« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/jvn.2017.048 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NÔNG DÂN TRỒNG LÚA TỈNH SÓC TRĂNG.
- Biến đổi khí hậu, nguồn thông tin, nhận thức, nông dân trồng lúa, tỉnh Sóc Trăng.
- Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu nhận thức của nông dân trồng lúa và vai trò của nguồn thông tin trong việc hình thành nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn, ở tỉnh Sóc Trăng – một trong những tỉnh ven biển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn thương bởi tình trạng BĐKH và nước biển dâng.
- Dữ liệu được thu thập thông qua điều tra khảo sát 125 hộ nông dân trồng lúa tại huyện Long Phú và Trần Đề tỉnh Sóc Trăng trong vụ lúa năm .
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân trồng lúa ở hai huyện này ngày càng có nhận thức cao về BĐKH, đặc biệt là nhận thức rõ rệt về thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và hiện tượng thời tiết cực đoan như tình hình xâm nhập mặn với tỷ lệ chiếm và 54,4% trong tổng số hộ được khảo sát.
- Bên cạnh đó, các nguồn thông tin mà người dân tiếp cận thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình tập huấn khuyến nông của địa phương và công ty vật tư nông nghiệp, và các mối quan hệ xã hội thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức của nông dân về BĐKH cũng như các tác động của nó lên sản xuất lúa ở địa phương..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng.
- Theo nghiên cứu của Ban và Hawkins (2000), nhận thức về BĐKH được định nghĩa như một quá trình tiếp nhận thông tin về các rủi ro, các vấn đề về môi trường và sau đó chuyển tiếp thành nhận thức.
- Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ có nhận thức khác nhau về cùng một tình huống hoặc hiện tượng bằng cách tiếp nhận các nguồn thông tin giống hoặc khác nhau (Osberghaus et al., 2010).
- Nhận thức về BĐKH và các ảnh hưởng tiêu cực của nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành động lực cho hành vi ra quyết định đối với các giải pháp thích ứng (Pelling và High, 2005.
- Trước đây đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức đối với BĐKH cũng như mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi thích ứng ở các quốc gia châu Phi (Maddison, 2007.
- (2010), việc tiếp nhận thông tin sẽ làm tăng mức độ nhận thức về sự khắc nghiệt và tổn thương của các rủi ro về BĐKH và nhận thức của các cá nhân sẽ trở nên cao hơn so với các cá nhân không tiếp nhận được thông tin nào.
- Hơn nữa, các nguồn thông tin càng chính xác và cụ thể đến từng cá nhân sẽ có hiệu quả hơn trong quá trình nhận thức và thực hiện các giải pháp thích ứng (Klein et al., 1999).
- Do đó, mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin mà người nông dân tiếp nhận được đến nhận thức về BĐKH, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn nghiên cứu..
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định vai trò của việc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông và vị trí (so với sông, kênh chính) của các ruộng lúa đến nhận thức của nông dân.
- Việc tìm hiểu nhận thức của người nông dân về BĐKH, đặc biệt là tình hình xâm nhập mặn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức là cần thiết cho việc giải thích và nghiên cứu về các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân sau này..
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn sâu trực tiếp bằng bảng hỏi 125 hộ nông dân trồng lúa tại 4 xã của huyện Long Phú (65 hộ) và 3 xã ở huyện Trần Đề (60 hộ) (Bảng 1) và cán bộ Phòng Nông nghiệp, Khuyến nông hai huyện nói trên (8 cán bộ).
- Còn đối với hộ nông dân trồng lúa, các thông tin được điều tra chủ yếu thông qua bảng câu hỏi cấu trúc bao gồm 4 phần chính: về các đặc.
- điểm hộ, nhận thức về BĐKH trong 10 năm qua, những dự định và giải pháp thích ứng mà hộ quyết định thực hiện để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất lúa..
- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu được thu thập sẽ được tiến hành tổng hợp và phân tích thành các giá trị được tính theo phần trăm, trung bình để mô tả thực trạng nhận thức về tình hình BĐKH trong 10 năm qua của nông dân trồng lúa ở hai huyện Long Phú và Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng..
- Cụ thể, mô hình trong nghiên cứu này xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về.
- BĐKH của nông dân.
- Trong đó, biến Y được định nghĩa là nhận thức của nông dân về BĐKH, nhận hai giá trị (Y=1: Có nhận thấy thay đổi, Y=0: Không nhận thấy thay đổi).
