« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- 1 Khoa Kinh tế &.
- Nông hộ, chăn nuôi heo, rủi ro nông nghiệp, hiệu quả kinh tế.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt ở Thành phố Cần Thơ.
- Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 118 hộ chăn nuôi heo ở quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh ở Thành phố Cần Thơ.
- Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn hộ chăn nuôi heo gặp phải các nhóm rủi ro sản xuất, nhóm rủi ro thị trường và rủi ro tài chính.
- Các nhóm rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường đều tương quan nghịch với hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt cho nông hộ..
- Chăn nuôi là một trong ngành quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam.
- Ở Thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung, chăn nuôi heo là một hoạt động kinh tế lâu đời, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân khu vực nông thôn.
- Tuy nhiên, chăn nuôi heo cũng là ngành sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh, sự thay đổi các yếu tố đầu vào và biến động thị trường đầu ra,… Trong vài năm gần đây, với sự xuất hiện nhiều đại dịch.
- trong ngành chăn nuôi gia súc, có thể kể đến như lở mồm long móng hay heo tai xanh đã làm cho người chăn nuôi heo ở Thành phố Cần Thơ nhiều phen “khốn đốn”.
- (1985), người nông dân phải chịu nhiều loại rủi ro khác nhau, đó là rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro sản xuất,… Để hiểu rõ hơn về hiệu quả chăn nuôi heo thịt, cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt ở Thành phố Cần Thơ,.
- nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng rủi ro nông nghiệp của hộ chăn nuôi heo.
- (2) Đánh giá tác động của rủi ro nông nghiệp đến hiệu quả kinh tế của nông hộ.
- và (3) Đề xuất một số khuyến nghị giúp hộ chăn nuôi heo hạn chế rủi ro nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mô hình nghiên cứu.
- Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với 3 loại rủi ro (rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính) và các biến trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm chăn nuôi, qui mô chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật, các loại chi phí.
- Song song đó, một mô hình khác với sự thay đổi của 3 loại rủi ro thành biến tổng số rủi ro được thiết lập để đánh giá tác động của rủi ro nông nghiệp đến hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo thịt tại Thành phố Cần Thơ một cách đầy đủ nhất..
- Mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:.
- Mô hình 1: Đánh giá tác động của từng nhóm rủi ro đến hiệu quả kinh tế:.
- Mô hình 2: Đánh giá tác động của cấp độ rủi ro đến hiệu quả kinh tế:.
- Trong đó: TYSUATLOINHUAN là biến phụ thuộc đo lường tỷ suất lợi nhuận thực tế mà nông hộ đạt được trong 1 vụ nuôi, các biến độc lập bao gồm RUIROSANXUAT, RUIROTHITRUONG, RUIROTAICHINH, TONGRUIRO, HOCVAN,.
- Bảng 1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
- TONGRUIRO Số lần Nhận giá trị tương ứng với tổng số lần rủi ro mà nông hộ gặp phải trong một vụ (đợt) nuôi bao gồm tất cả các rủi ro thuộc về các nhóm: Rủi ro sản xuất.
- Rủi ro thị trường.
- Rủi ro tài chính..
- RRSANXUAT Số lần Nhận giá trị tương ứng nếu nông hộ gặp phải một hay nhiều rủi ro về điều kiện sản xuất bao gồm: Rủi ro do yếu tố thời tiết, thiên tai.
- Rủi ro về dịch bệnh.
- Rủi ro về giống.
- Nhận giá trị tương ứng nếu nông hộ gặp một hay nhiều rủi ro sau: Rủi ro do sự thay đổi giá mua các yếu tố đầu vào.
- Rủi ro do sự thay đổi giá bán đầu ra hay rủi ro do tình hình tiêu thụ sản phẩm thay đổi..
- RRTAICHINH Số lần Nhận giá trị tương ứng nếu nông hộ gặp một hay nhiều rủi ro thuộc về tài chính như thiếu vốn sản xuất, lãi suất vay vốn tăng.
- KINHNGHIEM Năm Số năm nông hộ tham gia nuôi heo tính đến thời điểm nghiên cứu + QUYMO Con Quy mô chăn nuôi của hộ, được đo lường bằng số lượng heo.
- 0 = Không Nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi.
- đồng/con Nhận giá trị tương ứng với số tiền nông hộ mua con giống trong.
- đồng/con Nhận giá trị tương ứng với số tiền nông hộ mua thức ăn trong 1.
- Nhận giá trị tương ứng với số tiền nông hộ mua con giống trong.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ chăn.
- nuôi heo thịt tại Thành phố Cần Thơ, với cỡ mẫu được chọn là 118.
- Theo số liệu từ Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, Cờ Cỏ, Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt là những địa phương có sản lượng và giá trị chăn nuôi heo thịt khá lớn so với các địa phương khác ở Thành phố Cần Thơ.
- Qui mô sản xuất và phương thức chăn nuôi cũng mang tính đặc trưng cho địa bàn nghiên cứu.
- Mặt khác, để đảm bảo nội dung trong phiếu điều tra phù hợp với địa bàn nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra sơ bộ 12 nông hộ để hiệu chỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp với thực tế..
- Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2012 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng rủi ro nông nghiệp của nông hộ chăn nuôi heo.
- (1997), khi sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với năm nhóm rủi ro chính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, nhóm rủi ro về giá và thị trường, nhóm rủi ro liên quan đến các chính sách.
- liên quan của Chính phủ, nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân, nhóm rủi ro liên quan đến yếu tố tài chính.
- Trong khi đó, nghiên cứu của James et al.
- (2004) một lần nữa đề cập đến các nhóm rủi ro liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp, rủi ro liên quan đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm và các chính sách nông nghiệp của Chính phủ.
- Thực tế nghiên cứu cho thấy, chăn nuôi heo chịu ảnh hưởng rất ít bởi nhóm rủi ro cá nhân đồng thời hộ chăn nuôi cũng không đánh giá được tác động của rủi ro thể chế.
- Vì thế, nhóm tác giả chỉ tập trung vào 3 nhóm rủi ro, đó là rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường và rủi ro tài chính để nghiên cứu..
- Kết quả phân tích thực trạng rủi ro sản xuất của nông hộ cho thấy, đối với nhóm rủi ro sản xuất, phần lớn các hộ chăn nuôi heo thường gặp phải rủi ro về thời tiết, dịch bệnh và giống, rất ít gặp rủi ro về nguồn nước.
- Rủi ro về giống là rủi ro mà các nông hộ gặp phải nhiều nhất.
- Cụ thể, có 44,9% hộ gặp phải rủi ro về giống, làm ảnh hưởng từ 2,3% đến 100% lợi nhuận của hộ.
- Bên cạnh đó, có 43,2% hộ gặp rủi ro dịch bệnh và có 39,8% hộ gặp rủi ro thời tiết.
- Tuy nhiên, nếu xét về mức độ tác động đến lợi nhuận thì rủi ro dịch bệnh có tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh tế của nông hộ với mức tác động trung bình là 28,53%, rủi ro về giống sẽ làm giảm 17,74% lợi nhuận của hộ.
- Đối với rủi ro do thời tiết, các hộ chăn nuôi heo đánh giá rủi ro này có thể tự chữa trị kịp thời bằng thuốc, hóa chất hoặc thuê cán bộ thú y, nên thiệt hại không đáng kể, trung bình khi gặp rủi ro này thì lợi nhuận sẽ bị giảm 5%..
- Bảng 3: Thực trạng rủi ro sản xuất của nông hộ.
- Loại rủi ro Cỡ mẫu Tỷ lệ.
- Rủi ro thời tiết .
- Rủi ro dịch bệnh .
- Rủi ro về giống .
- Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2012 Bảng 4: Thực trạng rủi ro thị trường của nông hộ.
- Kết quả khảo sát về rủi ro thị trường cho thấy, các hộ chăn nuôi heo thường gặp các rủi ro về giá con giống.
- Rủi ro về giá thức ăn xảy ra phổ biến nhất với 55,1% hộ gặp phải rủi ro dạng này, làm giảm 12,22% lợi nhuận của nông hộ.
- Giá bán sản phẩm là rủi ro có tác động lớn đối với sự sụt giảm của lợi nhuận, trung bình có đến 52,5% hộ gặp rủi ro này, làm ảnh hưởng giảm đến 26,45% lợi nhuận,.
- Rủi ro về giá con giống cũng tương đối phổ biến với 48,3% hộ gặp phải.
- Đối với rủi ro về thuốc hóa học, chỉ khoảng 13,60% hộ gặp rủi ro và tác động không đáng kể, mặc dù giá của các yếu tố này thường xuyên biến động nhưng tỷ trọng của chi phí này trong tổng chi phí tương đối nhỏ nên hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi lợi nhuận của hộ chăn nuôi.
- Cuối cùng, chỉ có 0,8% hộ gặp phải rủi ro do nhu cầu của thị trường thay đổi..
