so với các hình thức nuôi còn lại, điều đó cho thấy mô hình liên kết trong nuôi cá tra sẽ giúp giảm một phần chi phí thức ăn và Hồ Quế Hậu (2015) cho rằng liên kết trong kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả và ổn định trong sản xuất..
- Bảng 2: Chi phí và cơ cấu chi phí giữa các hình thức liên kết sản xuất của mô hình nuôi cá tra Riêng lẻ.
- Tuy nhiên, có sự chênh nhau về giá bán, giá bán cá tra thương phẩm của hình thức nuôi gia công cao nhất (24,8 ngàn đồng/kg) và thấp nhất là nuôi riêng lẻ (24,1 ngàn đồng/kg) (Bảng 3), vì thế lợi nhuận trung bình của nuôi gia công đạt cao nhất (3,7 ngàn đồng/kg) tương ứng với mức 1,91 tỷ đồng/ha/vụ và thấp nhất là nuôi riêng lẻ (3,1 ngàn đồng/kg) tương ứng với mức 1,39 tỷ đồng/ha/vụ (Bảng 3).
- Tỷ suất lợi nhuận giữa các hình thức nuôi cá tra cho thấy nuôi gia công có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (17,1%),.
- Bảng 3: Các chỉ tiêu tài chính giữa các hình thức liên kết sản xuất của mô hình nuôi cá tra.
- 3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết sản xuất của mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL.
- Trong 271 cơ sở nuôi được khảo sát thì xác suất dự đoán đúng về khả năng liên kết chung của toàn.
- Bảng 4: Kết quả phân tích hồi qui binary logistic các yếu tố tác động đến liên kết Các yếu tố tác động tới liên kết Hệ số hồi.
- Nguồn: kết quả phân tích từ số liệu khảo sát thực tế của các cơ sở nuôi cá tra năm 2018-2019 Ghi chú.
- X 5 : diện tích thả nuôi cá tra (ha).
- X 7 : giá thành nuôi cá tra (ngàn đồng/kg) X 8 : lợi nhuận nuôi cá tra (ngàn đồng/kg).
- Kết quả phân tích xác suất ảnh hưởng tới liên kết trong nuôi cá tra với mức ý nghĩa 5% cho thấy biến X 5 là diện tích nuôi (ha) có tương quan thuận với xác suất liên kết, nghĩa là khi diện tích nuôi cá tra tăng lên 1 ha thì xác suất các cơ sở thực hiện mô hình liên kết tăng lên 0,583 (e lần, khi các yếu tố khác không thay đổi.
- Biến X 7 là giá thành nuôi cá tra (ngàn đồng/kg) cũng có mối tương quan thuận chiều với biến xác suất liên kết, khi giá thành nuôi cá tra tăng lên 1.000 đồng/kg thì xác suất liên kết tăng thêm 0,001 (e lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Biến X 8 là lợi nhuận nuôi cá (ngàn đồng/kg) cũng có tương quan thuận với xác suất liên kết trong nuôi cá tra, khi lợi nhuận tăng lên 1.000 đồng/kg thì xác suất liên kết tăng lên 0,355.
- Tương tự, biến X 9 là trình độ học vấn của chủ cơ sở nuôi tăng lên thêm một cấp học thì xác suất liên kết tăng lên 1,355 (e lần khi các yếu tố khác không đổi.
- Lê Anh Tuấn và Ngô Chí Thành (2017) cho thấy liên kết trong sản xuất là tạo điều kiện cho người sản xuất qui mô nhỏ tiếp cận thị trường tiêu thụ, ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Theo Huỳnh Văn Hiền và ctv., (2013) thì mô hình liên kết trong nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp có tương quan thuận với diện tích nuôi và lợi nhuận của các cơ sở nuôi cá tra..
- Mô tả mô phỏng xác suất liên kết trong mô hình nuôi cá tra nhằm đưa ra dự báo so với xác suất ban đầu (P 0 = 5%) và tính toán P 1 và mô phỏng sự thay đổi giả định là xác suất 10% so với xác suất ban đầu là 5% và kết quả được trình bày Bảng 5..
- Bảng 5: Mô phỏng xác suất liên kết trong mô hình nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL Các yếu tố tác động tới liên kết Hệ số tác.
- Xác suất liên kết khi các yếu tố thay đổi so với xác suất ban đầu P 0 (P 1 = 10%).
- Kết quả phân tích mô phỏng xác suất liên kết 10% trong mô hình nuôi xảy ra so với xác suất ban đầu là 5%.
- Giả định các yếu tố khác không thay đổi thì trình độ học vấn của người chủ cơ sở nuôi cá tra tăng thêm 1 cấp học thì xác xuất liên kết xảy ra là 30,1% tương ứng với mức tăng thêm so với xác suất ban đầu là 25,11% (xếp hạng 1) có nghĩa là mức tác động quan trọng nhất.
