« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở ĐỒNG BẰNG.
- Mục tiêu của đề tài nhằm mô tả thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
- Kết quả phân tích cho thấy rằng, thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp chiếm 95%.
- Nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp.
- Xuất phát từ một số vấn đề thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích số liệu thực tế cho thấy rằng để nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi cần sử dụng nguồn lực đất đai hợp lý, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ quá trình kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi nông nghiệp..
- Từ khoá: thu nhập, cơ cấu thu nhập, đa dạng thu nhập.
- nhiều hộ nông chăn nuôi gia cầm có xu hướng phát triển ngành nghề khác để giảm rủi ro, tăng hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập.
- Bài viết này cung cấp thông tin cơ cấu thu nhập, đa dạng thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm ở ĐBSCL..
- Phân tích cơ cấu thu nhập và sự đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm..
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm..
- Yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích của hộ, vay vốn, tỷ lệ lao động, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, kiểm dịch, SID, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập phi nông nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm..
- Đối với mục tiêu (1): sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA private) và phương pháp thống kê mô tả để phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm, ở ĐBSCL bao gồm các chi phí và doanh thu từ các hoạt động tạo thu nhập cho hộ như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi thuỷ sản, lương/làm thuê, kinh doanh.
- Chỉ số Simpson (Simpson Index of Diversity - SID) về đa dạng hóa được sử dụng để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ.
- Trong đó: P i là tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động thứ i..
- Đối với mục tiêu (2): Dùng phương pháp hồi quy và tương quan để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL.
- Mô hình hàm thu nhập có dạng tổng quát như sau:.
- Trong đó: Y: là thu nhập của nông hộ (đồng/hộ) b i : là tham số ước lượng.
- Đối với mục tiêu (3): Căn cứ kết quả phân tích của mục tiêu 1 và 2 đề ra giải pháp nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm.
- Từ bảng 1 ta thấy, tuổi trung bình chủ hộ là 46 tuổi, ở độ tuổi này chủ hộ có nhiều kinh nghiệm để quyết định các vấn đề trong gia đình, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến thu nhập của hộ, cũng như việc tham gia hay lựa chọn hoạt động mang lại thu nhập của hộ..
- Với việc nâng cao trình độ này rất có ý nghĩa trong việc nâng cao thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm.
- Diện tích trung bình trên hộ là khoảng 0,7 ha, nếu với số thành viên hộ trung bình là 4 thì diện tích trung bình trên nhân khẩu là 1.750 m 2 , với diện tích này thì việc sản xuất nông nghiệp của hộ có thể bị khan hiếm nếu chúng ta so sánh với diện tích bình quân trên người ở ĐBSCL là 2.300 m 2 , vì ở nông thôn thường lựa chọn hoạt động tạo thu nhập là trồng trọt và chăn nuôi.
- Tuy nhiên, có nhiều hộ chăn nuôi có ít đất sản xuất lại là động lực làm cho hộ phải tìm cách đa dạng nguồn tạo thu nhập mà không sử dụng đến đất nông nghiệp như những hoạt động phi nông nghiệp là buôn bán, hoặc đi làm thuê chẳng hạn và có thể từ những hoạt động này mà thu nhập của họ lại được cải thiện..
- 3.2 Cơ cấu thu nhập và sự đa dạng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL.
- Thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm có từ chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi ngoài gia cầm, trồng trọt, nuôi thuỷ sản, lương/làm thuê và kinh doanh.
- Đối với các hộ chăn nuôi thì thu nhập từ chăn nuôi gia cầm góp phần quan trọng trong tổng thu nhập của gia đình..
- Bảng 2: Cơ cấu thu nhập theo hoạt động của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL năm 2008 Đơn vị tính.
- Bảng 2 cho ta thấy, nguồn thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm có từ các hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi thủy sản, làm thuê, và từ kinh doanh.
- Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi có từ chăn nuôi gà, vịt, heo, bò, đây là những nguồn mang thu nhập phổ biến ở vùng nông thôn ĐBSCL, nhìn chung trong thu nhập từ chăn nuôi thì thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá cao.
- Hoạt động nuôi thủy sản gồm nuôi cá, nuôi tôm, một số hộ tranh thủ thời gian nông nhàn hoặc không có ruộng đất thì đi làm thuê, một số hộ khác ở vị trí thuận lợi thì buôn bán để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình..
- Ở vùng chăn nuôi gia cầm không bị ảnh hưởng cả dịch cúm tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi chiếm 74,87% (trong đó thu từ chăn nuôi gia cầm chiếm đến 67,57.
