« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng Ngữ văn 11.
- Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ kể về đám ma của cụ cố Tổ.
- Đám ma là sự mất mát về người và tình cảm nhưng lại được tổ chức linh đình, hoành tráng như những đám hội, cuộc đưa tiễn tập thể đầy lố lăng nửa Tây nửa Ta đồi bại, giả dối của xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Cảnh “đám ma gương mẫu” không chỉ mang đến tiếng cười hài hước, hóm hỉnh mà tiếng khóc than của những giá trị đạo đức bị băng hoại.
- Nghịch lí của đoạn trích được thể hiện ngay trong nhan đề của chương “Hạnh phúc của một tang gia”, từ bao giờ mà một đám tang lại có thể mang đến niềm hạnh phúc cho con người? Đó chẳng phải nghịch lí khác người, khác thường hay sao? Tuy nhiên, theo dõi toàn bộ chương truyện ta lại thấy nhan đề tác phẩm không thể phù hợp hơn với những cái lố lăng, kệch cỡm diễn ra trong đám ma của cụ cố Tổ..
- Thông thường, đám tang cần đảm bảo không khí nghiêm trang để thể hiện tình cảm, sự kính yêu đối với người đã mất.
- Đám tang của cụ cố Tổ lại thật đặc biệt với những nghi thức lạ lùng, không khí náo nhiệt như trong đám hội.
- Nghi lễ đám ma có sự xuất hiện theo lối Tây, Ta, Tàu, tiếng khóc của người thân trong gia đình thì chìm nghỉm trong tiếng nói chuyện, cười đùa đầy lố lăng của đám thanh niên nam nữ, của những người tham dự đám ma.
- Đám ma dường như mất đi không khí thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn, nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo..
- Tác giả Vũ Trọng Phụng cũng thể hiện sự chua xót thông qua lời văn bỡn cợt, hóm hỉnh: “Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”..
- Cụ cố Hồng vui mừng, hạnh phúc vì được mặc áo xô gai, chống gậy nhưng đến khi hạ huyết cũng đã dốc hết sức để diễn vai của một người con có hiếu, cố Hồng khóc đến lả người đi..
- Trong không khí huyên náo ấy còn xuất hiện một tiếng khóc đặc biệt khiến người đọc cười ra nước mắt, đó chính là tiếng khóc của Phán mọc sừng, vốn là cháu rể của người mất.
- Có thể nói, đám ma của cụ cố Tổ là “đám ma gương mẫu”, đám ma có một không hai nơi phơi bày đến tận cùng những cái xấu xa, giả tạo của những con người thuộc tầng lớp trên của xã hội..
- Tác phẩm với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia - miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 - 45 của thế kỉ XX.
- Hạnh phúc của một tang gia, nhà có tang lại là niềm hạnh phúc, cái hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu.
- Cái đám ma này bề ngoài thì thật long trọng, nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng.
- Đám ma to tát, đi đến đâu là huyên náo đến đó.
- Sau thời gian bối rối của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất - ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội.
- Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu.
- Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy..
- Cả thành phố nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng....
- Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than thở việc vợ béo, chồng gầy.
- Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn.
- Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại Đám cứ đi..
- Và ông nhận xét: Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu..
- Đỉnh cao của màn kịch trào phúng của cái đám ma chính là cảnh hạ huyệt.
- Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên nhưng ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn.
- Cụ cố Hồng thì ho khạc, mếu máo và ngất đi..
- Chất bi hài của cảnh đám ma khiến người đọc cười ra nước mắt.
- Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng, ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt.
- Nhưng thực ra đó là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười nên không ra khóc mà cùng chẳng ra cười.
- Đó phải chăng là tiếng khóc thương người đã khuất ? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mắt mọi người kiểu như hất! hất! hất.
- Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch.
- Vũ Trọng Phụng là một trong số những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX với ngòi bút trào phúng sắc sảo bậc thầy.
- Có thể nói tiểu thuyết Số đỏ là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông.
- Toàn bộ tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt của tầng lớp thị dân thành thị và dường như tất cả những điều đó đã được kết tinh một cách trọn vẹn trong chương sách Hạnh phúc của một tang gia.
- Đọc Hạnh phúc của một tang gia chắc hẳn bạn đọc sẽ không thể nào có thể quên được cảnh "đám ma gương mẫu".
- của cụ cố Hồng..
- Trước hết, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã quan sát một cách tỉ mỉ, chi tiết và vẽ nên bức tranh cảnh đưa đám cụ cố Tổ với nhiều nét lố bịch, đấy là một đám ma to nhất Hà thành và náo nhiệt như một đám hội.
- Lẽ thường, nơi đám ma bao giờ người ta cũng cảm nhận được cái không khí hiu quạnh, buồn thương, tiếc nuối ấy vậy mà, giờ đây, cảnh đưa tang của cụ cố tổ mới thật khác người.
- Một cái đám ma.
- "lốc bốc xoảng, bú-dích và vòng hoa, có cả vài ba trăm người đi đưa,...".
- Có lẽ, ở cái đất này, chưa có ai có cái đám tang to như thế, to đến mức có thể khiến cho.
- "người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười.".
- Đấy là một cách nói đầy mỉa mai của tác giả bởi cả nhà cụ cố Hồng đã biến cái đám ma của cụ cố Tổ trở thành nơi để khoe giàu sang, tiền của.
- Cảnh đưa tang đã không còn sự tĩnh lặng, ảm đạm, thê lương khi mất đi một người thân yêu mà thay vào đó như một đám hội, nhộn nhịp "đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy.".
- Thêm vào đó, cái lố lăng, đầy nghịch lí của đám đưa tang còn được tác giả khắc họa rõ nét qua hình tượng những người tham dự đám tang.
- Dường như, đám tang đã trở thành dịp để Tuyết chứng minh với mọi người mình vẫn còn trinh chứ không phải là người hư hỏng.
- Đó còn là những người bạn của cụ cố Hồng, "ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,...trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn,..."..
- Có lẽ với những người bạn thân của cụ cố Hồng, đám ma đã trở thành nơi để họ khoe và thi huy hiệu, thi râu.
- họ là những người tân thời ấy vậy mà ngay trong đám tang của người chết, họ lại "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám"..
- Thêm vào đó, điệp khúc "đám cứ đi...".
- Để rồi, đằng sau cái điệp ngữ ấy, đằng sau cái dòng người đông đúc đang đi đưa đám ấy người ta nhận thấy cái bộ mặt lố bịch, giả dối của họ với vẻ ngoài có vẻ đượm buồn nhưng từ sâu trong họ lại là một niềm sung sướng, khoan khoái khác thường..
- Đặc biệt, cảnh đám tang còn để lại ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc với người đọc ở cảnh hạ huyệt.
- Cảnh hạ huyệt như một màn hài kịch mà ở trên sân khấu ấy mọi người đang cố hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình.
- Cậu Tú tân đang biểu diễn vai diễn của một người thợ chụp ảnh, cố dàn dựng để tất cả mọi người có thể hoàn.
- thành vai diễn của mình "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ,...để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm.".
- Thêm vào đó, để lại ám ảnh sâu sắc với bạn đọc ở cảnh hạ huyệt còn là tiếng khóc.
- "hứt...hứt...hứt...".
- của ông Phán mọc sừng.
- Người ta sẽ nghĩ tiếng khóc ấy ẩn chứa bao nỗi buồn, bao niềm xót thương với người ra đi, nhưng không, tiếng khóc ấy là cách để ông Phán giấu đi một thương vụ mua bán, trao đổi với Xuân Tóc Đỏ.
- Và như vậy, với ngòi bút trào phúng bậc thầy của mình, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên cảnh hạ huyệt với đầy rẫy những trò bịp bợm, tất cả như một vở hài kịch mà mỗi người đều có cho mình một mục đích riêng..
- Tóm lại, với ngòi bút châm biếm sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa thành công cảnh đám tang của cụ cố Hồng, qua đó cho thấy bộ mặt đểu cáng, bịp bợm đầy những dối gian của những con người trong xã hội thượng lưu thời bấy giờ..
- Vũ Trọng Phụng đã từng tuyên bố : ".
- Hạnh phúc của một tang gia trích từ tiểu thuyết".
- Tác phẩm đã vẽ ra một đám ma gương mẫu nhưng thực chất là sự suy đồi đạo đức của giai cấp vốn được xếp vào tầng lớp thượng lưu.
- Đó là con cháu trong gia đình cụ cố Hồng..
- Chương XV của tác phẩm với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia – miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 – 45 của thế kỉ.
- Đọc tên chương – Nguyên văn trong tác phẩm là: Hạnh phúc của một tang gia – một cái đám ma gương mẫu… chúng ta không khỏi bật cười bởi cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn.
- Nội dung sự việc là một việc đau đớn, bất hạnh.
- Vậy mà tang gia lại có hạnh phúc! Việc tang là nghi lễ thiêng liêng, cần trang trọng, vậy mà ngôn từ dành cho cái việc đại hiếu của một gia đình như gia đình cụ cố Hồng lại hỗn độn, pha trộn tùy tiện chữ Hán, chữ Nôm, nào hạnh phúc, nào tang gia, nào văn minh, gương mẫu, cứ như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Cái sự đùa vui ấy mở màn cho vở hài kịch mà trên sân khấu hiện thật rõ hai trạng huống nực cười: đám tang nhưng không phải là đám tang, nó là một đám….
- Sau thời gian bối rối theo lẽ thường tình của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất – ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội.
- Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy.
- Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con.
- người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn.
- Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại đám cứ đi.
- Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên những ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn.
- Đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng là đám ma có một không hai không chỉ nó to nhất Hà thành xưa nay mà vì những diễn biến của đám tang đó, những màn kịch đã xuất hiện.
- Ta như có cảm tưởng Vũ Trọng Phụng đang chứng kiến cái đám tang đó và tường thuật lại cho người đọc một cách chi tiết về nó với một nụ cười châm biếm mỉa mai.
- Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao