« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở KIÊN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
- Lợi nhuận của DN càng lớn sẽ tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn để đầu tư.
- Do bị giới hạn về vốn tự có, đầu tư của các DNNQD lại phụ thuộc vào số tiền vay được từ các ngân hàng thương mại.
- Bên cạnh đó, đầu tư của các DNNQD cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu trong quá khứ.
- Quy mô của DN cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN.
- Các DN có quy mô lớn hơn lại có tốc độ đầu tư mở rộng quy mô chậm hơn.
- Ngoài ra, khả năng mở rộng mặt bằng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đầu tư.
- Những DN có khả năng mở rộng mặt bằng cao lại đầu tư ít hơn những DN khác do họ có kiếm được lợi nhuận từ việc đầu cơ đất đai nên không cần đầu tư mở rộng quy mô..
- Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Bài viết này có mục tiêu tổng quát là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DNNQD ở Kiên Giang để đưa ra giải pháp khuyến khích đầu tư của các DN này.
- Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi xác định các mục tiêu cụ thể của đề tài là: i) Mô tả thực trạng của các DNNQD ở Kiên Giang.
- ii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các DNNQD ở Kiên Giang.
- và iii) Đưa ra các giải pháp khuyến khích đầu tư đối với các DN này.
- Các số liệu này được đưa vào một mô hình hồi quy giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đầu tư của các DNNQD.
- 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP.
- Một DN có thể tài trợ cho các dự án đầu tư của mình bằng vốn tự có hay vốn vay..
- Vì thế, các DN phải sử dụng vốn tự có hay lợi nhuận tích lũy để tài trợ cho đầu tư..
- Tác động của sự không hoàn thiện của hệ thống tài chính – tín dụng đến đầu tư của các DN ở các nước đang phát triển thường được kiểm chứng qua mô hình sau:.
- Theo Eisner (1960), tốc độ tăng trưởng doanh số hiện tại và quá khứ sẽ ảnh hưởng đến đầu tư.
- Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy rằng nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DN.
- Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này, các nhà nghiên cứu chỉ đơn giản thêm chúng vào mô hình được trình bày ở trên.
- Trong phạm vi của đề tài này, nhóm nghiên cứu bổ sung thêm vào mô hình (1) các biến số như trình độ văn hoá và chuyên môn của người quản lý, tỷ số giữa số tiền mà DN vay với giá trị của TSCĐ, giá trị của TSCĐ, .v.v…, để kiểm chứng và đo lường tác động của các yếu tố này đến đầu tư của DN..
- 3 HIỆN TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở KIÊN GIANG.
- Hiện trạng của các DNNQD được trình bày trong phần này chủ yếu dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được từ cuộc điều tra tại Kiên Giang vào đầu năm 2005.
- Thông tin của các DN được trình bày dưới đây..
- 3.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp.
- Điều này có thể phản ánh sự cải thiện đáng kể môi trường đầu tư của tỉnh từ sau năm 2000, sau khi Luật DN được bổ sung và sửa đổi..
- Số vốn trung bình này tương đối nhỏ so với mức trung bình của các DN ở ĐBSCL (4,65 tỷ.
- Trong năm 2004, giá nguyên liệu, xăng dầu tăng cao làm cho chi phí sản xuất của các ngành tăng cao hơn mức tăng doanh thu nên lợi nhuận của phần lớn các DN trong năm 2004 giảm so với năm 2003.
- Các DN xây dựng và chế biến thực phẩm là những DN có hiệu quả nhất do có tỷ suất lợi nhuận cao nhất..
- Nguyên nhân khách quan có thể là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sự khan hiếm nguồn nguyên liệu và sự kém ưu đãi của các chính sách thu hút đầu tư.
- 3.2 Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Điều này dẫn đến những tác động khác nhau đối với đầu tư của DN.
- Một mặt, nó kích thích một số DN gia tăng đầu tư để cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng mặt khác nó lại làm nản lòng những DN khác, dẫn đến việc rút vốn đầu tư để tránh rủi ro mất vốn..
- Xét về sự sẵn có của các yếu tố đầu vào, phần lớn các DN có thể được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lao động, nguyên liệu, điện, nước, dịch vụ viễn thông nhưng lại gặp khó khăn về mặt bằng.
- Về các yếu tố đầu vào thuộc về cơ sở hạ tầng như điện, nước, hệ thống giao thông, dịch vụ viễn thông, những yếu tố này đã được địa phương đầu tư nâng cấp đáng kể trong thời gian gần đây nên các DN đã được cung ứng tương đối đầy đủ.
- Chất lượng cung ứng các dịch vụ này tại một số huyện/thị có mật độ DN cao như Châu Thành và Kiên Lương lại không tương xứng với tốc độ phát triển của các DN..