- Bảng 5: Thực trạng rủi ro tài chính của nông hộ.
- Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2012 Bên cạnh rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường, các yếu tố thuộc nhóm rủi ro tài chính cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi của hộ gia đình.
- Các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu thường gặp rủi ro do thiếu vốn đầu tư và rủi ro do lãi suất vay vốn tăng.
- Trong đó, phổ biến nhất là rủi ro do thiếu vốn sản xuất với 70,3% hộ, làm lợi nhuận của hộ bị ảnh hưởng ít nhất từ 0,35% đến nhiều nhất là 57,15%.
- Trong khi đó, chỉ 30,5% hộ gặp phải rủi ro do lãi suất vay vốn tăng.
- Tuy nhiên, mức độ tác động của hai loại rủi ro này đến hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi heo tương đối thấp hơn so với tác động từ rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường.
- Khi gặp rủi ro do thiếu vốn sản xuất, lợi nhuận của nông hộ sẽ bị giảm 6,1% và khi gặp rủi ro do lãi suất vay vốn tăng thì lợi nhuận bị giảm 6,03%..
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt.
- Hệ số R 2 hiệu chỉnh của 2 mô hình tương đương 84%, tức là các biến đưa vào 2 mô hình giải thích được 84% sự biến thiên hiệu quả kinh tế của nông hộ.
- Điều này cho thấy, không đủ cơ sở thống kê để kết luận rằng qui mô sản xuất (số lượng heo nuôi trong 1 vụ), kinh nghiệm chăn nuôi và số rủi ro tài chính có ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi heo.
- Điều này cho thấy, nếu số rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường xuất hiện càng nhiều thì hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo sẽ càng giảm.
- Bên cạnh đó, các yếu tố thành phần trong chi phí chăn nuôi của nông hộ (giống, thức ăn, thuốc) cũng ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả kinh tế.
- Ngoài ra, các biến liên quan đến đặc điểm cá nhân của nông hộ cũng tác động đến hiệu quả kinh tế của nông hộ.
- Cụ thể, biến HOCVAN có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%, tức là hộ chăn nuôi có trình độ học vấn càng cao thì hiệu quả đạt được càng tăng.
- Song song đó, biến TAPHUAN cũng có hệ số tác động dương, từ đó cho thấy, việc tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo.
- Cũng theo kết quả phân tích, biến TONGRUIRO mang hệ số âm với mức ý nghĩa 1%, đúng như dấu kỳ vọng ban đầu, từ đó cho thấy tổng số rủi ro hộ chăn nuôi gặp phải tương quan nghịch với hiệu quả kinh tế của nông hộ.
- Hay nói cách khác, nếu hộ chăn nuôi gặp phải cùng lúc nhiều loại rủi ro thuộc các nhóm rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường thì hiệu quả kinh tế sẽ càng giảm..
- Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt.
- Nhìn chung, phần lớn hộ chăn nuôi heo gặp phải các nhóm rủi ro sản xuất, nhóm rủi ro thị trường và rủi ro tài chính.
- Trong đó, rủi ro về dịch bệnh và rủi ro về giá bán sản phẩm có tác động lớn nhất đến sự sụt giảm hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo thịt ở Thành phố Cần Thơ.
- Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế của hộ nuôi heo thịt có mối liên hệ với các yếu tố về chi phí (chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc), rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường.
- Nếu như giá cả các yếu tố đầu vào và các loại chi phí ngày càng tăng thì hiệu quả kinh tế của hộ nuôi heo thịt sẽ càng giảm.
- Bên cạnh đó, tần suất rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường xuất hiện càng nhiều sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ.
- Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị góp phần hạn chế rủi ro nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi heo thịt như sau: (i) Ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh các chương trình tập huấn, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi cho nông hộ, giúp nông hộ quản lý tốt chi phí và nguồn lực đầu vào.
- (ii) Ngành nông nghiệp và nông hộ cần tăng cường khả năng dự báo thời tiết, dịch bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của rủi ro sản xuất, đảm bảo hiệu quản chăn nuôi cho nông hộ.
- (iii) Để hạn chế rủi ro thị trường, nông hộ cần cập nhật thông tin thị trường thường xuyên hơn, chủ động tìm nguồn thu mua sản phẩm đầu ra ổn định thông qua các hợp đồng tiêu thụ.
- (iv) Vấn đề then chốt là nông hộ cần nâng cao khả năng “tự phòng vệ”.
- trước những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thông qua các chương trình tập huấn, tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã..
- Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Rủi ro biến động giá cả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp