« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Nông nghiệp Cần Thơ, tăng trưởng, hồi quy Cobb – Douglas.
- Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn .
- Kiểm định Chow cũng được sử dụng để xem xét việc chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang năm 2004 có ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp không.
- Kết quả hồi quy hàm sản xuất Cobb – Douglas cho thấy tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ chủ yếu dựa vào gia tăng vốn vật chất đầu tư vào nông nghiệp, mở rộng diện tích đất canh tác do thuỷ lợi và công nghệ.
- Vốn vật chất đóng vai trò quan trọng nhất đến tăng trưởng giá trị sản lượng đầu ra ở mức 40,51%, TFP đóng góp 33,28%..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ.
- Lý thuyết cho đến thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn của lĩnh vực nông nghiệp đối với nền kinh tế, rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng lĩnh vực nông.
- nghiệp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ (Koo and Lou, 1997.
- Meijerink and Pim, 2007), giữa tăng trưởng nông nghiệp và đa dạng thu nhập cho nông hộ, giảm nghèo đói (World Bank, 2008.
- Đạt được thành công đó chủ yếu là do sự đóng góp của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
- Trong sự đóng góp đó không thể phủ nhận vai trò to lớn của nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là trong hoạt động sản xuất lúa, thuỷ sản và cây ăn trái.
- Mặc dù có những thành công nhất định nhưng tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, tăng trưởng vẫn chủ yếu theo chiều rộng - dựa vào sự gia tăng đầu tư về vốn.
- Với lợi thế và vai trò trong phát triển kinh tế nói chung và ngành kinh tế nông nghiệp nói riêng, thành phố Cần Thơ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ĐBSCL.
- Tuy nhiên cho đến thời điểm này, có rất ít các nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL cũng như thành phố Cần Thơ.
- Để phát huy hết lợi thế của ĐBSCL nói chung trong sản xuất nông nghiệp và vị trí trung tâm về kinh tế của thành phố Cần Thơ nói riêng cũng như hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của các vấn đề về quản lý, chính sách, những điều kiện tự nhiên bất lợi thì cần phải hiểu được nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.
- Vì vậy tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ được chọn làm vấn đề nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tăng trưởng cũng như nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn từ đó làm cơ sở cho những hàm ý chính sách cho tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ trong thời gian tới..
- Tăng trưởng kinh tế là một đề tài được sự quan tâm của rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng từ rất sớm cho đến nay.
- Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế nghiên cứu và công bố trong các tác phẩm kinh điển của họ..
- Vốn hay tư bản là một yếu tố được xem là ảnh hưởng nhiều nhất đến tăng trưởng kinh tế.
- tạo ra kiến thức mới - là một yếu tố tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ cho nền kinh tế (Aghion and Howitt, 1992).
- Lao động là yếu tố tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng.
- Nếu như Solow – Swan (1956) chỉ đề cập đến lao động đơn giản hay lao động thô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, thì các nhà kinh tế học theo thuyết tăng trưởng mới hay tăng trưởng nội sinh cho rằng lao động thô sẽ không giải thích được sự tăng trưởng dài hạn hoặc khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia.
- (1992) đã đề cập đến lao động có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm – gọi là vốn con người – vào trong mô hình tăng trưởng của Solow.
- Sự tăng trưởng của các quốc gia sẽ bị giới hạn bởi sự sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và lĩnh vực nông nghiệp sẽ không thoát khỏi quy luật lợi tức giảm dần do giới hạn về nguồn lực đất đai (Ricardo, 1817).
- Đất đai là nguồn lực chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia trong nền nông nghiệp tự cung – tự cấp (Todaro, 1969) hoặc giai đoạn sơ khai (Sung Sang Park, 1977)..
- Quá khứ và hiện tại đã cho thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và đất đai nói riêng không phải là nguồn lực ảnh hưởng quá lớn đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp..
- không có nguồn tài nguyên dồi dào, diện tích canh tác ít nhưng lại là những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, nền nông nghiệp phát triển như Israel.
- Công nghệ chính là yếu tố đã được đề cập đến trong hầu hết các lý thuyết tăng trưởng cổ điển, tân cổ điển hay tăng trưởng mới.