- Các DN tại Kiên Giang thường gặp khó khăn về việc mở rộng mặt bằng.
- Xét về mối quan hệ giữa DN và các cơ quan nhà nước, có gần 1/3 số DN không hài lòng với công việc của các cán bộ nhà nước ở các cơ quan có liên quan đến hoạt động của họ, nhất là cơ quan thuế.
- Tham nhũng có thể làm tổn hại đáng kể môi trường đầu tư của tỉnh..
- 3.3 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp.
- Trong năm 2004, có trên 90% số DN được khảo sát có hoạt động đầu tư để mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ.
- Giá trị đầu tư trung bình của mỗi DN là khoảng 1 tỷ đồng.
- Các DN trong ngành chế biến thực phẩm có giá trị đầu tư lớn nhất, trên 2,5 tỷ đồng.
- Các DN trong nhóm ngành dịch vụ có lượng đầu tư trung bình lớn nhất, trong khi những DN thương mại có lượng đầu tư trung bình thấp nhất.
- Có trên 80% số DN được khảo sát dự kiến sẽ đầu tư trong năm 2005 và lượng đầu tư trung bình của mỗi DN có thể cao hơn năm 2004.
- Kết quả này cho thấy một tương lai khá sáng sủa cho sự phát triển của các DNNQD ở Kiên Giang..
- Tuy nhiên, số DN dự kiến đầu tư không dàn trải đều ở các ngành.
- Tỷ trọng số DN trong ngành xay xát, chế biến thực phẩm, khai thác thủy sản, thương mại, nhà hàng – khách sạn quyết định không đầu tư mới hay giảm đầu tư trong năm 2005 nhiều nhất trong các ngành.
- Lượng đầu tư (triệu đồng) Năm 2005 Năm 2004.
- Biểu đồ 2: Đầu tư theo ngành của các doanh nghiệp trong năm 2004 và dự kiến năm 2005.
- lượng vốn đầu tư được lấy từ nguồn này.
- Phần lớn các DN có quy mô nhỏ chỉ dựa vào nguồn vốn này để đầu tư do họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các ngân hàng và cũng do họ e ngại việc vay tiền sẽ làm họ gánh nợ.
- Do vậy, vốn tự có là nguồn vốn quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động đầu tư của các DNNQD.
- Trong năm 2004, các NHTMQD đã cung ứng tín dụng cho hơn 1/3 số DN được khảo sát và lượng vốn từ các ngân hàng này chiếm khoảng 20% tổng lượng đầu tư của các DNNQD.
- Bảng 2: Cấu trúc nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong năm 2004.
- 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở KIÊN GIANG.
- Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đầu tư của các DNNQD ở Kiên Giang dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính như trình đã trình bày trong phần 2.
- Biến số này được đo lường bằng giá trị đầu tư năm 2004 chia cho giá trị TSCĐ của DN trong năm này và nhân với 100% để biểu diễn tỷ lệ phần trăm của lượng đầu tư so với giá trị TSCĐ.
- Các biến số này được chia cho giá trị của TSCĐ để loại bỏ tác động của quy mô lên giá trị tuyệt đối của lượng đầu tư và qua đó tránh hiện tượng phương sai sai số thay đổi 1 làm cho việc ước lượng kém hiệu quả.
- Các biến NGLIEU, MBANG, SNHUONG, CTRANH, CQCQUYEN, CSACH là các biến số xếp hạng, biểu thị nhận định của DN về các mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư về các khía cạnh cần nghiên cứu.
- SXUAT và DVU là hai biến giả (dummy) dùng để kiểm nghiệm sự khác biệt trong quyết định đầu tư của các DN trong các lĩnh vực khác nhau.
- Các hệ số của các biến số trong mô hình này được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
- Như kỳ vọng, hệ số ước lượng của các biến số DTHU, LNHUAN t-1 và VAY có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Kết quả này cho thấy lượng đầu tư của các DN đồng biến với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận thu được trong các năm trước và lượng vay trong năm.
- Như chúng ta đã biết, sự biến động của doanh thu, xuất phát từ môi trường kinh doanh và từ các yếu tố nội tại của bản thân DN như chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý, .v.v… có ảnh hưởng thuận đến đầu tư của các DN được khảo sát.
- Điều này có nghĩa là nếu doanh thu của DN tăng thì tỷ lệ đầu tư trên giá trị TSCĐ của DN sẽ tăng.
- Tương tự, lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của DN nên việc thu được lợi nhuận trong các năm qua sẽ thúc đẩy DN đầu tư để mở rộng quy mô nhằm gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
- Do các DN bị hạn chế tín dụng nên nguồn vốn dành cho đầu tư phụ thuộc vào vốn tự có.
- Lợi nhuận sẽ là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho lượng vốn sẵn có và làm tăng khả năng đầu tư của DN.
- Kết quả này cho thấy mức độ ảnh hưởng của số tiền vay được đối với đầu tư của DN là rất lớn.
- Do vậy, họ phải dựa chủ yếu vào vốn tự có để đầu tư mà nguồn vốn này thường rất hạn chế..
- Vốn vay từ ngân hàng sẽ làm tăng nguồn vốn cho đầu tư của DN..
- Số liệu trong Bảng 3 cũng cho thấy rằng hệ số của các biến số TSCD và MBANG có hệ số âm (-0,0008 và -14,855) và có ý nghĩa ở mức 1% và 5%.
- Kết quả này ngụ ý rằng các DN có quy mô càng lớn thì lại có tỷ lệ đầu tư trên TSCĐ ít hơn.
- Như vậy, khi quy mô của DN tăng đến một mức độ nhất định, tốc độ đầu tư để mở rộng quy mô dựa trên quy mô hiện tại sẽ trở nên chậm chạp hơn so với khi quy mô còn nhỏ.
- Tương tự, các DN càng dễ mở rộng mặt bằng lại có xu hướng đầu tư ít đi.
- Kết quả thú vị này cho thấy các DN đầu cơ đất đai chủ yếu để sang nhượng lại kiếm lợi nhuận mà không dành để mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai..
- tố như sự sẵn có của các yếu tố đầu vào, trình độ học vấn của chủ DN, tình hình cạnh tranh, sự khuyến khích của các chính sách Nhà nước không có ảnh hưởng đến lượng đầu tư của các DNNQD ở Kiên Giang.
- Tuy nhiên, trên thực tế, việc kinh doanh những ngành nghề truyền thống, đơn giản không đòi hỏi các DNNQD ở Kiên Giang quan tâm nhiều đến các yếu tố vừa nêu khi ra quyết định đầu tư của mình..
- Biến phụ thuộc: DTU – tỷ lệ giữa giá trị đầu tư và TSCĐ năm 2004 Ghi chú.
- Các hệ số của các biến số giả, DVU và SXUAT, đều có không có ý nghĩa thống kê..
- Kết quả này cho thấy trong những điều kiện như nhau về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, quy mô, .v.v…, lượng đầu tư trên TSCĐ của các DN trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ không có sự khác biệt đáng kể..
- Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng đầu tư của các DNNQD phụ thuộc rất lớn vào vốn tự có.
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy đầu tư của các DNNQD cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận thu được của DN.
- Vì vậy, tạo một môi trường kinh doanh tốt cho các DN là một điều quan trọng.
- Số tiền vay được từ các NHTM cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN.
- Các DNNQD ở Kiên Giang có gặp khó khăn trong việc vay vốn và số tiền vay được từ các NH đóng vai trò quan trọng đối với quyết định đầu tư của các DN.
- Bên cạnh đó, các DN có quy mô lớn hơn lại có xu hướng đầu tư ít hơn.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là khả năng quản lý của các DN có.
- giới hạn nên họ ngại đầu tư mở rộng DN cùng với sự e ngại gặp phải rủi ro trong kinh doanh.
- Khả năng mở rộng mặt bằng của DN lại là yếu tố hạn chế đầu tư của DN.
- Các DN có khả năng mở rộng mặt bằng cao thường có xu hướng đầu cơ đất đai để hưởng lợi từ việc tăng giá nên họ ít quan tâm đến việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Các yếu tố khác như sự sẵn có của nguyên liệu đầu vào, trình độ học vấn và chuyên môn của người quản lý DN hay những chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của chính quyền lại không có tác động rõ rệt đến đầu tư của các DNNQD.
- Nhìn chung, các DNNQD có thể lựa chọn những ngành nghề và quy mô phù hợp với trình độ và kinh nghiệm quản lý của mình nên trình độ học vấn và chuyên môn không ảnh hưởng nhiều đến đầu tư của DN..
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm góp phần kích thích đầu tư của các DNNQD ở Kiên Giang như sau:.
- iv) Việc hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai cũng sẽ góp phần làm tăng đầu tư của DN.
- v) các cơ quan hữu quan có thể kết hợp với các cơ sở đào tạo cần tổ chức các loại hình đào tạo để nâng cao trình độ quản lý cho DN để kích thích đầu tư của DN và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- iii) Nâng cao năng lực hoạt động của các NHTMCP và các quỹ tín dụng.
- iv) Tăng lượng vốn đầu tư cho các DNNQD từ các NHTMQD, đặc biệt là vốn trung hạn và dài hạn