- diện tích nuôi cá tra tăng thêm 1 ha thì xác suất liên kết xảy ra là 16,60% tương ứng với mức tăng thêm là 11,6% (xếp hạng 2).
- lợi nhuận nuôi cá tra tăng thêm 1.000 đồng/kg thì xác suất xảy ra liên kết là 13,68% tương ứng với mức tăng thêm là 8,68% (xếp hạng 3).
- và giá thành nuôi cá tra tăng thêm 1.000 đồng/kg thì xác suất xảy ra liên kết là 10,01% tương ứng với mức tăng thêm là 5,01% (xếp hạng 4).
- Điều này cho thấy, tình hình liên kết trong nuôi cá tra thực tế chưa ổn định, khi giá thành thay đổi và lợi nhuận thay đổi thì các bên tham gia liên kết sẵn sàng phá vỡ liên kết..
- Theo Hồ Thanh Thúy (2017), tính chất của liên kết là nhận thức về sự cần thiết của liên kết giữa những chủ thể tham gia sản xuất của cả ngành hàng, do đó việc nhận thức của người nuôi có vai trò quan trọng để góp phần hình thành mối liên kết trong.
- Theo Nguyễn Thị Ngân Loan (2011), nguyên nhân liên kết trong ngành thủy sản thiếu tính nền vững là do chưa mang lại lợi nhuận và lợi ích chung trong mô hình liên kết.
- Kết quả phân tích cho thấy yếu tố quan trọng nhất để thực hiện mô hình liên kết là trình độ học vấn của chủ cơ sở càng cao và diện tích nuôi càng lớn thì dễ liên kết.
- Tương tự, lợi nhuận cao là yếu tố quan trọng để liên kết hơn so với chi phí về giá thành nuôi cá tra, điều này cho thấy các cơ sở nuôi quan trọng là có lợi nhuận cao, còn ngược lại thì mô hình liên kết bị phá vỡ.
- Thực tế đã xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng liên kết (chủ yếu là liên kết dọc) nếu tính trạng lợi nhuận không đảm bảo, khi mục tiêu lợi nhuận của NMCB hoặc cơ sở nuôi bị ảnh hưởng thì các bên sẵn sàng phá vỡ hợp đồng liên kết.
- Trong khi mục tiêu chính của liên kết theo khía cạnh sản xuất là nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất và kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường (Võ Nam Sơn và ctv., 2015)..
- Theo Hồ Quế Hậu (2015), mức độ liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi ích cũng như mức độ tin cậy lẫn nhau để có mô hình liên kết bền vững..
- Hình thức nuôi cá tra gia công cho NMCB đạt cao nhất về năng suất (517 tấn/ha/vụ), lợi nhuận (1,91 tỷ đồng/ha/vụ) và tỉ suất lợi nhuận (17,1%) trong các mô hình nuôi được khảo sát.
- Phân tích mô hình hồi qui binary logistic cho thấy có 4 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê tới mô hình liên kết bao gồm (X 9 ) trình độ học vấn của chủ cơ sở, (X 5 ) diện tích, (X 8 ) lợi nhuận và (X 7 ) giá thành.
- trong đó trình độ học vấn là quan trọng nhất đến quyết định thực hiện mô hình liên kết nuôi cá tra ở ĐBSCL..
- Trình độ học học vấn của chủ cơ sở nuôi có vai trò quan trọng nên cần giúp họ nhận thức được sự quan trọng, vai trò và ý nghĩa thực tiễn của mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá tra.
- Cần có chính sách mở rộng qui mô sản xuất thông qua các hình thức liên kết ngang (HTX) hoặc hợp tác giữa các người dân có ao liền kề nhau để mở rộng qui mô diện tích nhằm tăng lợi thế về qui mô sản xuất.
- Nhà nước cần có thêm các chính sách trong liên kết nhằm hướng tới ổn định giá thành sản xuất và chia sẻ lợi nhuận giữa các bên có liên quan trong toàn chuỗi sản xuất cũng như chia sẻ rủi ro để mô hình liên kết ổn định và phát triển lâu dài trong tương lai từ đó hình thành mô hình liên kết chặt chẽ hơn..
- Nghị định số: 98/2018/NĐ-CP, ngày 05 tháng 7 năm 2018 về “Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”..
- Mối quan hệ giữa chất lượng và sự bền vững trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân.
- Vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên kết trong nuôi cá tra tại Đồng Tháp..
- Hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tỉnh An Giang.
- Liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.
- Thực trạng nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) có liên kết và không liên kết ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính chủ yếu trong nuôi cá tra (Pangasianodon.
- Phân tích hiệu quả liên kết trong nuôi cá tra.
- So sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa hình thức nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) liên kết và không liên kết ở thành phố cần Thơ và Vĩnh Long.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi cá tra thâm canh:.
- Báo cáo Ngành hàng cá tra Việt Nam năm trang..
- Tổ chức sản xuất và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và thách thức trong phát triển bền vững