- Các nước nghèo có trình độ kỹ thuật sản xuất thấp kém có thể bắt chước công nghệ của các nước đi trước, và đây là giải pháp để các nước nghèo tăng trưởng kinh tế, bắt kịp các nước phát triển (Samuelson, 1962).
- Các nguồn lực sản xuất để tăng trưởng kinh tế bị giới hạn, vốn vật chất và lao động có thể giảm dần thì công nghệ là không giới hạn nên chính công nghệ là nhân tố tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ cho nền kinh tế.
- Trong nền nông nghiệp đa dạng, công nghệ sinh học làm gia tăng năng suất nông nghiệp và trong nền nông nghiệp phát triển cao nhất là thì vốn cùng công nghệ là hai yếu tố đóng góp chủ yếu vào sự gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp (Todaro, 1969;Sung Sang Park, 1977) và khi nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng vì không còn tình trạng dư thừa lao động ở khu vực nông nghiệp vì đã ứng dụng mức độ cao của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt trong phát triển nông nghiệp (Sung Sang Park, 1977)..
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài các yếu tố đầu vào cơ bản như lao động, vốn, đất, còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, nhất là nền nông nghiệp ở giai đoạn sơ khai.
- Đến giai đoạn phát triển, tăng trưởng nông nghiệp còn do gia tăng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng (Sung Sang Park, 1977)..
- Biến phụ thuộc là giá trị sản lượng nông nghiệp được quy đổi từ giá hiện hành theo giá so sánh năm 2010 theo Thông tư 02/2012/TT – BKHĐT của Bộ Kế hoạch bà Đầu tư ngày 04 tháng 4 năm 2012..
- Tổng cục Thống kê có công bố đầy đủ số liệu về sản xuất và đất nông nghiệp nhưng không có số liệu về tài sản cố định.
- Lao động nông nghiệp (1.000 người) bao gồm cả lượng lao động có trình độ học vấn khác nhau, được đào tạo và chưa được đào tạo.
- Diện tích đất nông nghiệp (1.000 ha) bao gồm diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm, diện tích đất canh tác có chất lượng đất khác nhau, được đầu tư và chưa được đầu tư hệ thống thuỷ lợi nội đồng..
- Các nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp từ những thập niên 1950 cho đến nay đã sử dụng các phương pháp tiếp cận và ước lượng khác nhau..
- Phương pháp hạch toán tăng trưởng đặt giả thiết là mối quan hệ giữa đầu ra (sản lượng) và các yếu tố đầu vào được liên kết qua một hàm sản xuất..
- Thông qua hàm sản xuất này mà ta tính toán được sự đóng góp của từng đơn vị đầu vào đến sự tăng trưởng của sản lượng đầu ra và phần dư không thể giải thích được, gọi là tăng trưởng các nhân tố tổng hợp (TFP).
- Khi đó TFP được sử dụng để đo lường tiến bộ công nghệ, chính là phần tăng trưởng của đầu ra mà không do các yếu tố đầu vào được đưa vào phân tích..
- Cách tiếp cận này được áp dụng từ những năm của thập niên 1970s để khắc phục những nhược điểm của phương pháp hạch toán tăng trưởng.
- Sau đó sử dụng phần dư Solow để ước lượng được TFP và từ đó tính toán được mức độ đóng góp của từng yếu tố sản xuất đến tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp..
- Tuy nhiên, theo Ricardo (1817), sự tăng trưởng của các quốc gia sẽ bị giới hạn bởi sự sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp sẽ không thoát khỏi quy luật lợi tức giảm dần do nguồn đất đai bị giới hạn.
- Đất đai là nguồn lực chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia trong nền nông nghiệp tự cung – tự cấp (Todaro, 1969) hoặc giai đoạn sơ khai (Sung Sang Park, 1977).
- Vì vậy, các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp đều đưa biến số đất đai vào mô hình ước lượng.
- Vì vậy, yếu tố đất được đưa vào vào hàm sản xuất Cobb – Douglas để ước lượng tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ.
- Trong đó: Y là tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (tỷ đồng).
