« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích các yếu tố Ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy sản Ở tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA TRANG TRẠI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH KIÊN GIANG Trần Ái Kết 1 và Nguyễn Thành Tích 2.
- Trang trại, Nuôi trồng thủy sản, Tín dụng thương mại, Kiên Giang.
- Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Mô hình hồi qui Logit nhị phân được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tín dụng thương mại và mô hình hồi qui Tobit được vận dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng thương mại của trang trại.
- Kết quả Phân tích hồi qui mô hình logit cho biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tín dụng thương mại của trang trại, bao gồm: giới hạn tín dụng ngân hàng, chào hàng, quan hệ quen biết, thói quen mua chịu, có tiết kiệm và tuổi chủ trang trại..
- Phân tích hồi qui mô hình Tobit cho biết một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng thương mại của trang trại, bao gồm: giới hạn tín dụng ngân hàng, có tiết kiệm, có lợi nhuận và chi phí nuôi trồng thủy sản của trang trại..
- Nghị quyết 03/2000/NQ/CP ngày 2/2/2000 của chính phủ đã xác định: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình.
- Cũng như các tổ chức sản xuất hàng hóa khác, để có đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, trang trại hộ gia đình.
- Tuy nhiên, ở nước ta cho tới gần đây chỉ có một vài nghiên cứu về TDTM trong sản xuất nông nghiệp cũng như của kinh tế trang trại (KTTT).
- Để góp phần nhận thức về TDTM của kinh tế trang trại, chúng tôi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới TDTM của các trang trại nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở tỉnh Kiên Giang.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định: (1) Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng TDTM của trang trại và (2) Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng vốn TDTM của trang trại..
- Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận về TDTM của Peterson và Rajan (1997), đồng thời vận dụng mô hình nghiên cứu thực tiễn của Gustafson (2004) để phân tích thực trạng sử dụng TDTM của các trang trại NTTS ở tỉnh Kiên Giang..
- Cơ sở dữ liệu được sử dụng cho phân tích là thông tin từ khảo sát ngẫu nhiên (theo phân cụm) 150 trang trại nuôi tôm nước lợ ở tỉnh Kiên Giang năm 2011, bao gồm 50 trang trại ở huyện Kiên Lương, 50 trang trại ở huyện An Biên, và 50 trang trại ở huyện An Minh..
- Mô hình hồi qui Logit nhị phân được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng TDTM và mô hình hồi qui Tobit được vận dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lượng vốn TDTM của trang trại.
- 2 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA TRANG TRẠI NTTS Ở TỈNH KIÊN GIANG.
- Sự phát triển của kinh tế trang trại ở Kiên Giang, trong đó có nhiều trang trại NTTS, bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn tín dụng ngân hàng (TDNH) còn có sự góp phần đáng kể của nguồn TDTM..
- 2.1 Thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của trang trại.
- Sử dụng TDTM của các trang trại NTTS ở Kiên Giang phổ biến dưới hình thức mua chịu (mua trả chậm) các yếu tố đầu vào: con giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản (TYTS), hoá chất.
- Thống kê số trang trại sử dụng TDTM của các trang trại NTTS ở tỉnh Kiên Giang được thể hiện ở Bảng 1 và Bảng 2..
- Bảng 1: Thống kê số trang trại mua chịu các yếu tố đầu vào.
- Mua chịu Số trang trại Tỷ lệ.
- Theo số liệu ở Bảng 1, trong năm 2011 có tới 50,7 % số trang trại được khảo sát có mua chịu các yếu tố đầu vào, chứng tỏ sử dụng TDTM của các trang trại NTTS ở Kiên Giang là khá phổ biến.
- Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, số tiền mua chịu của mỗi trang trại khá lớn, bình quân 28,27 triệu đồng, trong đó mua chịu trung bình hơn 6 triệu đồng con giống.
- Tuy nhiên độ lệch chuẩn giá trị con giống, thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản mua chịu khá cao, cho thấy có sự chênh lệch lớn về lượng TDTM giữa các trang trại NTTS..
- Số liệu điều tra chứng tỏ TDTM là nguồn tín dụng quan trọng của các trang trại NTTS ở tỉnh Kiên Giang.
- Để đánh giá đầy đủ thực trạng sử dụng.
- TDTM của các trang trại, rất cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng TDTM và lượng TDTM của trang trại NTTS..
- 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tín dụng thương mại của trang trại.
- Một trang trại có thể sử dụng hay không sử dụng TDTM phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Biến phụ thuộc là biến nhị phân: có sử dụng (1) và không sử dụng (0).
- Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng TDTM của các trang trại NTTS ở Kiên Giang chúng tôi vận dụng mô hình hồi qui logit nhị phân (Binary Logistic) được đề cập bởi Greene (2003)..
- Mô hình nghiên cứu:.
- Biến phụ thuộc trong mô hình là khả năng sử dụng TDTM của trang trại nuôi trồng thủy sản, biến phụ thuộc được giải thích như sau:.
- Y = 1 khi trang trại nuôi trồng thủy sản có sử dụng tín dụng thương mại.
- Y = 0 là trang trại không sử dụng tín dụng thương mại..
- Tỷ lệ nợ trang trại (X 1.
- Tỷ lệ nợ của trang trại được xác định bằng tỷ số giữa tổng vốn tín dụng (tín dụng ngân hàng và TDTM) với tổng giá trị tài sản của trang trại.
- Giới hạn tín dụng ngân hàng (X 2.
- Phản ánh trang trại nộp hồ sơ vay vốn nhưng không được vay hoặc được vay nhưng lượng vốn vay không đáp ứng đủ theo đề nghị vay.
- Chào hàng (X 3 ) –Trường hợp các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chào hàng cho trang trại NTTS mua hàng hóa của họ.
- Phản ánh trang trại có quen với doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào qua nhiều lần mua bán.
- Cho biết trang trại thường xuyên mua chịu các yếu tố đầu vào và do đã sử dụng hình thức này hằng năm nên không thể thay đổi.
- Biến có tiết kiệm là biến Dummy với giá trị 1 cho biết trang trại có tiết kiệm và bằng 0 chứng tỏ trang trại không tiết kiệm.
- Có lợi nhuận trước năm điều tra của trang trại là biến Dummy: có giá trị bằng 1 là trang trại có lợi nhuận và bằng 0 khi trang trại không có lợi nhuận.
- Phản ánh giới tính của chủ trang trại.
- Đây là biến Dummy nhận giá trị 0 nếu chủ trang trại là nữ, nhận giá trị 1 nếu chủ trang trại là nam.
- Thể hiện số năm đi học của chủ trang trại.
- Tuổi (X 10 ) –Các chủ trang trại lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm quản lý và kỹ năng sản xuất, có uy tín và quen biết nên dễ dàng tiếp cận sử dụng vốn tín dụng thương mại so với chủ trang trại trẻ tuổi.
- Biến này có giá trị bằng 1 nếu chủ trang trại có địa vị xã hội, chính trị.
- Chi2 = 0,000 các yếu tố trong mô hình đều có tác động đến khả năng sử dụng TDTM của trang trại.
- Tỷ lệ nợ của trang trại X .
- Giới tính của chủ trang trại X .
- Trình độ học vấn của chủ trang trại X .
- Tuổi của chủ trang trại X .
- Giới hạn tín dụng ngân hàng, với mức ý nghĩa.
- 1% và cho thấy mối tương quan thuận giữa giới hạn TDNH với khả năng sử dụng TDTM của trang trại.
- Hơn nữa, với tác động biên (dY/dX) là 0,499 cho thấy trang trại bị giới hạn TDNH có khả năng sử dụng TDTM cao hơn 49,9%.
- so với trang trại không bị giới hạn TDNH khi các yếu tố khác không đổi.
- Kết quả này phù hợp với quan điểm về sự thay thế: khi người vay bị giới hạn TDNH có xu hướng sử dụng TDTM nhiều hơn (Danielson và Scott, 2004 và Fabbri và Menichini, 2005).
- 10%, với cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa biến chào hàng và khả năng sử dụng TDTM của trang trại.
- Với tác động biên 0,2467, cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi, khi có chào hàng sẽ làm tăng khả năng sử dụng TDTM của trang trại cao hơn 24,67% so với trang trại không được chào hàng.
- 5%, với cho thấy quan hệ quen biết giữa nhà cung cấp và trang trại có tác động thuận đến khả năng sử dụng TDTM.
- Trang trại có sự quen biết với nhà cung cấp có khả năng sử dụng TDTM cao hơn trang trại không có sự quen biết, theo kết quả mô hình là cao hơn 24,25% (tác động biên 0,2425).
- 10% và chứng tỏ thói quen mua chịu là yếu tố có tác động thuận đến khả năng sử dụng TDTM.
- Bên cạnh đó, tác động biên là 0,2044 cho biết trong khi các yếu tố khác không đổi, trang trại có thói quen mua chịu khả năng sử dụng TDTM cao hơn 20,44% so với các trang trại không có thói quen mua chịu.
- 6 = 0,9649 cho biết trang trại có tiết kiệm có khả năng sử dụng TDTM cao hơn so với trang trại không có tiết kiệm.
- Hơn nữa, tác động biên 0,2361 cho thấy khả năng sử dụng TDTM của trang trại có tiết kiệm cao hơn 23,61% so với trang trại không tiết kiệm khi các yếu tố khác không đổi.
- 1% và hệ số cho biết tương quan thuận giữa tuổi của chủ trang trại và khả năng sử dụng TDTM của trang trại.
- Giá trị tác động biên 0,0298 nói lên rằng nếu tuổi của trang trại tăng thêm 1 đơn vị thì khả năng sử dụng TDTM của trang trại tăng lên là 2,98% khi các yếu tố khác không đổi.
- khi tuổi của chủ trang trại càng cao thì số năm kinh nghiệm càng nhiều, và do đó khả năng thất bại trong sản xuất là nhỏ..
- Ngoài ra, một số yếu tố khác có ảnh hưởng tới khả năng sử dụng TDTM của trang trại NTTS ở Kiên Giang: tỷ lệ nợ, có lợi nhuận, giới tính, trình độ học vấn và vị trí xã hội của chủ trang trại, tuy nhiên ảnh hưởng ở mức chưa có ý nghĩa thống kê..
- 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng tín dụng thương mại của trang trại.
- Mức độ sử dụng TDTM được đo lường bằng lượng giá trị mua chịu các yếu tố đầu vào.
- Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn TDTM của trang trại, nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy Tobit..
- Y là lượng tín dụng thương mại, là biến phụ thuộc và được tính bằng tỷ lệ giá trị tín dụng thương mại trên giá trị tổng tài sản của trang trại..
- Giới hạn tín dụng ngân hàng (X 1.
- Giới hạn tín dụng ngân hàng là biến Dummy (=1: bị giới hạn, =0: không bị giới hạn).
- Tài sản của trang trại (X 2.
- Tài sản của trang trại là tổng giá trị tài sản của trang trại.
- Có tiết kiệm là biến Dummy với giá trị 1 cho biết trang trại có tiết kiệm.
- và bằng 0 chứng tỏ trang trại không tiết kiệm.
- Nếu tổng chi phí nuôi trồng lớn cho thấy trang trại cần nhiều vốn dẫn đến sẽ cần lượng vốn lớn tín dụng thương mại.
- Tổng thu nhập bình quân của trang trại năm trước điều tra..
- Trình độ học vấn của chủ trang trại.
- Trang trại phải cần nguồn vốn lớn do đó kỳ vọng biến này có tác động dương đến lượng vốn tín dụng thương mại..
- Trang trại có tiết kiệm, có lượng TDTM ít hơn so với trang trại không tiết kiệm.
- Điều này có nghĩa là các trang trại có tiết kiệm thì có nhu cầu về lượng TDTM ít hơn mặc dù khả năng sử dụng TDTM là cao được chứng minh theo mô hình Logistic nhị phân.
- chứng tỏ chi phí sản xuất có tác động thuận đến lượng TDTM của trang trại.
- Bảng 4: Kết quả hồi qui mô hình Tobit các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tín dụng thương mại của trang trại.
- Tài sản của trang trại X .
- Tổng thu nhập bình quân của trang trại X .
- Diện tích mặt nước của trang trại X .
- Ngoài ra, một số yếu tố khác: Giới hạn TDNH, tài sản của trang trại, diện tích mặt nước của trang trại và trình độ học vấn của chủ trang trại NTTS ở Kiên Giang.
- Dựa trên cơ sở lý luận về TDTM, đồng thời vận dụng mô hình nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của trang trại NTTS ở tỉnh Kiên Giang..
- Phân tích thông tin từ các trang trại được khảo sát cho thấy mua chịu con giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản là khá phổ biến, hơn nữa, giá trị mua chịu cũng khá cao, nhất là giá trị thức ăn thủy sản..
- Phân tích hồi qui mô hình logit cho biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng sử dụng TDTM của trang trại, bao gồm: giới hạn tín dụng ngân hàng, chào hàng, quan hệ quen biết, thói quen mua chịu, có tiết kiệm và tuổi chủ trang trại..
- Phân tích hồi qui mô hình Tobit cho biết một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng vốn TDTM của trang trại, bao gồm: giới hạn tín dụng ngân hàng, có tiết kiệm, có lợi nhuận và chi phí NTTS của trang trại..
- trọng của kinh tế trang trại trong điều kiện TDNH bị giới hạn..
- Để phát triển kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại NTTS nói riêng, cần nhận thức đúng về vai trò của TDTM, đồng thời chú ý đầy đủ tới các nhân tố ảnh hưởng để có các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý TDTM của trang trại..
- yếu về vốn tín dụng của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh, Luận án Tiến sĩ kinh tế LA04.15059, Thư viện quốc gia Việt Nam.