- đây là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân sống ở vùng nông thôn đặc biệt là ở ĐBSCL bởi điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc chăn nuôi gia cầm và gia súc.
- Thu nhập từ trồng trọt đứng thứ 2 sau chăn nuôi với tỷ trọng là 14,30%, đây cũng là những hoạt động phổ biến ở vùng nông thôn, nên được các hộ chăn nuôi.
- thuê, với thu nhập từ lương đây là nguồn thu nhập ít phổ biến đối với bản thân người chăn nuôi và hộ chăn nuôi gia cầm, bởi chúng ta thấy người nông dân với trình độ chưa đến cấp 2 nên họ không phù hợp lắm với hoạt động này, còn hoạt động làm thuê cũng có nhiều hộ lựa chọn nhưng chủ yếu là những công việc mang tính chất thời vụ như gieo sạ, phun xịt thuốc, làm cỏ, được thuê để đan đát, cắt lúa, nên thu nhập từ nguồn này cũng không cao.
- Những hộ chăn nuôi gia cầm cũng kết hợp thêm với hoạt động nuôi thuỷ sản nhưng họ lại không xem nguồn thu nhập này là nguồn thu nhập chính nên ít quan tâm đầu tư cho hoạt động này..
- Tương tự như vùng chăn nuôi không bị ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, các tỷ trọng từ nguồn thu nhập khác nhau ở vùng chăn nuôi bị ảnh hưởng dịch cúm cũng có thứ hạng tương tự.
- Thu nhập từ chăn nuôi, đến thu nhập từ trồng trọt, thu nhập từ lương/làm thuê, thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ nuôi thuỷ sản.
- Cho thấy ở vùng bị ảnh hưởng các tỷ trọng thu nhập có sự cân đối và do ở vùng này các hộ chăn nuôi lại có diện tích đất nhiều hơn nên họ cũng đầu tư và có thu nhập từ nguồn này cũng nhiều hơn..
- Tóm lại, hoạt động chăn nuôi là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân ở đây.
- Các hộ chăn nuôi cũng cần chú ý đầu tư các hoạt động khác, cân đối nguồn thu nhập để giảm bớt rủi ro do dịch cúm gia cầm.
- Hộ chăn nuôi và những người quản lý địa phương cần quan tâm đến hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với việc đưa ra giải pháp nâng cao thu nhập của hộ của bản thân hộ chăn nuôi và địa phương..
- Bảng 3: Tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL năm 2008.
- Qua bảng 3 ta thấy, thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi thuỷ sản, các dịch vụ trong nông nghiệp và làm thuê trong nông nghiệp..
- Những nguồn thu nhập còn lại ngoài các nguồn thu nhập nêu ở trên là thu nhập phi nông nghiệp.
- Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL, chiếm hơn 95% trong tổng thu nhập..
- Thu nhập từ phi nông nghiệp bao gồm mua bán nhỏ, làm công ăn lương, các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp như bán vật tư nông nghiệp, thú y, cho thuê máy móc, tỷ trọng nguồn thu nhập này chiềm chưa đến 5% tổng thu nhập..
- Bảng 4: Số hoạt động và tên hoạt động đem lại thu nhập cho hộ chăn nuôi gia cầm.
- Hoạt động của hộ chăn nuôi gia cầm.
- SID Chăn nuôi .
- Qua bảng 4 ta thấy, nhìn chung ở vùng không bị ảnh hưởng, các hộ chăn nuôi gia cầm đều có đa dạng nguồn thu nhập cho gia đình, số hộ có 1 hoạt động tạo thu nhập cho gia đình chiếm khoảng 32% trong tổng số hộ quan sát.
- Như vậy, có đến 68% hộ đa dạng nguồn thu nhập cho gia đình.
- Những hộ có thu nhập từ 4 hoạt động đều đa dạng theo hướng phi nông nghiệp..
- Số hộ có thu nhập từ 2 hoạt động chăn nuôi và trồng trọt chiếm tỷ trọng cao 31,54% ở vùng không bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và 57,26% ở vùng bị ảnh hưởng.
- Ngoài 2 hoạt động là chăn nuôi và trồng trọt thì số hộ có 2 hoạt động từ chăn nuôi và lương/làm thuê chiếm tỷ trọng cao thứ 2, ở vùng nông thôn, ngoài thời gian chăm sóc đàn vật nuôi thì người nông dân có thể tận dụng lúc nhàn rỗi để đi làm thuê như làm đất, làm cỏ vườn, một số người phụ nữ khéo tay có thể tham gia đan đát lục bình, nhưng thu nhập từ những công việc này không thường xuyên vì chủ yếu là công việc theo thời vụ..
- Chỉ số SID thể hiện tính đa dạng nguồn thu nhập của hộ chăn nuôi, vì vậy chỉ số SID tăng khi số hoạt động tạo thu nhập tăng.
- Khi thu nhập của hộ chăn nuôi có từ 2 hoạt động thì chỉ số SID là 0,321 và SID tăng đến 0,488 khi hộ có 3 hoạt động tạo thu nhập và ở nhóm hộ có 4 hoạt động thì SID là 0,580.
- Nhìn chung, thì hộ chăn nuôi gia cầm đều chọn cho gia đình một hoạt động tạo thu nhập chính và tập trung đầu tư vào hoạt động đó vì thế tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động mà hộ chăn nuôi lựa chọn không cân đối, thông qua chỉ số SID ta có thể nhận biết rõ điều này.
- Chẳng hạn, ở nhóm hộ chăn nuôi gia cầm có thu nhập có 2 hoạt động, chỉ số SID sẽ tiến đến 0,5 nếu tỷ trọng thu nhập của 2 hoạt động này cân đối.
- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy SID của nhóm hộ có 2 hoạt động là 0,321 cho thấy tỷ trọng thu nhập từ các nguồn thu nhập có sự chênh lệch..
- 3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm Các biến độc lập được đưa vào đến trong mô hình là: trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích của hộ, hộ có vay vốn hay không, tỷ lệ lao động, vùng chăn nuôi có bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, đàn vật nuôi có được kiểm dịch, hệ số sid, thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, thu nhập từ chăn nuôi ngoài gia cầm, thu nhập thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp..
- Để biết được các biến độc lập nào sẽ ảnh hưởng đến biến thu nhập của các hộ chăn nuôi, ta hãy xem bảng sau:.
- Bảng 5: Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân trên lao động.
- Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm Thu nhập từ chăn nuôi khác .
- Thu nhập phi nông nghiệp R 2 : 0,937 Sig.F: 0,000.
- Từ bảng 5 ta có mô hình thu nhập như sau:.
- Tổng thu nhập trình độ học vấn của chủ hộ Tổng diện tích của hộ Vay vốn Tỷ lệ lao động Ảnh hưởng dịch cúm gia cầm Kiểm dịch SID + 1,010 Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm + 1,165 Thu nhập từ chăn nuôi khác + 1,017 Thu nhập phi nông nghiệp..
- Hệ số R 2 là 93,7% ta có thể kết luận biến động của tổng thu nhập được giải thích bởi sự thay đổi của các yếu tố ước lượng ở mức độ là 93,7%..
- Kết quả hồi quy như sau: trong các biến độc lập đưa vào mô hình thì có 5 biến là có ý nghĩa: tổng diện tích của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập phi nông nghiệp..
- Biến tổng diện tích đất sở hữu của hộ có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của hộ chăn nuôi ở mức ý nghĩa 1%.
- Trong điều kiện các biến độc lập khác cố định khi diện tích đất của hộ tăng 0,1 ha thì tổng thu nhập sẽ tăng 2,56 triệu đồng/năm hay khoảng 210.000 đồng/tháng.
- Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất, khi hộ chăn nuôi có diện tích đất càng nhiều thì càng thuận lợi và chủ động trong việc lựa chọn hay tham gia hoạt động tạo thu nhập mà họ cho là phù hợp với điều kiện gia đình..
- Biến giả hộ có hay không có vay vốn (chính thức và cả phi chính thức) hay không với hệ số tương quan là ở mức ý nghĩa 10%, cho ta biết là biến vay vốn có mối quan hệ cùng chiều với tổng thu nhập của hộ, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi hộ chăn nuôi có sử dụng vốn vay thì sẽ làm tăng tổng thu nhập của hộ.
- Bất kỳ hoạt động nào để tạo thu nhập cũng cần có nguồn vốn đủ lớn để làm cho hoạt động được thông suốt có như vậy việc đầu tư mới có hiệu quả..
- Biến giả có kiểm dịch đàn vật nuôi hay không có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm với hệ số tương quan là ở mức ý nghĩa 5%.
- Mà chăn nuôi gia cầm là hoạt động phổ biến của các hộ nông dân ở ĐBSCL (có thể là thu nhập chính hoặc là thu nhập phụ) vì vậy mà giá bán sản phẩm vẫn ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập chăn nuôi và tổng thu nhập..
- Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm: biến này có ý nghĩa thống kê với mức 1%, với hệ số tương quan là 1,010 có nghĩa là biến độc lập này đồng biến với tổng thu nhập của hộ và khi thu nhập từ chăn nuôi gia cầm của hộ tăng lên 1 đồng thì tổng thu nhập tăng lên là 1,010 đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Như vậy, nguồn thu nhập này có vai trò khá quan trọng trong việc làm tăng tổng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm và từ đây chúng ta có thể đưa ra giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi..
- Thu nhập từ chăn nuôi khác: biến này có ý nghĩa thống kê với mức 1%, với hệ số tương quan là 1,165 có nghĩa là biến độc lập này đồng biến với tổng thu nhập của.
- Như vậy, cũng như nguồn thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, nguồn thu nhập từ chăn nuôi khác góp phần quan trọng trong việc làm tăng tổng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm và từ đây chúng ta có thể đưa ra giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi..
- Với hệ số tương quan 1,017 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của hộ chăn nuôi..
- Thu nhập được tạo ra từ phi nông nghiệp được cho là nhẹ nhàng hơn hoạt động nông nghiệp..
- 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Khi phân tích ta thấy, có sự khác biệt về thu nhập giữa nhóm hộ ở vùng bị và không bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, ở vùng không bị ảnh hưởng thì tổng thu nhập bình quân của hộ cao hơn những hộ ở vùng bị ảnh hưởng.
- Do đó, để tăng thu nhập của hộ chăn nuôi thì ở địa phương và bản thân của người chăn nuôi gia cầm phải tuân theo các quy định về phòng dịch cúm gia cầm để hạn chế đến mức thấp nhất có thể xảy ra dịch cúm gia cầm.
- Tìm hiểu và tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp phù hợp với điều kiện nguồn lực của gia đình, vì đây là nguồn tạo thu nhập không phải bỏ nhiều công chăm sóc vất vả.
- Người chăn nuôi nên quan tâm đến hoạt động phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập cho gia đình..
- Tham gia các lớp tập huấn, học hỏi kỹ thuật mới, vì hộ không thể quyết định tham gia hoạt động tạo thu nhập mà chỉ làm theo hàng xóm do mỗi hộ chăn nuôi sẽ có điều kiện nguồn lực khác nhau.
- Cần đa dạng hoá nguồn thu nhập và phải cân đối tỷ trọng nguồn thu nhập này, như vậy mới có thể phân tán được rủi ro, và hạn chế sự ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm..
- Nguồn lực đất đai là nguồn lực quan trọng để tạo thu nhập cho các hộ chăn nuôi gia cầm.
- Tuy nhiên, việc tích lũy đất gặp khó khăn trong thời gian gần đây vì theo thống kê ở nước ta hiện nay diện tích canh tác đất ngày càng bị thu hẹp, vì vậy việc quan trọng ở đây là hộ chăn nuôi phải biết sử dụng quỹ đất đai một cách hợp lý đồng thời lựa chọn những hoạt động tạo thu nhập phù hợp với quỹ đất đai của hộ..
- Thu nhập từ chăn nuôi gồm chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi khác có vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở nông thôn, hộ chăn nuôi cũng cần quan tâm đến nguồn thu nhập này.
- Hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL có thu nhập từ nhiều hoạt động khác nhau: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi thủy sản, lương/làm thuê và kinh doanh.
- Trong chăn nuôi thì có chăn nuôi gia cầm và gia súc, thu nhập từ hoạt động chăn nuôi gia cầm có thể là nguồn thu nhập chính hay nguồn thu nhập phụ tùy theo điều kiện nguồn lực mà hộ..
- Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, hộ chăn nuôi gia cầm ngày càng quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập, tham gia nhiều hoạt động khác nhau.
- Tuy nhiên, việc đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm chủ yếu là tự phát dựa trên kinh nghiệm bản thân hoặc làm theo những người hàng xóm vì vậy đa dạng thu nhập chưa đạt hiệu quả.
- Thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: tổng diện tích đất sở hữu của hộ, hộ có vay vốn để đầu tư hay không, đàn vật nuôi có được kiểm dịch hay không, thu nhập từ hoạt động chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ hoạt động chăn nuôi khác và thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp.
- Dựa vào những yếu tố này là cách tốt nhất để hộ nâng cao thu nhập và cũng là cơ sở để chính quyền địa phương đề ra những chính sách thích hợp để nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi gia cầm ở địa phương mình..
- “Thu nhập và đa dạng hoá thu nhập của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tr 176.
- Vũ Ánh Tuyết (2007), Phân tích thực trạng đa dạng hoá thu nhập của nông hộ tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, luận văn thạc sĩ kinh tế, Tr 20-21