- L là lượng lao động nông nghiệp (ngàn người).
- K là giá trị vốn đầu tư vào nông nghiệp (tỷ đồng).
- D là diện tích đất nông nghiệp (ha) A là hệ số tăng trưởng dự định, chính là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), là đại lượng đo lường yếu tố công nghệ hay chất lượng của tăng trưởng..
- Vậy, để tính tốc độ tăng TFP cần có số liệu về tốc độ tăng của giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng của vốn, lao động và đất trong nông nghiệp và tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đó.
- 4.1 Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn .
- Những điều kiện trên rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, tạo nên một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Vì vậy Cần Thơ có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, các loại cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản..
- Bảng 1: Tốc độ tăng trung bình của giá trị sản lượng nông nghiệp và các yếu tố đầu vào của nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn theo giá hiện hành.
- Đất nông nghiệp .
- Trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp Cần Thơ, trữ lượng vốn đầu tư là yếu tố đầu vào có mức tăng trưởng cao nhất.
- Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
- Lao động nông nghiệp nằm trong xu thế giảm do vấn đề cơ giới hoá, hoặc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, còn diện tích đất nông nghiệp cũng không phải là nguồn lực sản xuất có thể tăng vô hạn, cũng có thể nằm trong xu hướng giảm trong tương lai do quá trình đô thị hoá, hoặc thay đổi cơ cấu sản xuất – chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ.
- Riêng nguồn lực vốn là nguồn lực có thể tăng liên tục do sự tăng trưởng của nền kinh tế..
- 4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn .
- Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này sử dụng bốn chuỗi số liệu thời gian từ năm bao gồm một chuỗi phụ thuộc (GDP nông nghiệp) và ba chuỗi độc lập bao gồm vốn tích luỹ, lao động nông nghiệp và diện tích đất canh tác..
- Chính vì vậy, khi ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Chow (1960) để kiểm định xem sự kiện chia tách tỉnh như trên có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nông nghiệp của thành phố Cần Thơ hay không? Ý tưởng của kiểm định Chow là tách số liệu thành hai giai đoạn và kiểm định xem sự bằng nhau của các hệ số ước lượng giữa hai giai đoạn có sự khác biệt hay không.
- Nghĩa là việc chia tách tách tỉnh Cần Thơ năm 2004 không ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn .
- Trong nghiên cứu này, ước lượng hồi quy với số liệu thời gian được sử dụng để ước lượng hệ số đóng góp của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ.
- Bảng 5: Đóng góp của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn .
- Nhìn chung, tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn chủ yếu là do sự đóng góp của vốn đầu tư của nhà nước vào nông nghiệp (40,51.
- sự gia tăng và mở rộng diện tích đất canh tác đóng góp 15,45% vào sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, 10,67% tăng trưởng giá trị nông nghiệp là đo đóng góp của lao động, riêng các yếu tố tổng hợp đóng góp 33,28%..
- Lao động đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo xu hướng tăng dần theo thời gian.
- Điều này được giải thích như sau, thứ nhất, số liệu về lao động nông nghiệp trong nghiên cứu này bao gồm lao động có trình độ học vấn khác nhau, chưa được đào tạo, tập huấn và được đào tạo, tập huấn nhưng với những mức độ khác nhau.
- thứ hai càng ngày thì chất lượng lao động nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng càng được nâng cao do tăng thu nhập cũng như sự đầu tư của nhà nước vào giáo dục và y tế.
- Chính lượng lao động có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sức khoẻ tốt (vốn con người) tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ cho nền kinh tế và là yếu tố giải thích sự chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia.
- Trong các mô hình tăng trưởng có vốn con người như mô hình AK của Romer (1990, Lucas (1988), Barro (1991 và Rebelo (1991), nền kinh tế có đặc điểm là sản lượng tăng liên tục.
- Nên khi chất lượng lao động nông nghiệp thành phố Cần Thơ tăng, mức độ đóng góp của yếu tố này cũng tăng..
- Ngược lại, với yếu tố lao động là đất canh tác, mức độ đóng góp của yếu tố này đến tăng trưởng nông nghiệp lại giảm dần theo thời gian.
- Tuy nhiên, đất là nguồn tài nguyên có giới hạn và sẽ bị giảm chất lượng khi khai thác không có hiệu quả (Zepela, 2001), đồng thời diện tích đất nông nghiệp còn bị.
- Đó là những nguyên nhân làm giảm mức độ ảnh hưởng của đất canh tác đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ..
- Nông nghiệp Cần Thơ cũng không nằm ngoài đặc điểm của các nền nông nghiệp ở giai đoạn đang phát triển – tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào vốn đầu tư của nhà nước và tư nhân (Wang et al., 2015).
- Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn vốn là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất..
- Mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn là 33,28%, khá gần với tỷ lệ đóng góp của TFP cho toàn nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn là 29% trong nghiên cứu của Vũ Hoàng Linh (2007).
- 30,3% trong giai đoạn Ngô Quang Thành và Nguyến Tấn Vinh, 2013) và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng nông nghiệp miền Nam – Việt Nam giai đoạn là 14,85% (Que and Goletti, 2001).
- Ngoài trung tâm về kinh tế - xã hội thì Cần Thơ còn là trung tâm về văn hoá và khoa học kỹ thuật, khi tập trung nhiều cơ sở - trung tâm khoa học và giáo dục – đào tạo như Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Viện Công nghệ sinh học thuộc Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa Ô Môn, Viện Cây ăn quả Miền Nam….
- 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn vốn đóng góp vai trò rất lớn, tuy nhiên chỉ là do sự gia tăng về lượng vốn đầu tư hàng năm mà thôi.
- của việc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Cần Thơ..
- Sau yếu tố vốn, công nghệ là yếu tố đóng góp tiếp theo đến tăng trưởng nông nghiệp Cần Thơ..
- Trong nghiên cứu này, sự ảnh hưởng của công nghệ được định nghĩa là phần dư của mô hình Solow, chính điều này có thể thổi phồng vai trò của công nghệ đối với tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ, bởi vì phần dư này chính là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP.
- Tuy vậy, không thể phủ nhận vai trò của công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, sự tăng trưởng nông nghiệp không phải ở tăng trưởng tổng sản lượng mà là ở năng suất.
- Trong khi các nguồn lực khác là hữu hạn và theo quy luật biên giảm dần, chỉ có công nghệ mới tạo ra sự tăng trưởng liên tục.
- Trong tương lai, nhà nước cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học cho nông nghiệp ĐBSCL..
- Kết quả ước lượng cho thấy mức độ đóng góp của đất đai vào tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ giảm dần theo thời gian cùng với sự giảm xuống của diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp.
- Tỷ lệ đóng góp của yếu tố đất đến tăng trưởng nông nghiệp Cần Thơ giảm, điều đó thể hiện sự đóng góp của yếu tố này chủ yếu là lượng, chính vì vậy khi diện tích đất nông nghiệp giảm thì sự đóng góp của yếu tố này cũng giảm theo thời gian.
- Các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy vai trò to lớn của công tác thuỷ lợi trong gia tang cả về số lượng và chất lượng đất cho sản xuất nông nghiệp.
- Vì vậy, công tác thuỷ lợi càng có vai trò quan trọng không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà còn trong cuộc sống của người dân vùng đất này.
- Vì vậy, nhà nước vẫn cần quan tâm đến đầu tư thuỷ lợi trong tương lai, tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu đánh giá tác động kỹ của các công trình thuỷ lợi hiện nay cũng như tương lai không chỉ riêng về sản xuất nông nghiệp mà cần đánh giá tác động tổng thể..
- Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp Cần Thơ, lao động là yếu tố có mức ảnh hưởng thấp nhất.
- Điều đó phản ánh phần nào chất lượng của nguồn lao động cho phát triển nông nghiệp thành phố Cần Thơ.
- Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là mức độ đóng góp của yếu tố này tăng dần theo thời gian, cho thấy chất lượng của lao động nông nghiệp ngày càng được nâng cao.
- Đây là sự đầu tư quan trọng nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông nghiệp ĐBSCL trong sự hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt..
- Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO – thời cơ và thách thức.Nhà xuất bản lao động – xã hội.