- Còn X i được xem là một nhóm các biến giải thích bao gồm các yếu tố kinh tế xã hội như giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tham gia tập huấn khuyến nông, vị trí của ruộng lúa và số nguồn thông tin mà nông dân tiếp cận (Bảng 2).
- Bảng 2: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy logit nhị thức về nhận thức BĐKH.
- chuẩn Mô tả biến Nhận thức về xâm.
- =1: Nhận thấy xâm nhập mặn có xu hướng tăng hay thay đổi thất thường trong thời gian 10 năm qua.
- =0: Nhận thấy xâm nhập mặn không thay đổi gì trong thời gian 10 năm qua.
- Nhận thức về thay.
- =1: Nhận thấy nhiệt độ có xu hướng tăng, giảm hay thay đổi thất thường trong thời gian 10 năm qua.
- =0: Nhận thấy nhiệt độ không thay đổi gì trong thời gian 10 năm qua.
- Nhận thức về hiện tượng cực đoan về.
- =1: Nhận thấy lượng mưa có xu hướng tăng, giảm hay thay đổi thất thường trong thời gian 10 năm qua.
- =0: Nhận thấy lượng mưa không thay đổi gì trong thời gian 10 năm qua.
- Số nguồn thông tin.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 BĐKH và nhận thức của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng.
- Theo kết quả điều tra, có khoảng 21,6% tổng số hộ nông dân trồng lúa không nhận thấy về tình hình BĐKH ở khu vực này thông qua câu trả lời.
- tổng số hộ có nghe về BĐKH và nhận thấy có sự thay đổi về các yếu tố thời tiết xung quanh với nhiều mức độ thay đổi khác nhau (Bảng 3)..
- Cụ thể, 72,8% tổng số hộ trên địa bàn nghiên cứu đã quan sát và nhận thấy một số thay đổi thất thường về nhiệt độ theo nhiều cách khác nhau (Bảng 3).
- Sự nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi.
- Về lượng mưa, người dân cũng nhận thấy sự thay đổi đáng kể về lượng mưa và số lần xuất hiện trong mùa mưa (chiếm 81,6% tổng số hộ khảo sát) (Bảng 3).
- Sự nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi lượng mưa cũng tương ứng với dữ liệu thời tiết được thu thập từ Đài Khí tượng Thủy văn Đông Nam Bộ (2015) về lượng mưa trung bình hàng tháng ở tỉnh Sóc Trăng năm Hình 2).
- Nó có tác động đáng kể đến sản xuất cây trồng cũng như sinh kế của nông dân trồng lúa..
- Có đến 54,4% tổng số hộ khảo sát nhận thấy tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng và thay đổi thất thường (Bảng 3).
- Bảng 3: Nhận thức của nông dân trồng lúa ở hai huyện Long Phú và Trần Đề về các thay đổi.
- Mục Thay đổi các yếu tố khí hậu Số hộ Tỷ lệ.
- Nhiệt độ thay đổi thất thường 44 35,20.
- Nhiệt độ không thay đổi 34 27,20.
- Lượng mưa.
- Lượng mưa thay đổi thất thường 30 24,00.
- Lượng mưa không thay đổi 23 18,40.
- Xâm nhập mặn thất thường 25 20,00.
- Xâm nhập mặn không thay đổi 57 45,60.
- Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Long Phú, 2015 Bên cạnh đó, người nông dân cũng nhận thấy rõ một số ảnh hưởng tiêu cực của sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và xâm nhập mặn đến việc sản xuất lúa và có một số giải pháp thích ứng tạm thời để đối phó với các ảnh hưởng này (Bảng 5).
- Nhìn chung, nhận thức của người nông dân về sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa và xâm nhập mặn cũng tương đồng với nhận thức của các cán bộ nông nghiệp ở địa phương.
- Các cán bộ địa phương (8 cán bộ) đều nhận thức về BĐKH và các tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa.
- Theo kết quả điều tra, 93 hộ nông dân trồng lúa (chiếm 74% tổng số hộ khảo sát) đã tiến hành áp dụng các biện pháp thích ứng để đối phó với BĐKH, liên quan đến xâm nhập mặn ở địa phương như (1) chuyển đổi giống lúa, (2) thay đổi lượng phân bón và thuốc hóa học, (3) thay đổi chế độ tưới tiêu, (4) giảm diện tích trồng lúa, (5) đa dạng mô hình canh tác và (6) đặc biệt một số hộ chuyển sang kinh doanh nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập để giảm thiểu những rủi ro do BĐKH gây ra.
- Cụ thể, các giải pháp thích ứng liên quan đến điều chỉnh lượng phân bón và thuốc hóa học mà người nông dân đang thực hiện để đối phó với tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước tưới trong vụ mùa khô được tiếp nhận chủ yếu từ các lớp tập huấn khuyến nông ở địa phương hay và công ty vật tư nông nghiệp (như công ty thuốc và phân bón)..
- Bảng 5: Nhận thức của nông dân về các tác động của BĐKH lên sản xuất lúa và các giải pháp thích ứng.
- thay đổi Các tác động lên nông nghiệp Các giải pháp thích ứng nông hộ đang áp dụng.
- Thay đổi lượng phân bón (bón nhiều phân hơn để giữ ẩm cho lá và đất).
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH.
- Kết quả phân tích của mô hình hồi quy nhị thức về nhận thức BĐKH được trình bày trong Bảng 6..
- Tuy nhiên, mô hình này không phải là mô hình tuyến tính nên giá trị các hệ số ước lượng không phải là giá trị tác động biên, thay vào đó mô hình sẽ chỉ ra xu hướng tác động của các biến đến mức độ nhận thức về BĐKH, cụ thể về tình hình thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và tình trạng xâm nhập mặn của người nông dân trồng lúa.
- Giá trị Pseudo R 2 trong mô hình nhận thức về thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và tình trạng xâm nhập mặn lần lượt là và 0,4096.
- Cụ thể, Pseudo R trong mô hình hồi quy logit nhị thức về nhận thức thay đổi nhiệt độ có nghĩa là 50,38% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.
- Hệ số ước lượng của biến trình độ học vấn trong mô hình có giá trị dương (hay e β có giá trị lớn hơn 1), điều đó có nghĩa là nông dân trồng lúa có xu hướng nhận thức về các biến đổi khí hậu, đặc biệt là lượng mưa và tình trạng xâm nhập mặn khi họ có trình độ học.
- Cụ thể, mỗi năm tăng lên trong tổng số năm đi học của nông dân sẽ làm tăng tỉ lệ odds nhận thức về xâm nhập mặn và nhận thức về thay đổi lượng mưa tương ứng 1,28 lần và 1,36 lần.
- Về kinh nghiệm, hệ số ước lượng trong mô hình nhận thức về thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và xâm nhập mặn đều có giá trị dương, điều đó có nghĩa nông dân có kinh nghiệm canh tác lúa càng nhiều thì họ có nhận thức cao hơn với những sự thay đổi về các điều kiện thời tiết.
- Tuy nhiên, các tỉ số odds này gần bằng 1 (1,047 và 1,046) chứng tỏ biến kinh nghiệm có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến nhận thức của người nông dân về các thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa..
- Vị trí của ruộng lúa cũng có tác động đến nhận thức của người nông dân về các thay đổi, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn.
- Cụ thể, biến vị trí của ruộng lúa D1 (gần các cửa sông lớn và các kênh thủy lợi chính) có ý nghĩa thống kê cao trong mô hình nhận thức thay đổi về xâm nhập mặn.
- Do đó, tỉ số odds của nhận thức về tình trạng xâm nhập mặn của nhóm nông hộ có ruộng lúa gần các cửa sông lớn và các kênh thủy lợi chính cao hơn so với các nhóm nông hộ có ruộng lúa nằm ở vị trí xa 12 lần (e β = 12,6)..
- sâu trong nội đồng (D2=0) đều không nhận thấy các thay đổi về tình trạng xâm nhập mặn..
- Ngoài ra, nguồn thông tin mà người dân tiếp cận đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức sự thay đổi của các điều kiện khí hậu.
- Theo kết quả của mô hình phân tích (Bảng 5), số nguồn thông tin mà người nông dân trồng lúa trên địa bàn tiếp cận thực sự có ảnh hưởng tích cực đến mức độ nhận thức về nhiệt độ, lượng mưa và tình trạng xâm nhập mặn bởi vì các hệ số của nguồn thông tin đều dương và có ý nghĩa thống kê cao.
- Điều này có nghĩa với việc tiếp cận càng nhiều nguồn thông tin, nông dân càng có nhận thức cao hơn về sự thay đổi của khí hậu cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến canh tác lúa.
- Cụ thể, khi số nguồn thông tin mà người nông dân trồng lúa tăng thêm 1 đơn vị (kênh thông tin) thì sẽ làm tăng tỉ số odds nhận thức các thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và xâm nhập mặn tương ứng là 3 lần, 4 lần và.
- Như vậy, nguồn thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức của nông dân về BĐKH đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn..
- Theo số liệu điều tra, nguồn thông tin mà người nông dân tiếp cận và hình thành nên nhận thức của họ đối với vấn đề BĐKH bao gồm ba nguồn thông tin chính được thu thập được từ (1) các phương tiện truyền thông (tivi, radio – đài truyền thanh của xã, báo chí, internet), (2) từ các chương trình khuyến nông hay tập huấn nông nghiệp, và (3) từ các mối quan hệ trong xã hội (bao gồm từ bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp đến các cán bộ nông nghiệp và khuyến nông ở xã, huyện, tỉnh).
- Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy nhị thức về mức độ nhận thức đối với BĐKH, cụ thể thay đổi về nhiệt dộ, lượng mưa và xâm nhập mặn.
- Nhận thức về thay đổi.
- nhiệt độ Nhận thức về thay đổi.
- lượng mưa Nhận thức về thay đổi xâm nhập mặn Hệ số Odds.
- Trong mô hình hồi quy, biến tham gia vào các lớp tập huấn khuyến nông của nông dân có ý nghĩa thống kê cao.
- Các hệ số hồi quy trong ba mô hình hồi quy này đều có giá trị dương, điều này có nghĩa là những người có tham gia các lớp tập huấn khuyến nông do địa phương hay các công ty vật tư nông nghiệp (phân bón) tổ chức thì có nhận thức về các thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa và tình trạng xâm nhập mặn so với nhóm không tham gia bất kỳ.
- trong tổng số nguồn thông tin mà nông dân tiếp cận (Bảng 7).
- Nông dân thường được hướng dẫn kỹ hơn từ các buổi tập huấn khuyến nông do địa phương hay công ty vật tư nông nghiệp tổ chức, cũng như được trao đổi trực tiếp với các cán bộ khuyến nông/hướng dẫn của địa phương, từ đó hình thành nên nhận thức tốt hơn về BĐKH và các ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp..
- Bảng 7: Nguồn thông tin nông dân tiếp cận.
- Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các hộ nông dân trồng lúa ở hai huyện Long Phú và Trần Đề tỉnh Sóc Trăng có nhận thức cao về vấn đề BĐKH, liên quan đến thay đổi nhiệt độ, mưa và tình hình xâm nhập mặn tương ứng với tỷ lệ và 54,4% tổng số hộ khảo sát..
- Mô hình hồi quy logit nhị thức được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của nông dân về BĐKH liên quan đến các thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và tình trạng xâm nhập mặn.
- Trong đó, các yếu tố về đặc điểm của nông hộ như trình độ học vấn và kinh nghiệm có ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của nông dân về BĐKH.
- Đặc biệt, vị trí của ruộng lúa đến nguồn nước có tác động đáng kể đến nhận thức của người nông dân trồng lúa về tình trạng xâm nhập mặn.
- Ngoài ra, các nguồn thông tin mà người nông dân tiếp cận thông qua các phương tiện truyền thông, các mối quan hệ xã hội và đặc biệt là các chương trình tập huấn khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, kiến thức và hình thành nên nhận thức về BĐKH và các tác động của nó, các kỹ thuật canh tác nông nghiệp cũng như các giải pháp thích ứng để đối phó.
- Kết quả của mô hình hồi quy chỉ ra rằng người nông dân tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn sẽ có nhận thức cao hơn về những thay đổi và tác động của BĐKH.
- Do đó, việc nâng cao nhận thức của nông dân dựa vào các yếu tố ảnh hưởng quan trọng này là một trong những bước quan trọng để giúp tăng cường nhận thức về lợi ích của các giải pháp thích ứng và tạo động lực để đưa ra hành vi quyết định thực hiện nhằm bảo đảm sinh kế và sản xuất nông nghiệp bền vững.
- này đưa ra đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các tác động tiêu cực của BĐKH là khuyến khích mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng cường các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông về BĐKH và các giải pháp thích ứng phù hợp với đặc điểm của địa phương, cũng như đảm bảo chất lượng thông tin truyền đạt thông tin đến người nông dân..
- Nhận thức rủi ro là một khái niệm khá phức tạp.
- Nghiên cứu này chỉ góp phần hiểu rõ các yếu tố tác động đến nhận thức rủi ro, cụ thể nhận thức về BĐKH bằng việc sử dụng các phương pháp định lượng.
- Do đó, để hiểu rõ về nhận thức rủi ro các nghiên cứu sau này cần có các phương pháp phân tích sâu để tìm hiểu xem quá trình nhận thức được diễn ra như thế nào và làm thế nào để đánh giá các mức độ của nhận thức thực sự về BĐKH.